Vừng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Vừng chứa nhiều vi chất dinh dưỡng, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, vừng còn có tác dụng điều trị chứng táo bón, tiêu hóa kém, bệnh trĩ, ngăn ngừa cận thị, trị chứng tắc sữa ở sản phụ và bảo vệ sức khỏe xương khớp.

Vừng
Vừng không chỉ là loại thực phẩm lành mạnh mà còn có tác dụng điều trị các bệnh lý thường gặp

  • Tên gọi khác: Mè, hồ ma nhân, chi ma, hồ ma
  • Tên khoa học: Sesamum indicum
  • Họ: Vừng (danh pháp khoa học: Pedaliaceae)

Mô tả dược liệu Vừng

1. Đặc điểm thực vật

Vừng là loại thuốc nam quý. Đây là loại thực vật thân thảo, cao khoảng 65 – 100cm và có lông mềm bao xung quanh thân. Lá đơn, mọc đối xứng, phiến lá hình bầu dục, rộng ở giữa và thon hẹp ở 2 đầu. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, có cuống ngắn và màu trắng.

Hình ảnh cây vừng
Mè là cây thân thảo, cao khoảng 65 – 100cm, hoa màu trắng và nở vào tháng 5 – 9 hằng năm

Quả có lông mềm bao phủ, hình kép dài và chứa nhiều hạt bên trong. Hạt mè đen thuôn, có màu đen hoặc vàng nâu. Cây ra hoa vào tháng 5 – 9 và sai quả vào tháng 7 – 9 hằng năm.

2. Bộ phận dùng

Hạt của cây.

3. Phân bố

Cây vừng có nguồn gốc từ các nước Châu Á có khí hậu nhiệt đới. Ở nước ta, cây được trồng nhiều để làm thực phẩm, sản xuất tinh dầu và dùng làm thuốc.

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái cây vào tháng 6 – 8 hằng năm. Khi thu hái, cắt toàn bộ cây, phơi khô và đập lấy hạt. Tiếp tục dùng hạt mè phơi khô, đồ thật kỹ và sao vàng. Hoặc có thể dùng hạt mè ép lấy dầu.

Hình ảnh hạt mè tươi
Sau khi thu hái, đem toàn cây phơi khô và đập lấy hạt

5. Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo.

6. Thành phần hóa học

Mè đen chứa khoảng 40% acid béo, mangan, nicotinamide, photpho, kali, calci, lipid, glucid, nước, protein, đồng, canxi, magie, vitamin E, vitamin B6, sắt,…

Vị thuốc vừng

1. Tính vị

Vị ngọt, béo, tính bình và không có độc.

2. Qui kinh

Qui vào kinh Thận và Can.

3. Tác dụng dược lý

– Theo Đông Y:

  • Tác dụng: Dưỡng huyết, nhuận tràng, tăng khí lực, mạnh cơ bắp, bổ ích tinh tủy, bổ ích can thận, khu phong, bổ ngũ tạng, minh mục,…
  • Thành phần dinh dưỡng giữa vừng đen và vừng trắng không có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên kinh nghiệm sử dụng từ dân gian cho thấy vừng đen có tác dụng bổ thận mạnh hơn vừng trắng.
  • Chủ trị: Vừng được sử dụng để điều trị chứng táo bón, tiêu hóa kém, thị lực giảm, đau nhức xương khớp, thiếu sữa, sưng vú, mụn nhọt,…

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Thoa dầu mè lên vùng da có tác dụng chống viêm và hạn chế kích thích.
  • Mè có tác dụng giảm cholesterol trong máu và phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch.
  • Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể và có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón,…
  • Tác dụng hạ huyết áp: Các nghiên cứu cho thấy, hàm lượng vitamin E, magie và chất chống oxy hóa trong vừng có tác dụng làm sạch mạch máu và duy trì huyết áp ở mức ổn định.
  • Tác dụng bảo vệ sức khỏe xương khớp: Hàm lượng canxi, kẽm, mangan và magie trong mè có tác dụng nuôi dưỡng xương khớp.
  • Vừng có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa tình trạng viêm, kiểm soát béo phì và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim, thận,…
  • Vitamin B6, sắt và đồng trong hạt mè có tác dụng cung cấp oxy và tái tạo hồng cầu.
  • Chất béo lành mạnh, pinoresinol và các thành phần chống oxy hóa trong hạt mè có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Ngoài ra mè còn cung cấp cho cơ thể các vi chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, đồng, selen, kẽm, vitamin E và vitamin B6,… có tác dụng tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
  • Hàm lượng selen trong hạt mè có tác dụng kích thích hormone tuyến giáp và hỗ trợ điều trị bệnh suy giáp.
  • Phytoestrogen trong hạt vừng có tác dụng tương tự hormone estrogen trong cơ thể nữ giới. Vì vậy bổ sung vừng có thể giảm các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh như bốc hỏa, da khô sạm, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ,…

4. Cách dùng – liều lượng

Mè được dùng bằng cách ăn trực tiếp, sắc uống, chế biến thành thức ăn, tinh dầu, làm hoàn, sử dụng ngoài da,… Liều dùng trung bình 12 – 40g/ ngày.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ vừng

Hình ảnh vừng
Vừng có tác dụng nuôi dưỡng làn da, trị tóc bạc, thận yếu, bệnh trĩ, táo bón và tăng cường chức năng tiêu hóa

1. Bài thuốc giúp đẹp da và ngăn ngừa tóc rụng, bạc

  • Chuẩn bị: Vừng đen 500g.
  • Thực hiện: Đem phơi khô, sao cho chín, tác thành bột mịn và bảo quản trong lọ. Mỗi lần dùng 1 – 2 thìa cho vào bát, thêm đường phèn và đổ nước sôi vào khuấy thành chè.

2. Bài thuốc chữa đầy chướng bụng và ăn không tiêu

  • Chuẩn bị: Một ít vừng đen.
  • Thực hiện: Giã nát và đem nấu với cháo, thêm 1 vỏ quýt khô (trần bì). Khi ăn, nêm nếm cho vừa miệng, dùng 2 – 3 lần là khỏi.

3. Bài thuốc trị thiếu sữa ở phụ nữ sau khi sinh

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị gạo tẻ 50 – 60g và vừng đen 30g. Nấu nhừ thành cháo, ăn hằng ngày có tác dụng lợi sữa và hạn chế chứng táo bón sau khi sinh.
  • Bài thuốc 2: Tằm rang khô 10g (nghiền vụn) và vừng 30g (giã nhỏ). Sau đó trộn đều 2 nguyên liệu và cho thêm đường đỏ vào, đổ nước sôi, đậy kín trong vòng 10 phút. Dùng 1 lần/ ngày khi bụng đói.

4. Bài thuốc chữa viêm mũi mãn tính

  • Chuẩn bị: Một ít dầu vừng.
  • Thực hiện: Đem dầu vừng đun sôi nhẹ trong vòng 10 – 15 phút. Sau đó để nguội và đổ dầu vào lọ sạch có nắp. Mỗi lần dùng 2 – 3 giọt nhỏ vào mũi (có thể tăng lên 4 – 5 giọt), thực hiện ngày 3 lần trong 14 ngày.
  • Lưu ý: Sau khi nhỏ nên hạn chế vận động trong 3 – 5 phút nhằm giúp dầu có thời gian đi sâu vào các niêm mạc bên trong mũi.

5. Bài thuốc chữa chứng táo bón và khó khăn khi đại tiện

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị hà thủ ô đỏ, long nhãn, bá tử nhân, kỷ tử, quả dâu tằm mỗi vị 100g, 1 ít mật ong và vừng đen 200g. Đem các vị tán thành bột mịn, sau đó luyện với mật ong làm thành viên. Ngày dùng từ 10 – 20 viên hoặc có thể sắc thuốc uống.
  • Bài thuốc 2: Dùng bá tử nhân, đại táo, xuyên khung, vừng đen và bá tử nhân mỗi vị 8, bạch thược và thục địa mỗi vị 12g. Đem các dược liệu cho vào ấm và sắc uống ngày 1 thang.

6. Bài thuốc chữa chứng đau buốt chân tay

  • Chuẩn bị: Hạt vừng đen 40g và rượu.
  • Thực hiện: Rang vừng cho thơm, sau đó tán bột và ngâm với rượu trong 1 đêm. Sau đó chia rượu thành nhiều lần uống và dùng liên tục trong nhiều ngày.

7. Bài thuốc chữa tiểu ra đạm và viêm thận mãn tính

  • Chuẩn bị: Vừng đen và quả óc hỗ mỗi thứ 500g, 1 ít táo đỏ.
  • Thực hiện: Dùng các nguyên liệu tán thành bôt mịn. Mỗi lần dùng 20g uống với nước, sau đó nhai thêm 7 quả táo, ngày thực hiện 3 lần.

8. Bài thuốc phòng ngừa cận thị

  • Chuẩn bị: Câu kỷ tử 30g, mè đen 50g và gạo tẻ 60g.
  • Thực hiện: Thêm nước vào và nấu nhừ thành cháo, mỗi ngày ăn 1 lần khi cháo còn ấm.

9. Bài thuốc chữa suy nội tạng

  • Chuẩn bị: Một lượng vừng đen và gạo tẻ.
  • Thực hiện: Hấp chín mè, sau đó đem phơi và nấu thành cháo.

10. Bài thuốc chữa chứng khí huyết cùng suy

  • Chuẩn bị: Lá vừng đen tươi 1 bó.
  • Thực hiện: Rửa sạch và hãm với nước sôi, uống thay nước trà.

11. Bài thuốc chữa lưng đau gối mỏi và tay chân sức yếu

  • Chuẩn bị: Bo bo, rượu, thục địa và vừng.
  • Thực hiện: Bọc dược liệu trong túi vải và ngâm với rượu trong 1 tuần và uống khi bụng đói.

12. Bài thuốc chữa nổi mề đay

  • Chuẩn bị: Đậu đen, vừng đen và táo đen mỗi thứ 10g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang và uống đều đặn cho đến khi khỏi.

13. Bài thuốc giúp trị táo bón, tăng cường chức năng gan, thận và dưỡng da

  • Chuẩn bị: Lá dâu và mè đen bằng lượng nhau, 1 ít nếp.
  • Thực hiện: Nấu cháo nhừ và ăn hằng ngày.

14. Bài thuốc giúp lợi sữa

  • Bài thuốc 1: Dùng 1 quả trứng gà, 1 ít muối ăn và 1 lượng vừng đen vừa đủ. Rang vừng cho thơm, sau đó tán nhuyễn và nêm thêm 1 ít muối. Đem trứng gà luộc chín và chấm với muối mè, ngày ăn 1 lần.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị giò heo 2 -3 cái, gia vị và mè đen 250g. Đem mè đen rang và tán nhuyễn, mỗi lần dùng 15g uống cùng với giò heo hầm canh, ngày dùng 3 lần.

15. Bài thuốc chữa hen suyễn ở người cao tuổi

  • Chuẩn bị: Gừng tươi 120g, mật ong và đường phèn mỗi thứ 100g, mè đen (sao) 250g.
  • Thực hiệc: Gừng tươi giã, vắt lấy nước, sau đó trộn đều với mè và rang cho thơm. Trong khi đó, đun chảy mật ong và đường phèn, sau đó trộn chung với mè và bảo quản trong hũ kín. Mỗi lần dùng 1 muỗng canh, dùng mỗi sáng.

16. Bài thuốc chữa tăng huyết áp

  • Chuẩn bị: Giấm 30ml, mật ong 30g và vừng đen 30g.
  • Thực hiện: Trộn đều uống, ngày dùng 3 lần và dùng liên tục trong 3 ngày.

17. Bài thuốc chữa chứng đại tiện táo và mất ngủ do thận suy

  • Chuẩn bị: 1 ít đường trắng, lá dâu 60g, hạch đào nhân 60g và vừng đen 20g.
  • Thực hiện: Đem tất cả dược liệu tán nhuyễn, sau đó thêm đường trắng vào. Chia thành 2 – 3 lần uống, sử dụng 1 lần/ ngày trước khi đi ngủ và dùng liên tục cho đến khi khỏi.

18. Bài thuốc chữa thiếu máu

  • Chuẩn bị: Câu kỷ tử và vừng đen mỗi thứ 15g, đảng sâm 30g, bạch thược và đương quy mỗi thứ 10g, thục địa 20g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống, ngày dùng từ 1 – 2 lần.

19. Bài thuốc chữa chứng tăng mỡ máu

  • Chuẩn bị: Gạo tẻ 30g, 1 ít đường trắng mè đen và quả dâu mỗi thứ 60g.
  • Thực hiện: Để đường trắng riêng, đem các nguyên liệu còn lại rửa sạch và giã nát. Sau đó cho 3 chén nước vào nồi nấu sôi, gia thêm đường trắng và đổ các nguyên liệu còn lại vào. Nấu cho đến khi chuyển sang dạng hồ và ăn khi còn nóng.

20. Bài thuốc chữa chứng mất ngủ, hay quên và suy giảm trí nhớ

  • Chuẩn bị: Đường đen 0.5kg, nhân hạch đào 250g và vừng 250g.
  • Thực hiện: Cho đường đen vào nồi, thêm nước và nấu với lửa nhỏ cho đến khi đường chảy và keo lại. Sau đó cho quả óc chó và mè đen đã rang chín vào, trộn đều và đổ ra khuôn. Đợi nguội và cắt thành từng miếng nhỏ, mỗi lần dùng 15g, ngày dùng 3 lần.

21. Bài thuốc chữa da nổi mề đay mẩn ngứa

  • Chuẩn bị: Đường trắng, vừng đen và rượu đế một lượng vừa đủ.
  • Thực hiện: Rang sơ mè đan, sau đó tán nhuyễn và thêm đường trắng vào. Mỗi lần 1 ít bột mè đen trộn với 2 thìa rượu đế, trộn đều và chưng cách thủy trong 20 phút. Dùng bài thuốc này sau khi ăn 2 tiếng hoặc dùng sáng khi bụng đói, ngày sử dụng 2 lần.

22. Bài thuốc chữa viêm thận mãn tính

  • Chuẩn bị: Đường trắng và mè đen một lượng vừa đủ.
  • Thực hiện: Rang chín mè đen, tán thành bột mịn và trộn đều với đường trắng. Mỗi lần dùng 1 thìa uống cùng với nước đun sôi, ngày sử dụng 2 lần.

23. Bài thuốc trị thận suy yếu sớm

  • Chuẩn bị: Mật ong, quả óc chó và vừng đen, mỗi thứ một lượng vừa đủ.
  • Thực hiện: Rang mè đen cho thơm và thêm quả óc chó vào, tán nhuyễn. Mỗi lần dùng 2 thìa uống với nước mật ong, ngày dùng 2 lần (sáng và chiều).

24. Bài thuốc chữa bệnh trĩ ra máu

  • Chuẩn bị: Đường đen 0.5kg và vừng đen 600g.
  • Thực hiện: Rang cháy mè đen sau đó trộn với đường, ăn trực tiếp, ngày ăn vài lần.

25. Bài thuốc trị chứng ho gà ở trẻ em

  • Chuẩn bị: Mật ong 50ml, đậu phộng 30g và mè đen 50g.
  • Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào nồi, thêm nước và nấu thành canh. Ăn ngay sau khi canh chín, ngày dùng 1 lần và dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.

26. Bài thuốc hỗ trợ điều trị sa tử cung

  • Chuẩn bị: Ruột heo 300g, thăng ma 10 và vừng đen 150g.
  • Thực hiện: Rửa sạch ruột heo, bọc thăng ma trong túi vải, sau đó nhét vào ruột heo cùng với mè đen. Thêm nước vào nồi đất và hầm như ruột nhừ, bỏ thăng ma và nêm thêm gia vị vào. Chia thành 2 – 3 lần ăn, dùng hết trong ngày và sử dụng liên tục trong 3 tuần.

27. Bài thuốc chữa viêm đại tràng mãn tính

  • Chuẩn bị: 1 bát mật mía và mè đen 40g.
  • Thực hiện: Dùng 1 mè đen trộn đều với 1/3 thìa mật mía, dùng trực tiếp. Mỗi ngày uống 2 lần và sử dụng liên tục trong 30 ngày.

28. Bài thuốc chữa vết rết cắn

  • Chuẩn bị: 1 ít mè.
  • Thực hiện: Nhai nhuyễn mè và đắp vào vết cắn.

29. Bài thuốc làm giảm buồn nôn và nôn mửa

  • Chuẩn bị: 1 bát vừng đen.
  • Thực hiện: Giã nát vừng đen, sau đó thêm nước sôi vào để nguội. Ép lấy nước cốt và uống trực tiếp (hoặc pha thêm 1 muối).

30. Bài thuốc trị bỏng nước sôi nhẹ

  • Chuẩn bị: 1 ít dầu mè hoặc 1 ít hạt mè đen.
  • Thực hiện: Giã nát mè đen và đắp lên chỗ bỏng hoặc thoa trực tiếp dầu mè ngay sau khi bị bỏng.

31. Bài thuốc chữa nhũ ung (áp-xe vú)

  • Chuẩn bị: 1 ít hạt mè tươi.
  • Thực hiện: Nhai nhuyễn hạt mè rồi đắp lên vùng vú sưng đau. Thực hiện vài lần/ ngày cho đến khi khỏi hẳn.

32. Bài thuốc chữa kiết lỵ mới phát

  • Chuẩn bị: 30g mè đen.
  • Thực hiện: Ăn sống 30g mè đen/ ngày liên tục trong 3 ngày.

33. Bài thuốc chữa tóc bạc sớm

  • Chuẩn bị: Táo nhục và vừng đen bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem các vị sấy khô, tán bột và làm thành viên nhỏ. Mỗi lần dùng 20 viên, ngày dùng 2 lần (sáng-tối).

34. Bài thuốc chữa mụn nhọt, lở loét

  • Chuẩn bị: 1 muỗng canh mè đen.
  • Thực hiện: Rang mè đen, sau đón tán nhỏ. Vệ sinh máu mủ trên nhọt với nước muối ấm, sau đó đắp bột mè lên vết nhọt. Thực hiện vài lần cho đến khi khỏi.

35. Bài thuốc trị thương hàn

  • Chuẩn bị: 1 ít mè đen tươi.
  • Thực hiện: Ép mè đen láy 1 tách dầu, sau đó trộn đều với 1 lòng trắng trứng và ½ tách nước, khuấy đều các nguyên liệu và uống trực tiếp. Ngày dùng 1 lần và uống khỏi 3 – 4 lần là khỏi hẳn.

36. Bài thuốc trị lang ben trắng

  • Chuẩn bị: 1 ít rượu và 1 ít dầu mè.
  • Thực hiện: Hòa rượu với dầu mè, uống mỗi ngày 3 lần và duy trì bài thuốc cho đến khi khỏi.
  • Lưu ý: Khi áp dụng bài thuốc, nên hạn chế đồ lạnh, tỏi, thịt lợn và thịt gà.

37. Bài thuốc trị tai ù

  • Chuẩn bị: 1 ít dầu mè.
  • Thực hiện: Nhỏ một ít dầu mè vào bên trong tai, ngày nhỏ 2 – 3 lần và duy trì cho đến khi khỏi hẳn.

38. Bài thuốc mạnh gân xương và bồi bổ sức khỏe

  • Chuẩn bị: Lá dâu non rửa sạch 50g (phơi nắng nhẹ cho khô, vò nát bỏ gân lá, sấy khô) và hạt vừng đen 300g (đồ chín, sấy khô và sao vàng).
  • Thực hiện: Tán bột 2 nguyên liệu riêng biệt, rây thành bột mịn rồi trộn đều và thêm mật ong vào, làm thành hoàn khoảng 1g. Người lớn dùng 10 – 20g và trẻ em dùng 5 – 10g, ngày dùng 2 lần và dùng sau khi ăn.

39. Bài thuốc gây ngủ và an thần

  • Chuẩn bị: Lá dâu non, hạt đỗ đen, hạt mè đen và lá vông mỗi thứ 40g, lạc tiên và hạt muồng sao mỗi thứ 20g, vỏ núc nác (sao với rượu) 12g.
  • Thực hiện: Phơi khô các nguyên liệu, sau đó giã nhỏ và thêm đường vào, luyện với hồ làm thành viên (viên to bằng hạt ngô). Mỗi lần dùng 20g, ngày dùng 2 lần.

40. Bài thuốc giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường tuổi thọ và giúp da sắn chắc, mịn màng

  • Chuẩn bị: Tiểu hồi 150g, gừng khô 30g, vừng đen 375g, đậu đỏ, đậu xanh và đậu tương mỗi thứ 700g, gạo tẻ 750g, muối tinh 30g, chè búp 500g và hoa tiêu 75g.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu sao vàng, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 60 – 10g hãm với nước sôi uống, ngày dùng 1 lần.

Những điều cần lưu ý khi dùng bài thuốc từ vừng

Thận trọng khi sử dụng vừng cho người âm suy và cơ thể khô ráo.

Vừng không chỉ là loại thực phẩm lành mạnh mà còn có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên vừng có thể gây dị ứng ở một số đối tượng, vì vậy bạn nên thận trọng khi sử dụng dược liệu này.

Có thể bạn quan tâm: Quả sung và những công dụng trong bồi bổ sức khỏe, điều trị bệnh

Ngày đăng 08:40 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:05 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Ngưu hoàng

Ngưu hoàng là sạn ở bên trong ống mật/ gan của con bò hoặc con trâu. Đây là dược liệu quý hiếm và có giá thành đắt đỏ. Theo kinh…

Mướp đắng

Mướp đắng không đơn thuần là một loại thực phẩm thông thường mà còn có nhiều đặc tính dược lý. Với vị đắng, tính lạnh, công dụng thanh nhiệt, giải…

Cảo bản

Cảo bản (cảo bổn) là thân rễ và củ phơi khô của cây cảo bản. Vị thuốc này có tác dụng khu phong, trừ hàn thấp, thường được dùng để…

Trắc bách

Lá và hạt của cây trắc bách được sử dụng để làm dược liệu trong y học cổ truyền. Lá (trắc bách diệp) được dùng để điều trị các vấn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua