Hậu Covid khó thở: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí

Hơn một nửa số bệnh nhân F0 gặp tình trạng hậu Covid khó thở. Đây không chỉ là một di chứng sau khi mắc Covid mà còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về phổi gây nguy hiểm. Bài viết dưới đây đưa đến đầy đủ thông tin về di chứng hậu Covid khó thở để người bệnh có thể nhận biết và xử trí kịp thời, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra. 

1. Nguyên nhân gây hậu Covid khó thở

Theo Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai, có tới 42 – 66% ca mắc Covid gặp tình trạng hậu Covid khó thở. Trong quá trình nhiễm virus, người bệnh có những tổn thương phổi như: xơ phổi, xẹp phổi, hội chứng đông đặc. Những tổn thương này gây ảnh hưởng xấu tới chức năng của hệ hô hấp và quá trình trao đổi khí trong phế nang. Đây chính là lý do gây ra tình trạng hậu Covid khó thở hụt hơi ở nhiều bệnh nhân.Hậu Covid khó thở do tổn thương phổi trong quá trình mắc bệnh.

Những tổn thương phổi khi mắc bệnh là nguyên nhân dẫn tới di chứng hậu Covid khó thở.

2. Triệu chứng của hậu Covid khó thở

Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp nhất của tình trạng hậu Covid khó thở.

  • Khó thở: Người bệnh cảm thấy ngột ngạt, đầy tức lồng ngực, thở nhanh, nông. Khó thở tăng lên khi người bệnh đi lại, hoạt động như nói chuyện, làm việc.
  • Các triệu chứng khác kèm theo: Ho khan kéo dài, tim đập nhanh hoặc loạn nhịp, tức ngực, chóng mặt, buồn nôn.
  • Chỉ số SpO2: Chỉ số SpO2 giảm dưới 95%.Khó thở là triệu chứng thường gặp nhất

Khó thở là triệu chứng thường gặp nhất trong các di chứng hậu Covid.

3. Cách điều trị hậu Covid khó thở

Di chứng khó thở ảnh hưởng tới sinh hoạt, có thể gây nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Bởi vậy, người bệnh không nên chủ quan và cần có biện pháp chữa trị, phục hồi chức năng từ sớm.

3.1 Cách xử trí khi bạn bị khó thở đột ngột

Khi gặp cơn khó thở đột ngột, bệnh nhân nên chú ý những điều sau để đảm bảo an toàn và cải thiện các triệu chứng này:

  • Giữ bình tĩnh: Nếu bạn hoảng loạn, cơ thể sẽ cần nhiều oxy hơn thông thường và khiến tình trạng khó thở thêm trầm trọng. Vì vậy, lúc này bạn cần giữ bình tĩnh bằng cách nhìn sang các đồ vật xung quanh để phân tán sự chú ý
  • Nghỉ ngơi: Ngừng các việc đang làm, thả lỏng cơ thể và ngồi ở tư thế thoải mái nhất
  • Thực hiện thở chúm môi: Mím môi và hít vào bằng mũi trong 2 nhịp, giữ nguyên 3-5 giây. Sau đó, thở ra bằng miệng trong 4 nhịp, giữ môi chúm lại như thổi sáo. Động tác này có công dụng đẩy được lượng khí cặn ứ đọng trong phổi ra ngoài, tiếp nhận khí mới, giảm khó thở.
  • Tập trung giữ nhịp thở đều đặn, nhịp nhàng.
  • Tăng lưu thông không khí: Có thể sử dụng quạt cầm tay để tăng thêm lượng không khí lưu thông qua mặt, mũi, giúp bạn giảm cảm giác khó thở hơn.
  • Uống trà nóng: Một cốc trà gừng nóng cũng là một giải pháp tốt cho bệnh nhân đang gặp tình trạng hậu Covid khó thở.Tập thở chúm môi.

Hãy thực hiện thở chúm môi để giảm tình trạng khó thở.

3.2 Các bài tập luyện giúp khắc phục khó thở hậu Covid 

Ngoài việc dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý sau khi mắc covid, người bệnh nên luyện tập để nâng cao sức khỏe hệ hô hấp. Theo Bs Hồ Thanh Lịch, Trưởng khoa hồi sức bv đa khoa Nam Sài Gòn, bệnh nhân mắc Covid nên tập thở, tập phục hồi chức năng ngay trong giai đoạn điều trị. 

  • Tập thở: Người mắc Covid khó thở cần thực hiện theo hướng dẫn từ Bộ y tế và các bác sĩ. Các bài tập thở như: thở mím môi, thở cơ hoành, thở bụng thư giãn.
  • Đi bộ: Người bệnh nên dành ra 30 phút đi bộ mỗi ngày để cải thiện tình trạng khó thở. Ngoài ra, bệnh nhân nên kết hợp đi bộ và hít thở đều đặn. Duy trì đều đặn sẽ giúp sức khỏe nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường sau 2-3 tuần.
  • Làm việc với tần suất vừa phải: Người bệnh tránh các động tác khom lưng, mang vác đột ngột hoặc gắng sức. Với những người có công việc đặc thù, hãy đề xuất người khác giúp đỡ.

3.3 Sử dụng thuốc điều trị hậu Covid khó thở

Việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị hụt hơi, khó thở sau Covid cần có sự tư vấn từ bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

  • Theo Y học hiện đại: Tùy thuộc vào triệu chứng và tình trạng sức khỏe mà bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị như: thuốc kháng sinh, thuốc ho không kê đơn, các liệu pháp xịt, hít, khí dung phế quản.
  • Theo Y học cổ truyền: Sử dụng các loại thuốc đại bổ nguyên khí, nâng cao chính khí và bổ phổi. Công dụng của các thuốc này là phục hồi cơ thể hậu Covid, nâng cao sức khỏe, cải thiện tình trạng khó thở, hụt hơi, mệt mỏi.

Quốc Bảo Nguyên Khí Khang là bài thuốc được phát triển từ đề tài nghiên cứu “ Ứng dụng Y học cổ truyền vào điều trị ôn bệnh Covid”. Bài thuốc được nghiên cứu và thực hiện bởi Thầy thuốc ưu tú- Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Nhuần ( nguyên phó giám đốc chuyên môn, trưởng khoa khám bệnh của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương) cùng các bác sĩ Y học cổ truyền đầu ngành. 

Quốc Bảo Nguyên Khí Khang giúp tăng cường chức năng hệ hô hấp, hỗ trợ điều trị khó thở hậu Covid hiệu quả nhất nhờ 3 yếu tố:

  • Dưỡng phế khí: Sản phẩm chứa các vị thuốc bổ phế khí, tư âm nhuận phế như mạch môn, cát cánh, sa sâm, ngũ vị tử. Nhờ thế, phế khí được nuôi dưỡng và hồi phục sau quá trình bị bệnh.
  • Ngăn ngừa viêm phổi: Các vị thuốc như xuyên tâm liên, kim ngân, liên kiều, bạch hoa xà có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn. Những vị thuốc này có phổ kháng khuẩn rộng, dùng hiệu quả trong các bệnh viêm phổi, viêm phế quản…
  • Kiện tỳ khí: Trong Quốc Bảo Nguyên Khí Khang có các vị thuốc bổ ích tỳ khí như đẳng sâm, hoàng kỳ, sinh địa, xuyên khung…Đây là những vị thuốc giúp nâng cao chính khí, phục hồi cơ thể sau nhiễm Covid. Tỳ khí mạnh sẽ nuôi dưỡng phế khí tốt hơn. Nhờ vậy, người bệnh không còn bị khó thở, hụt hơi.

Quốc Bảo Nguyên Khí Khang điều trị hậu Covid khó thở hiệu quả.

Quốc Bảo Nguyên Khí Khang được nghiên cứu bởi các bác sĩ đầu ngành Y học cổ truyền.

3.4 Điều trị hồi sức cho bệnh nhân khó thở hậu Covid

Những bệnh nhân có các di chứng suy hô hấp cấp, nhiễm trùng hô hấp nặng cần được điều trị tích cực tại khoa hồi sức. Người bệnh sẽ được thở oxy và dùng các thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm.

4. Hậu Covid khó thở có nguy hiểm không?

Nhìn chung, tình trạng hậu Covid khó thở sẽ cải thiện trong 2-3 tuần kể từ khi âm tính với virus. Sau 2-3 tháng tình trạng này sẽ hết nếu bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý. 

Với những bệnh nhân khó thở nhiều ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc sinh hoạt hàng ngày như mặc quần áo, ăn, nói chuyện nên đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp sớm. Đây là dấu hiệu cảnh báo những tổn thương ở phổi vẫn âm thầm tiếp diễn gây nguy hiểm cho người bệnh. Một số tổn thương phổi mà bệnh nhân có thể gặp như viêm phổi kẽ, xơ phổi, tắc mạch máu phổi.Khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi là dấu hiệu nguy hiểm.

Tình trạng khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi là dấu hiệu phổi đang bị tổn thương hậu Covid.

5. Hậu Covid khó thở khi nào cần đi khám bác sĩ?

Bạn cần theo dõi những dấu hiệu sau để kịp thời đi thăm khám, loại bỏ những nguy hiểm có thể gặp phải. 

5.1 Dấu hiệu cấp cứu

Khi có những triệu chứng sau, hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất:

  • Khó thở nhiều, thở hổn hển, phải gắng sức khi thở.
  • Đau tức ngực.
  • Cơn đau nhói vùng ngực lan lên hàm cổ và xuống cánh tay, vai lưng.
  • Cơn đau thắt vùng ngực trái.Bệnh nhân nên đi khám ngay nếu có dấu hiệu đau ngực trái.

Hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất nếu gặp khó thở kèm đau co thắt vùng ngực trái.

5.2 Dấu hiệu cần phải đi khám bác sĩ khi bị khó thở

Người bệnh có những triệu chứng sau cần được đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Thở khò khè.
  • Hậu Covid khó thở ho
  • Hậu Covid khó thở về đêm.
  • Khó thở ngay cả khi vận động nhẹ hoặc đang nghỉ ngơi.
  • Khó thở trong khi ăn uống, nói chuyện.
  • Cổ họng căng cứng, nuốt sặc.

5.3 Những đối tượng cần đi khám hô hấp sau khi mắc covid

Những bệnh nhân thuộc các nhóm sau nên đi khám sau khi khỏi bệnh để được kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe.

  • Gặp tình trạng hậu Covid khó thở kéo dài, không thuyên giảm, nhất là sau 3 – 4 tuần.
  • Sau khi đã tuân thủ tư vấn từ bác sĩ như chế độ nghỉ ngơi, dùng thuốc, tập phục hồi chức năng hô hấp nhưng không cải thiện.
  • Những bệnh nhân mắc Covid nặng phải điều trị tại bệnh viện. Đặc biệt là những bệnh nhân có tổn thương phổi trong quá trình bị bệnh, những bệnh nhân phải sử dụng oxy trong khi điều trị.
  • Bệnh nhân có bệnh nền mạn tính.
  • Bệnh nhân trên 60 tuổi.

Vậy bệnh nhân bị hậu Covid sẽ khám những gì? Tùy thuộc vào tiền sử bệnh, tình trạng sức khỏe sẽ có những xét nghiệm, cận lâm sàng liên quan. một số loại xét nghiệm, thăm dò thường được chỉ định: 

  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp Xquang ngực không chuẩn bị, chụp cắt lớp vi tính ( CT ) lồng ngực để đánh giá tổn thương phổi.
  • Đo chức năng thông khí phổi: Đánh giá xem bệnh nhân có bị rối loạn thông khí hay không.
  • Siêu âm tim: Kiểm tra những bệnh lý tim mạch có liên quan.
  • Xét nghiệm thường quy khác: Sinh hóa máu, công thức máu.

6. Lưu ý khi bị hậu Covid khó thở

Để đảm bảo an toàn và nhanh chóng hồi phục, bệnh nhân hậu Covid khó thở cần thực hiện các lưu ý sau:

6.1 Chế độ ăn uống

Bệnh nhân nên ăn uống đa dạng các chất để nạp lại năng lượng cho cơ thể và chia nhỏ bữa ăn để hấp thu dưỡng chất từ thức ăn tốt hơn. Người bệnh nên ưu tiên thêm các thảo dược bổ phế khí vào thực đơn như: đẳng sâm, hoàng kỳ, hoài sơn. Ngoài ra, các loại gia vị như tỏi, gừng, nghệ cũng được chuyên gia khuyên dùng. Chúng có công dụng kháng khuẩn, giảm viêm cho phổi rất tốt.Bổ sung đa dạng các chất.

Nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để cơ thể nhanh chóng hồi phục.

6.2 Chế độ nghỉ ngơi, luyện tập

Trong 7-10 ngày đầu tiên này, người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh hoạt động gắng sức như mang vác nặng, leo cầu thang nhiều… Vì các hoạt động đó sẽ khiến nhu cầu oxy của cơ thể cao hơn trong khi phổi vẫn đang có những tổn thương sau Covid. Điều này dẫn đến việc cơ thể không được cung cấp đủ oxy gây khó thở, tức ngực, đau đầu chóng mặt. 

Thay vào đó, người bệnh hãy lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng để tăng thông khí phổi, cải thiện chức năng hô hấp. Một số bài tập có thể tham khảo là tập thở chúm môi, tập thở bụng, hít sâu thở đều trong 5-10 phút hàng ngày, đi bộ nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày 

Trên đây là những nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí khi bệnh nhân gặp tình trạng di chứng hậu Covid khó thở. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại thông tin bên dưới để được tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của Thuốc Dân Tộc tư vấn hoàn toàn miễn phí. 

 

Ngày đăng 11:59 - 01/05/2022 - Cập nhật lúc: 09:44 - 01/06/2022
Chia sẻ:
Giải pháp ngăn rụng tóc, kích thích mọc tóc từ thảo dược của Trung Tâm Da liễu Đông y Việt Nam

Hiện nay, xu hướng áp dụng các sản phẩm thảo dược vào trong việc hỗ trợ điều trị rụng tóc…

Bấm huyệt dễ ngủ – Giải pháp chữa mất ngủ, đau đầu dễ dàng và hiệu quả

Bấm huyệt chữa mất ngủ là liệu pháp cải thiện và nâng cao chất lượng giấc ngủ hiệu quả, an…

“Chặn đứng” virus, vi khuẩn mùa bệnh dịch nhờ thuốc tăng cường sức đề kháng Thuốc dân tộc

Vào thời điểm giao mùa, các bệnh về hô hấp do virus vi khuẩn thường tăng đột biến, đặc biệt…

Bệnh viện Từ Dũ khoa hiếm muộn – Địa chỉ, lịch làm việc cụ thể

Bệnh viện Từ Dũ là một trong những bệnh viện hàng đầu cả nước về lĩnh vực điều trị vô…

Cách sử dụng nước ion kiềm chuẩn nhất để đảm bảo sức khỏe

Nước ion kiềm có nhiều lợi ích với sức khỏe, tuy nhiên nếu sử dụng sai cách thì nó sẽ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua