Ho kéo dài – Chữa mãi không khỏi coi chừng mắc bệnh này

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Tình trạng ho kéo dài không khỏi có thể gây cản trở đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Trong một số trường hợp, ho kéo dài có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể, bao gồm cả tình trạng nghiêm trọng như ung thư phổi.

ho liên tục phải làm sao
Ho kéo dài có thể là dấu hiệu cho một số bệnh lý tiềm ẩn

Ho kéo dài là bệnh gì?

Ho là một chức năng bình thường của cơ thể để loại bỏ các tác nhân gây kích thích. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho kéo dài trong một thời gian có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.

Trong hầu hết các trường hợp ho thường kéo dài trong một thời gian ngắn, khoảng vài tuần. Tuy nhiên, hiện tại nhiều người có thể bị ho kéo dài không khỏi mặc dù đã điều trị tích cực bằng thuốc và các biện pháp khác. Mặc dù hiếm khi xảy ra những ho liên tục hơn 1 tháng, vài tháng hoặc nhiều năm có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Các nguyên nhân phổ biến gây ho kéo dài bao gồm hen suyễn , dị ứng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (hội chứng GERD) hoặc viêm phế quản. Đôi khi tình trạng này có thể là một dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như các bệnh lý liên quan đến phổi.

Tham khảo một số nguyên nhân cơ bản có thể gây ho kéo dài không khỏi trong bài viết bên dưới để biết cách khắc phục và khi nào cần đến gặp bác sĩ.

Nguyên nhân gây ho kéo không khỏi

Ho kéo dài hơn 1 tháng hoặc 8 tuần có thể là dấu hiệu của một số vấn đề y tế. Trong nhiều trường hợp, ho có thể liên quan đến các bệnh lý như:

1. Hen suyễn gây ho kéo dài

Hen suyễn xảy ra khi hệ thống hô hấp trên nhạy cảm với không khí lạnh, chất kích thích trong không khí hoặc khi luyện tập thể dục. Hen suyễn có thể khiến người bệnh khó thở và gây khó khăn khi thực hiện một số hoạt động thể chất.

Thông thường, khi không khí đi qua mũi, xuống cổ họng và sẽ đi vào phổi. Có rất nhiều đường dẫn khí nhỏ trong phổi có thể đưa oxy từ không khí vào máu. Đối với người bệnh hen suyễn, niêm mạc đường thở sẽ bị sưng lên khiến các cơ xung quanh bị thắt chặt. Chất nhầy sẽ làm tắc đường thở làm giảm lượng không khí đi qua. Những điều kiện này có thể dẫn đến các cơn hen, ho và đau thắt ở ngực.

Hầu như tất cả những người bệnh hen suyễn đều ho liên tục, kéo dài, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi cười. Hen suyễn là bệnh lý cần điều trị tích cực lâu dài và đúng cách để tránh đe dọa đến tính mạng.

2. Ho kéo dài do viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc của ống phế quản. Ống phế quản là ống mang không khí đến và đi từ phổi. Do đó, bệnh nhân viêm phế quản mãn tính thường gặp tình trạng ho kéo dài do tắc nghẽn không khí. Tình trạng này thường dẫn đến chất nhầy đặc hoặc có màu lạ trong cổ họng. Người bệnh cũng thường bị khò khè, đau tức ngực và khó thở.

ho kéo dài 1 tháng
Viêm phế quản khiến người bệnh bị tắc nghẽn ống dẫn khí và gây ho

Viêm phế quản mạn tính thường có liên quan đến thuốc lá. Có khoảng 90% những người hút thuốc lá hoặc hút thuốc là thụ động thường gặp các triệu chứng viêm phế quản.

Hiện tại không có biện pháp điều trị viêm phế quản mạn tính. Tuy nhiên, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách điều trị y tế và điều chỉnh phong cách sống.

3. Trào ngược dạ dày thực quản gây ho kéo dài

Trào ngược dạ dày là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên cổ họng. Tình trạng trào ngược dẫn đến cảm giác khó chịu ở ngực và cổ. Điều này thường dẫn đến kích thích cổ họng mãn tính và gây ho kéo dài.

Trong một số trường hợp, trào ngược dạ dày có thể dẫn đến ợ nóng, khó nuốt, bệnh ho mãn tính hoặc các vấn đề về hệ thống hô hấp như như hen suyễn.

4. Hội chứng chảy dịch mũi sau

Hội chứng chảy dịch mũi sau là tình trạng chất nhầy tích tụ phía sau cổ họng. Người bệnh thường cần phải hắng giọng, liên tục khi nuốt hoặc ăn.

Ngoài ra, hội chứng chảy dịch mũi sau cũng khiến người bệnh bị buồn nôn, nôn, đau họng và hôi miệng. Trong một số trường hợp người bệnh có thể bị ho liên tục, kéo dài, đặc biệt là vào bàn đêm.

Trong hầu hết các trường hợp, hội chứng chảy dịch mũi sau lành tính và không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nên có biện pháp khắc phục và điều trị phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

5. Ho kéo dài do nhiễm trùng phổi

Nhiễm trùng phổi nghiêm trọng hoặc viêm phổi có thể gây ho mãn tính. Nhiễm trùng phổi có thể là do vi khuẩn, virus và nấm gây ra. Tình trạng này khiến túi khí của phổi chứa đầy chất lỏng, mủ khiến người bệnh khó thở và ho như một cách phản xạ để dễ chịu hơn.

Trong hầu hết các trường hợp, viêm phổi có thể được phục hồi sau quá trình điều trị tích cực. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể gây ra các biến chứng không mong muốn, đặc biệt là ở người có hệ thống miễn dịch suy yếu.

ho kéo dài không khỏi
Viêm phổi hoặc nhiễm trùng phổi có thể khiến người bệnh bị ho liên tục

Các nguyên nhân gây ho kéo dài ít gặp

Một số nguyên nhân có thể gây ho kéo dài ít phổ biến khác có thể bao gồm:

  • Giãn phế quản gây tổn thương ống dẫn khí và khiến thành phế quản bên trong phổi bị viêm và giãn ra.
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng và viêm các đường dẫn khí nhỏ trong phổi.
  • Xơ nang là tình trạng duy truyền gây tổn thương phổi và các quan khác. Tình trạng này có thể gây tắc nghẽn đường thở và gây ho mãn tính.
  • U hạt là tình trạng rối loạn viêm, dẫn đến u hạt trong phổi, các hạch bạch huyết, mắt và cả da.
  • Ung thư phổi, mặc dù tình trạng này hiếm khi xảy ra tuy nhiên ung thư phổi có thể khiến người bệnh bị ho kéo dài không khỏi. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị đau ngực hoặc có máu trong dịch cổ họng.

Cách khắc phục tình trạng ho kéo dài không khỏi

Việc điều trị ho kéo dài thường phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến ho. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần đến bệnh viện để xác định nguyên nhân gây ho. Sau khi xác định được nguyên nhân gây ho, bác sĩ có thể chỉ định các liệu pháp điều trị như:

ho kéo dài
Việc điều trị ho kéo dài thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây ho

Điều trị bằng thuốc trung hòa axit để ngăn chặn hoặc giảm lượng axit dạ dày. Các loại thuốc phổ biến bao gồm: Thuốc kháng axit, thuốc chẹn thụ thể H2, thuốc ức chế bơm Proton.

  • Hen suyễn:

Bác sĩ có thể kê các loại thuốc Steroid dạng hít và thuốc giãn phế quản theo toa để điều trị. Các loại thuốc này có thể làm giảm sưng đường thở và mở rộng ống dẫn khí để người bệnh thở dễ dàng hơn.

Thuốc hen suyễn cần được sử dụng mỗi ngày trong một thời gian dài. Ngoài ra, đôi khi người bệnh cần sử dụng thuốc cả đời để ngăn ngừa cơn hen tái phát và nghiễm trọng hơn.

  • Viêm phế quản mạn tính:

Điều trị bằng thuốc giãn phế quản và Steroid dạng hít và một số thuốc đặc trị khác.

  • Nhiễm trùng phổi:

Viêm phổi và các dạng nhiễm trùng khác có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

  • Hội chứng nhỏ giọt mũi sau:

Điều trị bằng thuốc thông mũi hoặc thuốc chống dị ứng. Các loại thuốc này có thể làm khô dịch tiết và giảm viêm.

Trong một số trường hợp, ho kéo dài có thể là một tình trạng cần cấp cứu để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Nếu một người bị ho liên tục trong nhiều tuần kèm theo việc đau thắt ngực, khó thở hoặc ho ra máu, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

Một số lời khuyên khi điều trị ho kéo dài

Trong hầu hết các trường hợp, ho kéo dài có thể cải thiện nếu được điều trị thích hợp. Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh có thể làm khảo một số lời khuyên như:

  • Uống nhiều nước và nước trái cây để làm loãng chất nhầy. Các thức uống nóng như trà hoặc nước canh hầm có thể hỗ trợ làm dịu cổ họng.
  • Nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản, tránh ăn quá nhiều. Ngoài ra, nên ăn tối sớm trước khi đi ngủ 2 – 3 giờ.
  • Sử dụng nước muối xịt mũi hoặc rửa mũi bằng dung dịch chuyên dụng. Điều này có thể làm loãng chất nhầy và hạn chế tình trạng ho.
  • Ngừng hút thuốc hoặc tránh hút thuốc lá để không làm kích thích phổi. Nếu không thể bỏ thuốc, hãy trao đổi với bác sĩ về các sản phẩm bổ sung hoặc hỗ trợ bỏ thuốc.
  • Ngậm kẹo điều trị ho để làm giảm kích thích cổ họng.
  • Giữ ẩm không khí để tránh làm khô và kích thích mũi.

Hầu hết các trường hợp ho kéo dài có thể điều trị, phụ thuộc vào nguyên nhân gây ho. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng ho có thể là dấu hiệu cho các một nguyên nhân nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu cơn hơ trở nên nghiêm trọng hãy đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Ngày đăng 10:47 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 15:19 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Ích Phế nam - Bài thuốc được nghiên cứu và phát triển bởi Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nhuần BS CKII Nguyễn Thị Nhuần: Vị Danh Y Mát Tay Giúp Hàng Ngàn Người Thoát Khỏi Nỗi Ám Ảnh Mang Tên Ho Mãn Tính

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nhuần - Người thầy thuốc luôn nặng lòng và trăn trở với sứ mệnh bảo…

Bé ho liên tục không ngừng là bị gì, chữa thế nào? CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Bé bị ho liên tục không ngừng thường là triệu chứng của bệnh cảm lạnh, cảm cúm, hen phế quản,…

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng Vì Sao Không Ho Nhưng Có Đờm Ở Cổ Họng? Cần Làm Gì?

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng là tình trạng rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là vào…

Bệnh ho gà có lây không, qua đường nào? [Hỏi – Đáp]

Bệnh ho gà có lây không là thắc mắc của rất nhiều người. Trên thực tế, đây là căn bệnh…

08 loại thuốc long đờm cho người lớn TỐT NHẤT HIỆN NAY [Tham khảo thêm]

Hiện nay có nhiều loại thuốc long đờm cho tác dụng nhanh và tốt được chỉ định cho người lớn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua