Chế độ ăn uống cho người bị bệnh Gút

Trong chế độ ăn uống cho người bị bệnh gút, nên tránh sử dụng các thực phẩm chứa nhiều purin như thịt đỏ, hải sản, nấm, giá đỗ… Thay vào đó, bệnh nhân nên thường xuyên ăn các thực phẩm sau để hỗ trợ điều trị và kiểm soát tốt bệnh.

Chế độ ăn uống hàng ngày cho người bị bệnh gút

Khi bạn bị gút, một số thực phẩm có thể kích hoạt các triệu chứng bệnh bùng phát bằng cách làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Những thực phẩm này thường chứa nhiều purin và trong quá trình chuyển hóa chất này, cơ thể sản sinh ra axit uric.

Chế độ ăn uống cho người bị gout
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học chính là chìa khóa quan trọng giúp đẩy lùi bệnh gút

Đối với một người khỏe mạnh, cơ thể họ hoàn toàn có thể loại bỏ được lượng axit uric dư thừa thông qua đường tiết niệu, đường tiêu hóa và da. Tuy nhiên ở người bị gút, hoạt động bài tiết axit uric trở nên kém hiệu quả khiến cho chất này bị giữ lại trong máu và lắng đọng thành các tinh thể muối urat bám vào khớp. Chúng có hình dáng tương tự như những cây kim sắc nhọn làm kích hoạt phản ứng viêm trong bệnh gút và gây ra những cơn đau nhức khớp dữ dội.

Như vậy những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có liên quan trực tiếp đến sự khởi phát của bệnh gút. Việc ăn uống không đúng cách trong thời gian bị bệnh cũng có thể khiến các triệu chứng gút trở nên trầm trọng hơn. Ngược lại, nếu lựa chọn được những thực phẩm có lợi, người bệnh có thể hạn chế được những đợt tấn công của các đợt gút cấp trong tương lai. Vậy người bị gút nên ăn gì và kiêng gì để mau lành bệnh?

Những thực phẩm người bị gút nên ăn

Người bệnh nên ưu tiên ăn các thực phẩm chứa hàm lượng purin thấp hoặc có đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên. Cụ thể, các thực phẩm được khuyến cáo trong chế độ dinh dưỡng cho người bị gút bao gồm:

  • Quả anh đào:

Các hợp chất chống viêm trong quả anh đào có thể giúp bảo vệ khớp tránh được tổn thương do bệnh gút gây ra. Trong một nghiên cứu được tiến hành trên 600 người, việc tiêu thụ cherry trong 2 ngày có nguy cơ bị gút thấp hơn 35%.

  • Sữa 

Protein lành mạnh có trong sữa sữa đã được chứng minh là có khả năng làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Nó cũng giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể nhanh hồi phục sức khỏe. Bạn nên lựa chọn các loại sữa ít béo hoặc tách béo hoàn toàn để không bị tăng cân. Ngoài ra có thể ăn bổ sung 1-2 hũ sữa chua một ngày cũng rất có lợi.

  • Rau cần tây

Rau cần tây cung cấp hàm lượng chất xơ, acid hữu cơ cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Nó giúp hỗ trợ đào thải axit uric dư thừa và tăng cường khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh gút
Rau cần tây là thực phẩm có lợi cho người bị bệnh gút

Ngoài việc thường xuyên dùng loại rau này trong chế biến món ăn, người bệnh có thể ép cần tây lấy nước uống mỗi ngày một ly trong vòng 1 tháng. Sau đó tới bệnh viện xét nghiệm lại để kiểm tra nồng độ axit uric trong máu.

  • Rau cải bẹ xanh

Thực phẩm này có tính kiềm và chứa các thành phần như acid nicotic, abumin, vitamin C… Những chất này hoạt động như một vị thuốc giảm đau, kháng viêm tự nhiên.

Người bị gút thường xuyên ăn rau cải xanh sẽ giúp hỗ trợ đẩy lùi tình trạng sưng tấy ở các khớp, đồng thời tăng cường đào thải axit uric cho cơ thể.

  • Thực phẩm chứa vitamin C

Vitamin C giúp hạ axit uric máu, ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do gây hủy hoại khớp và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Những thực phẩm chứa nhiều chất này bao gồm rau cải xoăn, súp lơ xanh, kiwi, cam, đu đủ…

Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng nhóm thực phẩm này sao cho hợp lý bởi việc bổ sung quá nhiều vitamin C lại gây ảnh hưởng đến quá trình đào thải axit uric tại thận.

  • Quả dứa (thơm):

Trong chế độ ăn uống cho người bị bệnh gút không thể thiếu dứa. Loại trái cây này chứa một lượng lớn vitamin B, C, canxi, sắt, kẽm… Chúng giúp làm giảm axit uric, đánh tan các tinh thể muối urat, qua đó cải thiện tình trạng đau và sưng viêm tại khớp khi bị gút.

Chế độ ăn uống cho người bị bệnh gout nên có dứa
Ăn dứa giúp cải thiện các triệu chứng bệnh gút bằng cách làm giảm axit uric dư thừa trong máu

Dứa có thể được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như: Ăn sống, xào nấu hay ép nước uống… Bạn có thể luôn phiên thay đổi cách chế biến để tạo ra những bữa ăn phong phú, giúp ăn uống ngon miệng hơn trong thời gian bị gút tấn công.

  • Các loại dầu có nguồn gốc thực vật:

Dầu dừa, dầu ô liu hay dầu hạt lanh… chứa chất béo lành mạnh và có hoạt chất kháng viêm tự nhiên. Người bị gút nên sử dụng các loại dầu này khi chế biến món ăn thay thế cho chất béo từ động vật.

Những thực phẩm cần tránh trong chế độ ăn uống của người bệnh gút

Tránh các thực phẩm chứa hàm lượng purin, fructose và carbs tinh chế cao sẽ giúp giảm thiểu các đợt tấn công của bệnh gút. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh không nên ăn:

  • Nội tạng động vật: Bao gồm gan, thận, lưỡi, ruột, dạ dày, não, tim, cật…
  • Thịt đỏ: Thịt bò, gà lôi, thịt dê, thịt trâu…
  • Hải sản: Tôm, cua, cá hồi, cá cơm, cá tuyết, cá thu…
  • Thực phẩm chứa nhiều fructose : Bánh quy, kem, kẹo, các loại siro…
  • Thức ăn chứa carbonhydrat tinh chế: Bánh mì trắng, gạo trắng, mỳ ống, bánh ngọt.
  • Các thực phẩm khác: Nấm, dọc mùng, măng, giá đỗ, dưa cải muối chua.

Người bị gút có được uống rượu không?

Uống rượu có thể làm tăng lượng axit uric trong máu và dẫn đến nguy cơ bị bệnh gút. Mặc dù có thể kiểm soát các cơn gút mà không cần phải kiêng hoàn toàn rượu, hãy cố gắng giảm thiểu tối đa lượng rượu bạn tiêu thụ và tránh uống tới mức say xỉn (uống nhiều rượu cùng một lúc).

Bia rượu không tốt cho người bị gút
Người bị bệnh gút nên hạn chế uống bia rượu vì chúng làm tăng axit uric

Ngoài rượu thì bia và các thực uống có cồn khác cũng có thể gây ra hậu quả tương tự nếu quá lạm dụng. 

Bị bệnh gút có nên uống nhiều nước không? Uống nước gì tốt?

Cơ thể bị thiếu nước sẽ khiến cho hoạt động bài tiết axit uric qua đường nước tiểu trở nên kém hiệu quả. Do vậy, việc uống nhiều nước khi bị bệnh gút là rất cần thiết. 

Người bệnh nên uống từ 2 – 2,5 lít chất lỏng một ngày. Tốt nhất là uống nước lọc, nước ép từ dưa leo, dứa hay rau cần tây. Tránh uống nước ngọt có ga, nước ép trái cây đóng chai bán sẵn vì chúng chứa nhiều đường và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc lợi tiểu hoặc có vấn đề về tim, thận, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn lượng chất lỏng phù hợp cần bổ sung trong một ngày.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến chế độ ăn uống cho người bị bệnh gút. Việc xây dựng được một thực đơn khoa học sẽ giúp hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh.

Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh gút bằng thuốc đông y

Ngày đăng 07:02 - 19/09/2015 - Cập nhật lúc: 15:27 - 06/04/2019
Chia sẻ:
Rong biển có lợi hay có hại đối với người bệnh gút? Rong biển có lợi hay hại với người bị bệnh Gút?
Mặc dù rong biển được xem là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng theo một số đánh giá…
Các triệu chứng bệnh gút dễ nhận biết
Các triệu chứng bệnh gút thường đến một cách đột ngột trong giấc ngủ vào ban đêm. Sưng và đau…
Những người béo phì có dễ bị Gút không? Những người béo phì có dễ bị Gút không?
Béo phì là một dạng bệnh lý do chế độ dinh dưỡng không cân đối. Theo thống kê mới đây,…
Uống bia rượu nhiều có bị bệnh Gút không? Uống bia rượu nhiều có bị bệnh Gút không?
Đa số bệnh nhân mắc bệnh Gút đều được khuyến khích kiêng bia rượu tuyệt đối. Tuy nhiên, uống bia…
Chế độ ăn uống cho người bị bệnh Gút

Trong chế độ ăn uống cho người bị bệnh gút, nên tránh sử dụng các thực phẩm chứa nhiều purin…

Chia sẻ
Bỏ qua