Giun đũa – Cấu tạo, hình ảnh nhận biết, phòng ngừa & điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Nhiễm giun đũa là một bệnh nhiễm trùng do loại giun ký sinh trong ruột người gây nên. Bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến triệu chứng và biến chứng nguy hiểm.

Giun đũa

Bệnh nhiễm giun đũa có thể gặp ở hầu hết mọi người trên toàn thế giới. Theo một số thống kê, tỷ lệ nhiễm giun thường có xu hướng tăng nhanh ở  các nước thuộc vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, đặc biệt là những khu vực có điều kiện vệ sinh kém. Đa phần các trường hợp nhiễm giun đũa nhẹ đều không xuất hiện triệu chứng nhưng trong trường hợp nặng, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng.

I. Cấu tạo hình thể của giun đũa

Giun đũa là loại giun ký sinh trong ruột người có màu hồng lợt hoặc trắng ngày. Thân giun dài với đầu và đuôi có hình chóp nón. Miệng có 3 môi hình bầu dục thường xếp cân đối gồm 2 môi bụng và 1 môi lưng. Bờ môi có các gai cảm giác và răng.

Thông thường, giun đũa có kích thước khá to. Tùy thuộc vào loại giun cái hay đực mà chúng có kích thước và cấu tạo khác nhau. Cụ thể:

  • Giun cái: Có chiều dài 20 – 35 cm và rộng 3 – 6 mm. Đuôi giun cái thẳng hình nón và có 2 gai nhú sau hậu môn. Lỗ sinh dục của giun cái nằm ở khoảng 1/3 trên mặt bụng.
  • Giun đực: Có kích thước nhỏ hơn giun cái với chiều dài 15 – 31 cm và rộng 2 – 4 mm. Đuôi của giun được thường cong lại về phía bụng và có 2 gai giao hợp ở cuối đuôi.

Có mấy loại trứng giun đũa?

Trứng giun cái được chia làm 3 loại như sau:

  • Trứng chắc (còn gọi là trứng thụ tinh): Trứng có hình bầu dục với 3 lớp chính. Lớp ngoài cùng là albumin xù xì, lớp giữa được cấu tạo bởi glycogen với hình dạng trong suốt và nhẵn, lớp trong cùng là màng dinh dưỡng được tạo thành bởi lipid không thấm nước. Những lớp màng này có tác dụng bảo vệ phôi chống lại các chất độc hại. Trứng chắc thường có kích thước 45 – 75 µm x 35 – 50 µm. Khi trứng mới được đẻ ra, bên trong trứng chứa phôi bào chưa phân chia. Sau khoảng thời gian ngoại cảnh, phôi sẽ phát triển thành giun bên trong lớp vỏ
  • Trứng không thụ tinh được (Trứng lép): Lớp vỏ trứng gồm 2 lớp màng mỏng, không có màng dinh dưỡng. Bên trong trứng chứa các hạt tròn không đều. Trứng không thụ tinh thường có hình bầu dục dài và có kích thước 88 – 94 µm x 39 – 44 µm. Loại trứng lép này thường bị thoái hóa sau đó
  • Trứng mất vỏ: Thường gặp ở cả trứng thụ tinh và không thụ tinh. Trứng mất vỏ xảy ra là do lớp albumin bị bong tróc làm cho lớp vỏ trứng trở nên trơn tru

II. Chu trình phát triển của giun đũa

Theo thống kê, mỗi ngày giun đũa đẻ trung bình khoảng 200.00 trứng ở ruột non và trứng sẽ được thải ra ngoài theo đường phân. Khi ở trong đất ẩm, phôi trong vỏ trứng sẽ phát triển thành ấu trùng. Các ấu trùng này  có vòng đời từ 2 – 4 tháng và thường thích nghi ở nhiệt độ 36 – 40 độ C, còn ở 25 độ C chúng chỉ tồn tại 3 tuần.

Sau khi vào dạ dày, các ấu trùng sẽ thoát ra khỏi vỏ trứng và sống ở tá tràng. Sau đó, chúng đi xuyên qua thành ruột vào máu, đồng thời di chuyển theo máu đến tim phải, gan và phổi. Ở phổi, ấu trùng giun đũa sẽ lột xác 2 lần sau 5 – 10 ngày và có chiều dài 1,5 – 2 mm, đường kính thân là 0,02 mm. 

Chu trình phát triển giun đũa
Ấu trùng giun đũa thường tồn tại trong cơ thể người từ 12 – 18 tháng

Lúc này, ấu trùng có thể làm vỡ các mao quản phổi, di chuyển đến phế nang và vào phế quản. Sau đó, chúng tiếp tục đi ngược lên khí quản và thực quản rồi được nuốt trở lại ruột non. Tại đây, ấu trùng sẽ trưởng thành và tồn tại trong cơ thể khoảng 12 – 18 tháng.

Thời gian bắt đầu bị nhiễm đến khi giun đũa trưởng thành cần 5 – 12 tuần. Trong quá trình phát triển của ấu trùng, đi từ ruột non đến các cơ quan khác rồi vòng về định cư ở ruột non, ấu trùng cũng có thể đi lạc sang các cơ quan khác và gây nên hiện tượng giun đi lạc chỗ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

III. Triệu chứng nhận biết bệnh giun đũa

Theo các chuyên gia ký sinh trùng cho biết, hầu hết các trường hợp nhiễm giun đũa nếu ở thể nhẹ đều không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi nhiễm trùng chuyển sang mức trung bình và nặng, tùy thuộc vào khu vực nhiễm giun đũa mà bệnh gây nên các triệu chứng khác nhau. Chẳng hạn như:

Trong phổi

Như đã đề cập ở trên, ấu trùng giun đũa sau khi vào cơ thể chúng sẽ di chuyển theo dòng máu hoặc hệ bạch huyết vào phổi. Khi đó, người bệnh có thể gặp phải một vài triệu chứng tương tự như bệnh viêm phổi, hen suyễn. Cụ thể:

  • Ho dai dẳng
  • Khó thở hoặc thở khò khè

Trong ruột

Sau khi định cư ở ruột non, ấu trùng sẽ trưởng thành và sống trong ruột cho đến khi chết. Khi đó, chúng có thể gây các triệu chứng như:

  • Đau bụng mơ hồ
  • Tiêu chảy hoặc đại tiện ra máu
  • Ói mửa hoặc buồn nôn

Nếu lượng giun xâm nhập nhiều trong đường ruột, bệnh nhân có thể gặp phải các biểu hiện khác như:

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn
  • Suy dinh dưỡng hoặc giảm cân
  • Xuất hiện giun trong chất nôn hoặc trong phân

IV. Hình ảnh giun đũa và hình ảnh nhận biết bệnh giun đũa

Hình ảnh nhận biết bệnh giun đũa

Triệu chứng nhiễm giun đũa
Nhiễm giun đũa gây đau quặn ở bụng
Triệu chứng nhiễm giun đũa
Giun đũa gây buồn nôn và ói mửa

Hình ảnh giun đũa 

Một số hình ảnh của giun đũa như:

Hình ảnh giun đũa
Hình ảnh giun đũa khổng lồ trong đường ruột
Hình ảnh giun đũa
Hình ảnh giun đũa

V. Nguyên nhân gây nhiễm giun đũa

Giun đũa không lây trực tiếp từ người này sang người khác. Tuy nhiên, chúng có thể lây gián tiếp sang người nếu người bệnh tiếp xúc với đất, động vật, thức ăn hoặc nước chứa ấu trùng giun đũa. Thông thường, ở nhiều nước đang phát triển, phân thường sử dụng để làm chất hữu cơ bón cho rau hoặc những nơi vệ sinh kém, chất thải của người thường trộn lẫn trong đất, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Hình ảnh giun đũa
Nguyên nhân gây nhiễm giun đũa là do trẻ tiếp xúc với thú cưng bị nhiễm bệnh

Yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ phơi nhiễm giun đũa

Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Vệ sinh kém: Tỷ lệ mắc bệnh giun đũa ở những nước đang phát triển thường cao hơn nước phát triển. Nguyên nhân là do thực hành vệ sinh không được đảm bảo
  • Tuổi tác: Bệnh giun đũa thường phổ biến ở lứa tuổi trẻ em dưới 10 tuổi. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch trẻ kém, cộng với việc trẻ chưa có nhận thức đúng về việc vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Chính vì vậy, chúng thường xuyên đi chân trần hoặc không rửa tay trước khi ăn, làm tăng khả năng mắc bệnh
  • Khí hậu ấm áp: Bệnh giun đũa thường xảy ra nhiều ở các nước có khí hậu ấm áp

VI. Biến chứng thường gặp do bệnh giun đũa gây nên

Nếu nhiễm giun đũa ở mức độ nhẹ, bệnh thường không gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm trùng nặng và không được tiến hành chạy chữa kịp thời, có thể gây các di chứng nặng nề như:

  • Tắc nghẽn và thủng ruột: Khi nhiễm giun đũa nặng, chúng sẽ sinh sôi và phát triển tạo thành một khối chặn trong đường ruột dẫn đến tình trạng tắc nghẽn. Khi đó, ngoài cảm giác đau quặn bụng, bệnh nhân còn bị triệu chứng nôn mửa hành hạ. Nếu tình trạng tắc nghẽn ruột không được cải thiện trong thời gian dài, giun đũa có thể gây thủng thành ruột hoặc ruột thừa dẫn đến chảy máu trong hoặc viêm ruột thừa
  • Làm chậm quá trình phát triển ở trẻ: Giun đũa thường gây rối loạn hệ tiêu hóa dẫn đến tình trạng kém hấp thu chất dinh dưỡng, đồng thời khiến trẻ mất cảm giác ngon miệng. Đây chính là lý do khiến cơ thể trẻ không nhận đủ nguồn dinh dưỡng, làm chậm quá trình tăng trưởng. Nếu hiện tượng này kéo dài một thời gian, trẻ có thể bị còi cọc, suy dinh dưỡng
  • Tắc nghẽn ống dẫn: Ở một số trường hợp giun đi lạc có thể chặn các tuyến tụy và ống hẹp của gan, gây đau nhức dữ dội

VII. Chẩn đoán bệnh giun đũa

Ở một số trường hợp nhiễm trùng giun đũa nặng, người bệnh có thể tìm thấy giun đũa sau khi nôn hoặc ho. Bên cạnh đó, chúng có thể thoát ra khỏi các khe hở cơ thể thông qua lỗ mũi hoặc miệng. Khi đó, người bệnh nên mang giun đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, để chẩn đoán xác định giun đũa, nhân viên y tế thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm phân: Giun đũa trưởng thành trong ruột và bắt đầu đẻ trứng. Ấu trùng sán sẽ đi qua hệ tiêu hóa và cuối cùng thải ra ngoài bằng hậu môn. Do đó, xét nghiệm phân có thể giúp tìm thấy dấu vết giun đũa
  • Xét nghiệm máu: Có thể giúp kiểm tra được sự hiện diện của số lượng bạch cầu nhất định gọi là bạch cầu ái toan. Nếu người bệnh bị phơi nhiễm giun đũa chúng có thể làm tăng bạch cầu ái toan
  • Chụp x – quang:  Nếu bệnh nhân bị nhiễm giun đũa, khi chụp x – quang sẽ thấy khối giun trong bụng. Một số trường hợp chụp  x – quang ngực có thể cho thấy sự xuất hiện của ấu trùng giun đũa trong phổi
  • Siêu âm: Giúp tìm thấy ấu trùng giun đũa trong gan hoặc tuyến tụy
  • Chụp cộng hưởng từ MRI hoặc CT scan: Hai xét nghiệm hình ảnh này giúp mô tả chi tiết về cấu trúc bên trong cơ thể, từ đó giúp phát hiện giun đũa đang chặn trong ống dẫn của gan hoặc tuyến tụy

VIII. Điều trị giun đũa

Thông thường, nhiễm giun đũa nếu ở triệu chứng nhẹ không cần phải điều trị, bởi bệnh có thể tự giải quyết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhiễm trùng nặng và gây biến chứng, người bệnh cần tiến hành thăm khám và chữa trị theo đơn kê từ bác sĩ.

Điều trị đặc hiệu

Người bệnh có thể chữa giun đũa bằng thuốc chống ký sinh trùng như:

  • Albendazole (Albenza)
  • Mebendazole
  • Ivermectin (Stromectol)

Những loại thuốc này có tác dụng giết chết giun đũa trưởng thành. Thời gian tiêu diệt và thải giun ra ngoài từ 1 – 3  ngày. Tuy nhiên, thuốc có thể gây nên những tác dụng phụ nhẹ như tiêu chảy hoặc đau bụng. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Phòng bệnh giun đũa
Điều trị giun đũa bằng thuốc

Điều trị biến chứng

Tùy thuộc vào biến chứng xảy ra mà cách điều trị bệnh khác nhau. Cụ thể: 

  • Viêm phổi do Ascaris lumbricoides: Sử dụng thuốc kháng viêm thuộc nhóm corticosteroid –  Prednisolone để tẩy giun. Người bệnh nên sử dụng thuốc sau 2 tuần tính từ thời gian xuất hiện triệu chứng nhiễm giun đũa ở phổi
  • Viêm đường ruột: Sử dụng thuốc chống đau, chống co thắt hoặc thuốc giảm căng dạ dày hay truyền dịch để cho kết quả điều trị viêm tốt. Đồng thời nên sử dụng thuốc tẩy giun sau khi cơn đau cấp đã qua và chức năng ruột đã phục hồi. Người bệnh nên dùng thuốc tẩy giun dạng lỏng và có tác dụng nhanh như pyrantel và levamisiole. Nếu biện pháp điều trị bảo tồn nêu trên thất bại, bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật để loại bỏ giun đũa và ngăn ngừa biến chứng chuyển nặng
  • Tắc ruột: Có thể điều trị bệnh bằng phương pháp bảo tồn như dùng thuốc giảm căng dạ dày, thuốc giảm co thắt hoặc dùng thuốc tẩy giun hay paraffin. Trong trường hợp áp dụng biện pháp này nhưng không mang lại kết quả tốt, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng nhịp tim nhanh, sốt, đau nhiều, nhu động ruột nỗi rõ và đau không thuyên giảm sau 48 giờ điều trị, cần tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, bác sĩ cần cố gắng không cắt bỏ ruột, tốt nhất nên làm cho nút lỏng ra để giun di chuyển đến ruột già rồi tống xuất chúng ra ngoài qua hậu môn.

IX. Cách phòng chống giun đũa

Để phòng ngừa tái phơi nhiễm giun đũa, bệnh nhân nên tuân thủ các lưu ý sau đây:

  • Nên ăn chín, uống sôi
  • Sử dụng thuốc tẩy giun theo chỉ định của bác sĩ
  • Sổ giun định kỳ, 6 tháng một lần
  • Sổ giun thường xuyên cho vật nuôi
  • Thực hành vệ sinh tốt bằng cách vệ sinh cá nhân sạch sẽ
  • Thường xuyên vệ sinh và dọn dẹp nhà cửa, giường chiếu và mùng màn sạch sẽ
  • Giặt quần áo bẩn bằng nước ấm hoặc ngâm chúng trong dung dịch ammonia trước khi giặt sạch
  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Nên thông báo cho bác sĩ biết nếu bị sốt kèm theo đau bụng dữ dội hoặc gặp triệu chứng đau ngực, thở hụt hơi
  • Trong trường hợp nhiễm giun khi mang thai hoặc có triệu chứng nhiễm giun sau khi đã điều trị, bệnh nhân nên liên hệ bác sĩ để có biện pháp điều trị tốt

Nhiễm giun đũa ở thể nhẹ thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu bệnh chuyển nặng có thể gây tắc ruột và khiến trẻ bị còi cọc, suy dinh dưỡng. Do đó, người bệnh nên thăm khám và tẩy giun định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời để phòng ngừa tái nhiễm giun và bảo vệ sức khỏe, bệnh nhân nên thực hành vệ sinh sạch sẽ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 08:30 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:14 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày. Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe đặc biệt là với những người gặp các vấn…

Các Loại Thuốc Chống Co Thắt Dạ Dày – Giảm Đau Hiệu Quả

Thuốc chống co thắt dạ dày là một trong những loại thuốc giảm đau được chỉ định sử dụng nhiều…

Bị apxe hậu môn nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?

Ăn uống đúng cách được xem là liệu pháp hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị bệnh apxe…

ung thư dạ dày giai đoạn 3 Ung thư dạ dày giai đoạn 3 và thông tin cần biết

Bệnh ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là khi bệnh đã tiến…

Cách bấm huyệt trị táo bón & giúp dễ ngủ – Hướng dẫn A-Z

Tác động từ phương pháp xoa bóp bấm huyệt có thể kích thích nhu động ruột và hạn chế tình…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua