Hội chứng Mallory Weiss là gì? Biểu hiện, Chẩn đoán và Điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Hội chứng Mallory Weiss hay còn gọi là hội chứng loét dạ dày – thực quản là hội chứng đề cập đến vấn đề chảy máu từ vết rách trong niêm mạc nơi giao nhau giữa dạ dày và thực quản. Bệnh xảy ra với các biểu hiện như nôn ra máu, nôn khan hoặc không có đại tiện máu đen. Mặc dù bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng người bệnh cũng cần lưu ý điều trị sớm.

Hội chứng Mallory Weiss
Hội chứng Mallory Weiss có đặc điểm là vết rách niêm mạc nối giữa dạ dày và thực quản

Hội chứng Mallory Weiss là gì?

Hội chứng Mallory Weiss là vết rách niêm mạc không thậm nhập xảy ra ở chỗ nối giữa dạ dày với thực quản. Hội chứng này gây ra ra 1 vết rách dài ở dạ dày và thực quản, được đặt tên bởi hai nhà bác học người Mỹ là Mallory và Weiss.

Theo y học, vết rách gây nên hội chứng Mallory Weiss là một vết rách bên trong thành của ống tiêu hóa trên hoặc xung quanh vùng tiếp giáp giữa thực quản và dạ dày. Ngoài ra, nó cũng có thể diễn ra ở các vị trí như:

  • Vùng dạ dày và thực quản nối nhau
  • Phần trên của dạ dày, nơi nằm gần với thực quản
  • Phần dưới của thực quản , nơi tiếp giáp với dạ dày

Bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, không phân biệt giới tính và nghề nghiệp. Thế nhưng, theo một số thống kê cho thấy, độ tuổi từ 40 – 50 tuổi thường có nguy cơ mắc phải hội chứng này cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc hội chứng Mallory Weiss cũng có sự khác biệt theo giới tính. Cụ thể, có đến 80% nam giới mắc phải căn bệnh này, trong khi đó nữ giới chỉ chiếm 20%.

Trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh sẽ tự khỏi sau đó 10 ngày mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, ở một số đối tượng nếu không chữa trị kịp thời có thể gây chảy máu nhiều dẫn đến tử vong. Do đó, khi gặp triệu chứng bệnh, người bệnh cần đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và có biện pháp chữa trị phù hợp.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Mallory Weiss

Theo các chuyên gia y tế cho biết, nguyên nhân gây nên hội chứng Mallory Weiss chủ yếu là buồn nôn và nôn do tác động của rượu. Ngoài ra, các vết rách hình thành cũng có thể là do phát sinh các biến cố đột ngột nâng cáo áp lực khắp ổ bụng như nôn khan, nôn mửa hoặc ho. Bên cạnh đó, bệnh hình thành cũng có thể do gặp các vấn đề kiên quan đến dạ dày và thực quản như suy yếu thành ống tiêu hóa hoặc thoát vị khe thực quản. Mặt khác, nguyên nhân thông thường gây nên hội chứng này có thể kể tên như:

  • Ho liên tục và kéo dài
  • Viêm dạ dày
  • Chấn thương vùng bụng hoặc ngực
  • Nôn ói hoặc la hét quá nhiều khiến cơ vòng thực quản trên không được nghỉ ngơi
  • Tiếp nhận hồi sức tim phổi CPR
  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu do sử dụng thuốc có ảnh hưởng đến quá trình đông máu như warfarin hoặc aspirine
  • Rối loạn ăn uống do ống tiêu hóa bị suy yếu

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, phụ nữ mang thai với chứng nôn nghén hoặc ốm nghén trầm trọng cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hội chứng Mallory Weiss. 

Nguyên nhân gây hội chứng Mallory Weiss
Nguyên nhân gây hội chứng Mallory Weiss chủ yếu là do rượu

Đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng Mallory Weiss cao?

Hội chứng Mallory Weiss có thể bắt gặp ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây thường có nguy cơ mắc bệnh cao:

  • Người nghiện rượu trong thời gian dài
  • Bệnh nhân bị bulimia (hội chứng cuồng ăn)
  • Người từng phẫu thuật tái tạo phổi hoặc tim
  • Bệnh nhân ho kéo dài hoặc ngáy nặng
  • Người bệnh gặp các vấn đề về đường ruột như viêm thực quản, loét dạ dày, tắc nghẽn đường ruột, tắc nghẽn dạ dày,…
  • Bệnh nhân bị suy gan, suy thận hoặc bệnh đường mật

Triệu chứng hội chứng Mallory Weiss

Hội chứng Mallory Weiss thường xuất hiện với các biểu hiện nôn, và đai tiện ra máu giống như bệnh kiết lị. Tuy nhiên, điểm khác biệt là bệnh không gây đau đớn khi đi đại tiện như kiết lị. Thông thường, nôn thường diễn ra với hai biểu hiện như sau: 

  • Nôn thường xuyên: Khi bệnh mới hình thành, người bệnh thường bắt gặp tình trạng nôn thường xuyên nhưng không gây đau nhức hoặc kèm theo máu
  • Nôn ra máu: Sau khoảng thời gian bệnh chuyển nặng, các vết rách gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thực quản và dạ dày. Lúc này, ngoài tình trạng buồn nôn, bệnh nhân còn nôn kèm theo máu. Thông thường, máu nôn sẽ có màu đỏ tươi bởi trong máu không chứa các acid dạ dày hay enzyme.

Trong trường hợp phân lẫn máu, nếu lượng máu chảy ra ít, phân sẽ đặc lại và có màu đen. Còn nếu chảy máu nhiều và nhu động ruột tăng cao gây tiêu chảy, máu sẽ xuống đại tràng nhanh hơn bình thường. Khi đó, máu trong phân có màu đỏ tươi. Nhìn chung, chảy máu sẽ tự dừng lại một cách tự nhiên sau 24 – 48 giờ.

Ngoài các triệu chứng này ra, người bệnh cũng có thể gặp các biểu hiện thông thường khác như:

  • Đau vùng xương ức
  • Đau bụng
  • Ngất hoặc tụt huyết áp
  • Sốc vì mất máu
  • Ăn uống khó tiêu
  • Nhịp tim tăng
Triệu chứng hội chứng Mallory Weiss
Triệu chứng hội chứng Mallory Weiss thường gặp là đau bụng

Chẩn đoán hội chứng Mallory Weiss

Hội chứng Mallory Weiss mặc dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bởi bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh gây xuất huyết nặng dẫn đế mất máu, làm tăng nguy cơ tử vong. Do đó, để khắc phục triệu chứng bệnh và dự phòng những rủi ro không may có thể xảy ra, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Trước khi bắt đầu vào điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân và mức độ của bệnh. Một vài câu hỏi liên quan sẽ được đưa ra nhằm giúp bác sĩ biết về tình trạng xuất hiện của triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, để chắc chắn bệnh nhân mắc phải hội chứng Mallory Weiss, họ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện nội soi lên dạ dày và thực quản để xác định nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa, đồng thời giúp đánh giá sức khỏe đường tiêu hóa. Trong trường hợp nội soi không cho kết quả, bệnh nhân cần thực hiện thêm phương pháp làm tắc động mạch sau chụp X – quang hoặc các biện pháp can thiệp ngoại khoa khác.

Điều trị hội chứng Mallory Weiss

Để chữa trị dứt điểm hội chứng Mallory Weiss, đồng thời ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra, bệnh nhân nên sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian bác sĩ kê trên đơn. Một số loại thuốc thường được nhân viên y tế kê đơn cho người bệnh dùng như:

  • Thuốc chống nôn nhằm ngăn chặn tình trạng nôn ói hoặc nôn mửa
  • Thuốc ức chế tiết acid như thụ thể H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton

Ngoài thuốc uống, bác sĩ có thể tiêm epinephrin trong quá trình nội soi để kiểm soát triệu chứng bệnh. Trong quá trình dùng thuốc, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường xảy ra như làm loãng máu, bệnh nhân cần ngưng thuốc và đến bệnh viện để kiểm tra.

Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh cũng nên có chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường hồi phục sức khỏe, giúp rút ngắn thời gian chữa trị. Cụ thể, bệnh nhân không nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo no hoặc đồ ăn khó tiêu. Tốt nhất nên ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ, dễ tiêu hóa. Đặc biệt, không nên uống rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích khi sử dụng thuốc điều trị hội chứng Mallory Weiss. Nên uống nhiều nước lọc và thực hiện nguyên tắc ăn chậm và nhai kỹ để cải thiện và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Ngoài ra, ở những trường hợp bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân cần truyền thêm nước và máu để hạn chế tình trạng mất máu do xuất huyết. Nếu các vết rách không tự lành và máu chảy quá nhiều, để cầm máu, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện biện pháp đốt điện, liệu pháp xơ hóa hoặc YAG laser để ngăn chặn chảy máu.

Hội chứng Mallory Weiss ở giai đoạn đầu tuy không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan trong việc điều trị để tránh tình trạng bệnh chuyển nặng và gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 08:15 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:10 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Xuất huyết tiêu hóa trên là gì? Điều trị như thế nào?

Xuất huyết tiêu hóa trên là những trường hợp chảy máu đường tiêu hóa xuất phát từ thực quản, dạ…

Xuất huyết dạ dày y học cổ truyền Bệnh xuất huyết dạ dày – Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp điều trị

Xuất huyết dạ dày là một trong những căn bệnh dễ gây tử vong nhất hiện nay nếu không được…

[GIẢI ĐÁP] Cơ chế điều trị xuất huyết dạ dày của Sơ can Bình vị tán: Tiêu diệt - Phục hồi - Phòng ngừa [GIẢI ĐÁP] Cơ chế điều trị xuất huyết dạ dày của Sơ can Bình vị tán: Tiêu diệt – Phục hồi – Phòng ngừa

“Tôi bị xuất huyết dạ dày ở giai đoạn đầu được kê thuốc Tây uống. Sau khi dùng 15 ngày…

Xuất huyết đường ruột ở người già có nguy hiểm không?

Xuất huyết đường ruột ở người già thường khởi phát do bệnh Crohn, bệnh trĩ, dị dạng mạch máu hoặc…

xuất huyết niêm mạc dạ dày Xuất huyết niêm mạc dạ dày – Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Xuất huyết niêm mạc dạ dày là tình trạng rất dễ phát sinh khi dạ dày bị tổn thương kéo…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua