Khám Rối Loạn Tiền Đình Ở Khoa Nào? Gồm Những Gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Rối loạn tiền đình là căn bệnh xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở người trưởng thành, độ tuổi trung niên. Bệnh lý này hoàn toàn có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và áp dụng phác đồ phù hợp. Vậy nên khám rối loạn tiền đình ở khoa nào? Các bước thăm khám và điều trị gồm những gì? 

Khám rối loạn tiền đình ở khoa nào?
Khám rối loạn tiền đình ở khoa nào? Khám những gì?

Những điều cần biết về bệnh rối loạn tiền đình 

Tiền đình là bộ phận nằm ở phía sau ốc hai bên tai, nó có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tư thế thăng bằng của cơ thể và phối hợp với các cơ quan khác như mắt, tay, chân, thân mình… để thực hiện các động tác phức tạp. Và rối loạn tiền đình là tình trạng suy giảm những chức năng này do hệ tiền đình thuộc dây thần kinh số 8 bị tác động tổn thương. 

Các chuyên gia chia rối loạn tiền đình làm hai loại chính gồm: rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Mỗi thể bệnh sẽ có nguyên nhân và triệu chứng bệnh khác nhau. Cụ thể như sau: 

Rối loạn tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình ngoại biên là thể bệnh phổ biến hơn hẳn với tỷ lệ 90 – 95% các trường hợp mắc bệnh. Các triệu chứng của bệnh khá nghiêm trọng và nhiều nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Điển hình như:

  • Xuất hiện những cơn đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, cảm giác đầu óc quay cuồng, đồ vật xoay xung quanh khiến người bệnh đứng ngồi không vững. 
  • Rối loạn thị giác, thính giác do chóng mặt quá mức, kèm theo đó là tình trạng ù tai dễ kéo theo suy giảm thính lực, nghe kém hoặc điếc. 
  • Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như buồn nôn, nôn ói, hạ huyết áp, nhãn cầu rung giật, mất ngủ, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, thiếu tập trung… 

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên chủ yếu xuất phát từ: viêm dây thần kinh tiền đình do các loại siêu vi tấn công vào cơ thể, bệnh Meniere, viêm tiền đình, rò ngoại dịch, viêm mê nhĩ, u dây thần kinh số 8, u viêm tai giữa cấp, có dị vật trong ống tai…

Khám rối loạn tiền đình ở khoa nào?
Rối loạn tiền đình được chia làm 2 thể bệnh chính gồm rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương

Rối loạn tiền đình trung ương

Đây là dạng rối loạn tiền đình xảy ra do các tổn thương bên trong nhân tiền đình ở khu vực thân não và tiểu não. Thể bệnh này khá hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm và khó chữa hơn so với rối loạn tiền đình ngoại biên. Các triệu chứng của bệnh ít được biểu hiện rõ rệt, còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Ù tai, suy giảm thính lực, nghe kém; 
  • Chóng mặt nhẹ, đau đầu, mất ngủ không có cảm giác đầu óc quay cuồng, đồ vật bay xung quanh. 
  • Dáng đi của người bệnh lúc này sẽ giống như hình zic zac hoặc đi giống người say rượu. 
  • Rung giật nhãn cầu, mất đi khả năng phối hợp các động tác điển hình như chỉ ngón tay vào mũi hay lật sấp bàn tay… 

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình trung ương thường gặp nhất là do bệnh Migraine, nhiễm trùng não, xuất huyết não, chấn thương sọ não, nhồi máu não, u não, xơ cứng rải rác, suy động mạch cột sống thân nền…

Khám rối loạn tiền đình ở khoa nào?

Nhiều người thường nhầm lẫn bệnh rối loạn tiền đình với các bệnh lý khác hoặc ngược lại. Đặc biệt là ở những người bị hạ huyết áp, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não… gây ra hoa mắt, chóng mặt… thì cần nghĩ ngay đến bệnh lý nền của mình và đi khám bệnh đó ngay.

Còn trường hợp đột nhiên cảm thấy mất thăng bằng, chóng mặt, tay chân run, mắt mờ, ù tai… đột ngột thì rất có thể là do rối loạn tiền đình hoặc một bệnh lý thần kinh nào đó. Lúc này, bắt buộc người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Vậy bệnh rối loạn tiền đình khám ở khoa nào? 

Khám rối loạn tiền đình ở khoa nào?
Người bệnh rối loạn tiền đình nên nhanh chóng đến các bệnh viện có chuyên khoa thần kinh để thăm khám và điều trị

Bệnh tiền đình chính xác là một bệnh về hệ thần kinh nên nếu bị rối loạn tiền đình hoặc có các triệu chứng bất thường chưa rõ nguyên nhân nên nhanh chóng đến chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện lớn để được thăm khám và điều trị. Chuyên khoa thần kinh này có hầu hết ở các bệnh viện đa khoa như:

  • Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
  • Bệnh viện Nhân Dân 115
  • Bệnh viện Chuyên khoa Ngoại thần kinh Quốc tế
  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Các bước thăm khám chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình

Khi khám bệnh ở chuyên khoa thần kinh, để chẩn đoán rối loạn tiền đình thì bước đầu bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, sau đó là các xét nghiệm cận lâm sàng. 

Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán sơ bộ ban đầu dựa vào các triệu chứng sau:

  • Chóng mặt: Người bệnh thường có cảm giác đồ vật xoay tròn xung quanh kèm theo một số triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như vã mồ hôi, buồn nôn, nôn, có cảm giác sợ ngã, vô cùng khó chịu…
  • Mất thăng bằng: Tình trạng mất thăng bằng diễn ra khá nghiêm trọng khiến người bệnh không thể đứng được, đây là triệu chứng thường gặp trong giai đoạn đầu của hội chứng tiền đình ngoại biên. Hoặc mức độ triệu chứng vừa phải sẽ được phát hiện thông qua một số nghiệm pháp như dấu hiệu Romberg, bước đi hình sao… 
  • Rung giật nhãn cầu: Đây là một khả năng vận động tự động của hai nhãn cầu, xuất hiện liên tục và có nhịp, đều đặn và liên tục thay đổi hướng của sự chuyển động xen kẽ nhau…
Khám rối loạn tiền đình ở khoa nào?
Quy trình khám rối loạn tiền đình bao gồm các bước thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng như chụp CT scan, MRI, X – quang…

Cận lâm sàng

Sau khi có chẩn đoán sơ bộ về tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng để có thêm các cơ sở dữ liệu chẩn đoán bệnh chính xác. Một vài xét nghiệm cơ bản như:

  • Chụp X – quang cột sống cổ nhằm đánh giá hẹp khe khớp; 
  • Chụp CT – scanner sọ não, chụp MRI sọ não tìm kiếm các tổn thương như tai biến mạch máu não, u góc cầu tiểu não… 
  • Siêu âm hệ mạch cảnh đốt sống nhằm xác định các mảng xơ vữa, tắc mạch, bóc tách động mạch gây hẹp mạch… 
  • Sử dụng thiết bị đo chức năng tiền đình bằng Ảnh động nhãn đồ (VNG). 

Phương pháp điều trị và phòng ngừa tái phát rối loạn tiền đình

Sau khi có kết quả chẩn đoán, tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị rối loạn tiền đình phù hợp. Trên thực tế, bản chất của bệnh là một hội chứng bao gồm các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn… nên không có một biện pháp điều trị cụ thể nào. 

Việc điều trị chủ yếu dựa vào nguyên tắc chính là tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng, từ đó mới thực hiện các biện pháp điều trị triệu chứng. Một số phương pháp điều trị hiệu quả như: dùng thuốc trị rối loạn tiền đình, vật lý trị liệu kết hợp chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, một số trường hợp nặng có thể can thiệp phẫu thuật…

Khám rối loạn tiền đình ở khoa nào?
Điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động đều đặn mỗi ngày để có một sức khỏe tốt, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các triệu chứng tiền đình

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa sau đây để có một sức khỏe tốt và giảm thiểu nguy cơ tái phát rối loạn tiền đình: 

  • Có chế độ ăn uống khoa học, phù hợp, đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau củ quả, trái cây, hạn chế chất béo, uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít nước/ ngày. 
  • Thường xuyên tập thể dục, vận động rèn luyện cơ thể, đặc biệt là vào buổi sáng và buổi chiều. Tham khảo hướng dẫn của chuyên gia về một số bài tập trị rối loạn tiền đình, yoga, chạy bộ, bơi lội, đạp xe… 
  • Đối với những người thường xuyên làm việc văn phòng, là học sinh, sinh viên do ngồi quá lâu, duy trì một tư thế thường xuyên vận động, thay đổi nhiều tư thế khác nhau, nhất là vùng cổ và vai gáy để phòng tránh nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ gây rối loạn tiền đình
  • Thư giãn thần kinh, xoa dịu não bộ bằng các biện pháp đơn giản như đọc sách, xem phim, nghe nhạc nhẹ, thiền định… 
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi bẩn, nhiều tiếng ồn, quá lạnh. Hoặc nếu bắt buộc phải làm việc trong môi trường đó cần trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ thính giác, khứu giác, thị giác… 
  • Tuyệt đối không lạm dụng các chất kích thích gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, ma túy, nicotine, cà phê… 
  • Hạn chế những động tác thay đổi tư thế đột ngột như đứng lên ngồi xuống bất ngờ, cúi người, xoay người quá nhanh… 
  • Vệ sinh giấc ngủ để giảm thiểu các yếu tố gây rối loạn tiền đình và các bệnh thần kinh như thư giãn trước khi ngủ, tạo môi trường, không gian ngủ thoải mái với nhiệt độ mát mẻ, ít ánh sáng, yên tĩnh và sạch sẽ. 

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có được câu trả lời về vấn đề “rối loạn tiền đình khám khoa nào và khám những gì?”. Mọi thắc mắc về bệnh hoặc phương pháp điều trị sẽ được các chuyên gia, bác sĩ giải đáp chi tiết. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 14:51 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:51 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung đã thoát khỏi bệnh mất ngủ kinh niên khi gặp được thầy giỏi, thuốc hay. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm ngủ ngon của nghệ sĩ trong bài viết này.
Rối loạn tiền đình ở độ tuổi nào? Rối Loạn Tiền Đình Thường Gặp Ở Độ Tuổi Nào? Tại Sao?
Rối loạn tiền đình là bệnh lý về thần kinh gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giữ thăng…
Rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình Rau Ngải Cứu Chữa Rối Loạn Tiền Đình và Lưu Ý Khi Dùng
Dùng rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Vì ngải…
Thuốc trị rối loạn tiền đình của Pháp 5 Thuốc Trị Rối Loạn Tiền Đình Của Pháp Được Tin Dùng
Các loại thuốc trị rối loạn tiền đình của Pháp đang là dòng dược phẩm nhập khẩu rất được ưa…
Bị rối loạn tiền đình có tiêm vắc - xin được không? Bị Rối Loạn Tiền Đình Có Tiêm Vắc Xin Được Không?
Bị rối loạn tiền đình có tiêm vắc - xin được không là vấn đề thắc mắc của nhiều người,…
Rối loạn tiền đình nên uống nước gì? Rối Loạn Tiền Đình Nên Uống Nước Gì? (Dừa, Cam, Gừng…)

Bị rối loạn tiền đình nên uống nước gì để tốt cho sức khỏe và sớm khỏi bệnh là vấn…

Địa chỉ trị rối loạn tiền đình ở Hà Nội 5 Địa Chỉ Chữa Rối Loạn Tiền Đình Ở Hà Nội Uy Tín Nhất

Chọn lựa địa chỉ chữa rối loạn tiền đình ở đâu tốt và uy tín luôn là vấn đề thắc…

Thuốc trị rối loạn tiền đình Hàn Quốc 6 Thuốc Trị Rối Loạn Tiền Đình Của Hàn Quốc Tốt Nhất

Các loại thuốc trị rối loạn tiền đình Hàn Quốc được rất nhiều người săn đón vì là hàng cao…

rối loạn tiền đình ở nam giới Rối Loạn Tiền Đình Ở Nam Giới: Dấu Hiệu và Điều Trị

Nhiều người khi nghe nhắc đến bệnh rối loạn tiền đình thì nghĩ rằng đó là căn bệnh của phụ…

Rối loạn tiền đình ở trẻ em Rối Loạn Tiền Đình Ở Trẻ Em Và Các Thông Tin Cần Biết

Rối loạn tiền đình ở trẻ em thường ít được nhắc đến vì ở nhiều người thường nghĩ đây là…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua