15 công dụng của Hành Tây đối với sức khỏe của bạn

Hành tây là một loại gia vị và thảo mộc quen thuộc với hương vị cay nồng đặc trưng. Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng hành tây thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, cải thiện tâm trạng và duy trì sức khỏe của da, tóc.

Củ hành tây
Hành tây có thể làm tăng hương vị của món ăn và hỗ trợ tăng cường sức khỏe

Đặc điểm của Hành tây

1. Hành tây là gì?

Hành tây hay còn được gọi là củ hành là một loại gia vị được trồng rộng rãi trên thế giới. Đây là một loại gia vị thuộc chi Allium, họ Pyaz hoặc họ hành Alliaceae. Các loại rau có liên quan khác bao gồm: Tỏi, Tỏi tây, Hẹ và Hành tây Trung Quốc.

Cây Hành tây thường có màu xanh, sáng bóng ở gốc sau đó phình ra ở phần thân trên khi đạt đến thời gian phát triển nhất định. Hành tây thường có thân ngầm, ngắn, được bảo quanh bởi lá đặc biệt (hay còn gọi là vỏ củ hành). Vào mùa thu hoặc mùa xuân, các tán lá tàn, lớp ngoài của hành sẽ bị khô, dễ gãy và là thời điểm thích hợp để thu hoặc Hành tây.

2. Các loại Hành tây phổ biến

Hành tây được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các nền ẩm thực. Hành có rất nhiều chủng loại, chi, họ. Tuy nhiên, các loại được sử dụng phổ biến nhất bao gồm:

  • Hành tây vàng: Có thịt màu trắng ngà, bao quanh bên ngoài bởi một lớp da nâu, mùi thơm mạnh và giống lưu huỳnh.
  • Hành ngọt: Có lớp da bên ngoài sáng mịn, ít đục, bao quanh bởi một lớp da lớn và có vị hơi béo.
  • Hành Tây đỏ: Mùi vị nhẹ nhàng, không quá hăng, vị ngọt và có thể ăn sống. Phần vỏ và thịt củ hành đều có màu đỏ tươi.
  • Hành trắng: Có lớp vỏ màu trắng, mùi vị nhẹ nhàng và ngọt hơn các loại hành tây còn lại.

3. Các chất dinh dưỡng có trong Hành tây

Hành tây giàu lưu huỳnh, chất xơ, Kali, Canxi, Vitamin B, Vitamin C, ít chất béo, Cholesterol và Natri. Một số thông tin chi tiết về các chất dinh dưỡng trong Hành tây bao gồm:

  • Năng lượng 40 Kcal
  • Carbohydrate 9,34 g
  • Chất đạm 1,10 g
  • Chất xơ 1,7 g
  • Tổng số chất béo 0,10 g
  • Axit Pantothenic 0,125 mg
  • Thiamin 0,046 mg
  • Vitamin C 7,4 mg
  • Vitamin A 2 IU
  • Vitamin E 0,02 mg
  • Natri 4 mg
  • Kali 146 mg
  • Canxi 23 mg
  • Mangan 0,125 mg
  • Photpho 29 mg
  • Kẽm 0,17 mg

Hành tây có tốt cho sức khỏe không?

Hành tây dùng sống hoặc nấu chín đều được dung nạp tốt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hành cung cấp một nguồn vitamin C, B6, sắt, Kali và Mangan để bảo vệ cơ thể khỏi cái lạnh và cảm cúm. Do đó, bạn có thể ăn Hành tây bất cứ lúc nào bạn muốn.

Các chất phytochemical, Allium và Allyl Disulphide có trong hành có đặc tính chống ung thư và chống lại tiểu đường. Hợp chất này cũng làm giảm độ cứng của mạch máu và giúp huyết áp. Hành tây cũng chứa Quercetin có thể chống oxy hóa.

Khi kết hợp với tỏi có thể hỗ trợ chống trầm cảm, giảm đau, chống viêm và chống đông máu hiệu quả. Ngoài ra, tinh dầu Hành tây cũng mang lại lợi ích sát trùng và kháng khuẩn.

Ăn Hành tây sống hay chín tốt hơn?

Cho dù sử dụng chín hay sống, Hành tây đều mang lại hiệu quả tương tự. Tuy nhiên, hành sống có lượng lưu huỳnh hữu cơ cao hơn, do đó mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn. Hành tây khi nấu chín có nguồn chất xơ và đồng cao. Chất xơ sẽ hỗ trợ cho hệ thống tiêu hóa trong khi đồng có thể hỗ trợ các hoạt động của não.

Ngoài ra, hành ngâm cũng mang lại một số lợi ích nhất định. Tuy nhiên, phần thịt bên ngoài của củ hành có chứa nồng độ Flavonoid cao. Do đó, loại bỏ phần thịt ngoài của hành sẽ tốt hơn khi sử dụng.

Ăn hành tây
Hành tây có thể ăn sống hoặc chín

15 công dụng của hành tây đối với sức khỏe

Trên thực tế, tác dụng của Hành tây đối với sức khỏe đã được công nhận từ thời cổ đại. Hành chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật mạnh có thể hỗ trợ điều trị đau đầu, lở loét, bệnh tim, tăng cường sức đề kháng.

Trong các nghiên cứu hiện đại, Hành tây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, da, tóc như sau:

1. Chống ung thư

Trong một số nghiên cứu cho biết Hành tây có thể tiêu diệt các tế bào ung thư vú và ung thư ruột kết. Điều này là do hành có chứa hàm lượng Quercetin và Anthocyanin cao. Đây là hợp chất có thể kích thích các tế bào ung thư tự diệt, thu hẹp môi trường sinh sống và kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư.

2. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Hành tây giàu Organosulfurs và các Flavonoid có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim và tăng cường sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, hành cũng có chứa Thiosulfin, giúp làm loãng máu tự nhiên, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Quercetin có trong Hành tây cũng có thể cung cấp khả năng chống oxy hóa, chống viêm, cải thiện nồng độ Cholesterol, tăng cường sức khỏe của tim và chống lại bệnh tim.

cải thiện tim mạch
Hành tây tăng cường sức khỏe của tim và chống lại bệnh tim

3. Ổn định lượng đường trong máu

Lưu huỳnh (S-methylcystein) và Quercetin có trong Hành tây có thể làm giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, Hành tây chỉ cho tác dụng điều trị đái tháo đường khi sử dụng kèm với Metformin (một loại thuốc tiểu đường).

Ngoài ra, Polyphenol có trong hành cũng hỗ trợ kiểm soát đường huyết.

4. Tăng cường sức khỏe não bộ

Các chất chống oxy hóa trong Hành tây có thể liên kết với các chất độc hại trong não và đẩy chúng ra khỏi cơ thể. Các hợp chất của lưu huỳnh cũng có thể làm chậm quá trình mất trí nhớ do lão hóa và cải thiện tình trạng thường hay chóng mặt, động kinh, đau nửa đầu.

Tuy nhiên, một phần công dụng của Hành tây có thể bị mất khi nấu chín. Do đó, hãy cố gắng ăn hành sống để cải thiện sức khỏe não bộ.

5. Hỗ trợ hệ thống tiêu hóa

Hành tây có chứa một loại chất xơ có trong rau là Insulin. Hoạt chất này hoạt động để bảo vệ các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Do đó, tiêu thụ chất xơ này thường xuyên có thể duy trì nồng độ vi khuẩn có lợi, hạn chế tiêu chảy, khó tiêu và các bệnh lý tiêu hóa khác.

Ngoài ra, hành cũng được cho là có thể chống táo bón, điều trị đau dạ dày, tẩy giun tự nhiên và hỗ trợ cải thiện tình trạng đầy hơi.

6. Duy trì sức khỏe xương khớp

Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng Hành tây thường xuyên có thể ngăn ngừa nguy cơ loãng xương do lão hóa.

Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng Hành tây có thể làm giảm nguy cơ mất xương tự nhiên. Bên cạnh đó, những người thường xuyên ăn củ hành có khối lượng xương cao hơn 5% so với người khác. Tiêu thụ củ hành cũng được cho là có lợi cho xương khớp ở phụ nữ trên 50 tuổi.

Ăn Hành tây có thể góp phần ức chế viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và hỗ trợ điều trị bệnh đau khớp.

tăng sức khỏe xương khớp
Hành tây hỗ trợ bảo vệ xương khỏe mạnh

7. Chống viêm và dị ứng

Quercetin và các Flavonoid khác trong Hành tây có thể giúp ngừa viêm và ngăn chặn việc giải phóng các tế bào Histamine. Ăn Hành tây có thể giúp bạn thoát khỏi các cơn nghẹt mũi, khó thở do xoang.

Ngoài ra, nhờ vào đặc tính kháng khuẩn, chiết xuất Hành tây có thể chống lại sâu răng, làm vết thương nhanh lành và chống lại các vấn đề dị ứng khác trong cơ thể.

8. Chống Oxy hóa

Hành tây là một nguồn chứa các chất chống Oxy hóa khá cao. Trên thực tế, hành chứ hơn 25 chất Flavonoid khác nhau có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa.

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng Hành tây thường xuyên có thể có thể ức chế quá trình oxy hóa, hạn chế tổn thương các tế bào, ngăn ngừa ung thư, bệnh tim mạch và tiểu đường.

9. Tốt cho tai và mắt

Mặc dù các nghiên cứu còn hạn chế, tuy nhiên nhiều người tin rằng nhỏ vài giọt nước ép Hành tây vào tai có thể ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ giảm đau.

Lưu huỳnh có trong hành cũng hỗ trợ cải thiện sức khỏe của mắt. Lưu huỳnh kích thích sản sinh một loại Protein có tên là Glutathione. Hoạt chất này hoạt động như một chất chống bệnh tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

Bên cạnh đó, Hành tây có thể được sử dụng một loại thuốc nhỏ để chống lại các bệnh nhiễm trùng như viêm tai giữa, viêm bờ mi, viêm giác mạc,… Tuy nhiên, trước khi sử dụng nước ép Hành tây, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

10. Hỗ trợ sức khỏe hệ thống hô hấp

Hành tây có đặc tính chống viêm và có thể làm dịu các bệnh lý về đường hô hấp. Nếu bạn mắc các bệnh lý về đường hô hấp như hen suyễn và viêm mũi dị ứng, bạn có thể thêm Hành tây vào công thức nấu ăn hàng ngày. Điều này có thể hỗ trợ giảm đau đầu, chống nghẹt mũi và giúp người bệnh thở dễ dàng hơn.

11. Giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ

Hành tây có chứa Prebiotic có thể giảm căng thẳng, chống trầm cảm và cải thiện giấc ngủ.

Khi các vi khuẩn có lợi tiêu thụ Prebiotic sẽ cải thiện sức khỏe đường ruột và giải phóng các sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất. Điều này có thể tránh các chất, sản phẩm phụ trong hệ tiêu hóa gây ảnh hưởng đến chức năng não và giấc ngủ.

12. Tốt cho răng miệng

Hành tây chứa Thiosulfin và Thiosulfonate có thể giúp làm giảm vi khuẩn gây sâu răng. Hành cũng giàu vitamin C có thể hỗ trợ giảm đau và giữ cho răng luôn khỏe mạnh.

Ăn Hành tây sống là cách tốt nhất để chống sâu răng. Bởi vì khi nấu chín một số hợp chất của lưu huỳnh có thể bị phá hủy và giảm hiệu quả. Tuy nhiên, ăn củ hành sống có thể gây hôi miệng. Do đó, hãy súc miệng thật kỹ sau khi ăn hành.

13. Cải thiện sức khỏe tình dục

Hành tây là một loại thảo dược có thể kiểm soát chức năng tình dục, điều trị bất lực và rối loạn cương dương. Ngoài ra, uống nước ép Hành tây với mật ong cũng có thể hạn chế việc xuất tinh sớm và tăng chức năng sinh sản ở nam giới.

cải thiện sức khỏe sinh sản
Sử dụng củ hành có thể cải thiện chức năng sinh sản ở nam giới

14. Tăng cường sức khỏe da

Hành tây chứa nhiều Vitamin A, E và C, có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe và bảo vệ da khỏi các gốc tự do. Cụ thể, công dụng của Hành tây đối với da như sau:

  • Làm sáng da: Vitamin C trong Hành tây có thể hỗ trợ làm sáng da.
  • Chống lão hóa: Các chất chống oxy hóa trong củ hành có thể chống lại tác hại của tia UV và ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra. Hành cũng chứa Quercetin giúp da không bị nhăn, luôn mềm mại và căng mịn.
  • Trị mụn: Chất kháng khuẩn, chống viêm của Hành tây có thể làm dịu da, bảo vệ da khỏi vi khuẩn, trị mụn và chống lại các vấn đề nhiễm khuẩn khác.
  • Chữa nám, tàn nhang: Nước ép củ hành chứa chất Phytonutrients và chất chống oxy hóa có thể loại bỏ các đốm đen, nám da và các tạp chất khác trên da.

15. Hỗ trợ tăng trưởng tóc

Hành tây cũng hỗ trợ cải thiện sức khỏe và vẻ ngoài của tóc, cụ thể như:

  • Giúp tóc mọc nhanh: Lưu huỳnh và các chất axit amin có trong củ hành có thể giúp tóc chắc khỏe. Khi thoa lên da đầu, nước ép Hành tây có thể giúp kích thích sản xuất Collagen, hỗ trợ các tế bào da đầu khỏe mạnh và giúp tóc mọc nhanh.
  • Trị gàu: Nước ép hành tây có thể tiêu diệt vi khuẩn, ức chế sự phát triển của gàu. Ngoài gàu, Hành tây cũng ức chế sự phát triển và hỗ trợ điều trị một số bệnh nhiễm trùng da đầu khác như nấm da đầu.
  • Cải thiện tóc bạc: Mặc dù các nghiên cứu còn mơ hồ những việc áp dụng nước ép Hành tây lên da đầu có thể cải thiện tóc bạc sau 2 tháng.
  • Tránh chấy rận: Lưu huỳnh trong củ hành có thể hỗ trợ phòng chống và tiêu diệt chấy rận. Chỉ cần massage nước ép hành lên da đầu và để yên trong 2 giờ để loại bỏ chấy.

Hành tây có thể làm tăng hương vị của món ăn và làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý. Do đó, thêm củ hành vào công thức nấu ăn hàng ngày để cải thiện sức khỏe tổng thể.

Một số lưu ý khi sử dụng Hành tây

Thường xuyên sử dụng Hành tây có thể mang lại một số tác dụng phụ cho cơ thể. Cụ thể bao gồm:

  • Làm giảm lượng đường trong máu, vì vậy người bệnh tiểu đường cần thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu để tránh làm giảm quá nhiều lượng đường trong máu.
  • Kích thích dạ dày, gây nôn mửa và nóng rát ở dạ dày. Nếu thường xuyên gặp các triệu chứng này khi sử dụng củ hành hãy trao đổi với bác sĩ chuyên môn.
  • Kích ứng da khi thoa lên da để điều trị mẩn ngứa, mụn. Do đó, hãy thử độ dị ứng trên một vùng da nhỏ trước khi áp dụng lên vùng da lớn.
  • Gây ợ nóng ở phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Gây ợ nóng không kiểm soát được khi sử dụng quá nhiều củ hành. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng xấu ở bệnh nhân bệnh tim.
  • Hôi miệng do hàm lượng lưu huỳnh cao.
  • Làm giảm huyết áp tâm thu và tâm trương. Vì vậy người dùng thuốc điều trị huyết áp không nên ăn quá nhiều Hành tây.
  • Chống đông máu, làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu khi bị thương.

Mặc dù các rủi ro khi sử dụng Hành tây thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, người dùng nên xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, đa dạng để tránh các rủi ro tiềm ẩn.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 10:23 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 15:06 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Uống nước đậu xanh có tác dụng gì? Cách làm từ A-Z

Đậu xanh được ca ngợi là thực phẩm vàng cho sức khỏe. Chính vì vậy mà không có gì ngạc…

Quà tặng Đông trùng hạ thảo Vietfarm luôn dẫn đầu xu hướng hiện đại Xuân Nhâm Dần 2023, Trao Gửi Yêu Thương Với Bộ Quà Tặng Sức Khỏe Đông Trùng Hạ Thảo Vietfarm

Đông trùng hạ thảo Vietfarm vừa ra mắt bộ quà tết sức khỏe nhân dịp xuân Nhâm Dần 2022 đặc…

Cây Rau Đay và 10 Công Dụng Cực Tốt Cho Sức Khỏe

Cây rau đay là thực phẩm chứa nhiều sắt, canxi, và chất nhờn giúp nhuận tràng, chống táo bón, ngăn…

Yến Rút Lông Nguyên Tổ: Cách Sơ Chế, Giá Bán Mới Nhất

Yến rút lông nguyên tổ là một trong những loại yến sào được ưa chuộng nhất trên thị trường. Không…

1 lạng yến ăn được bao lâu? 1 Lạng Yến Ăn Được Bao Lâu? Cách Dùng và Bảo Quản

1 lạng yến sào tương đương 100gram mức giá từ khoảng 3.000.000 - 7.000.000đ tùy loại. Chính vì giá thành…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua