Tiểu hồi

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Tiểu hồi có tác dụng chữa sa tinh hoàn, chậm kinh, đầy trướng bụng và ăn không ngon. Tuy nhiên dược liệu này có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai, viên uống chứa estrogen và một số loại thuốc điều trị khác. 

Tiểu hồi
Tiểu hồi còn có tên gọi là tiểu hồi hương, hồi, hồi hương,… được sử dụng làm gia vị và dược liệu

  • Tên gọi khác: Hồi, cốc hương, hồi hương, tiểu hồi hương,…
  • Tên khoa học: Fructus Foeniculi
  • Họ: Hoa tán (danh pháp khoa học: Apiaceae)

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Tiểu hồi hương là loài thực vật thân thảo, có chiều cao khoảng 0.6 – 2m và sống nhiều năm. Thân cây nhăn, hơi có khía và có màu lục, rễ cứng. Lá cây mọc so le, phiến lá xẻ lông chim từ 3 – 4 lần, bẹ phát triển. Hoa có màu vàng lục, mọc ở ngọn cành hoặc ở nách lá.

Tiểu hồi
Cây hồi hương có hoa màu vàng lục, mọc ở ngọn cành hoặc nách lá

Quả của cây có hình trứng thuôn dài, ban đầu có màu xanh lam sau chuyển sang màu xanh nâu. Cây ra hoa vào tháng 6 – 7 và sai quả vào tháng 10 hằng năm.

2. Bộ phận dùng

Quả của cây được dùng làm thuốc. Ngoài ra rễ với lá cũng được sử dụng nhưng ít phổ biến hơn.

3. Phân bố

Tiểu hồi hương có nguồn gốc từ Trung Quốc và phát triển chủ yếu ở tỉnh Cam Túc, Nội Mông, Sơn Tây và Liêu Ninh. Ngoài ra cây cũng được trồng ở một số địa phương có khí hậu mát mẻ ở nước ta nhưng số lượng không nhiều.

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái ngay khi quả chín (quả vừa ngả sang màu nâu). Sau khi hái về, để quả ở một nơi thoáng khí cho quả chín hoàn toàn. Với những quả đã ngả sang màu nâu hoàn toàn, thu hái toàn bộ và cột lại thành bó. Sau đó dùng chày đập bỏ vỏ để lấy quả.

Tiểu hồi
Quả hồi hương sau khi thu hái về sẽ được cột thành bó và đập để lấy quả bên trong

Ngoài ra, tiểu hồi hương còn được bào chế ở dạng Diêm tiểu hồi (chế muối):

  • Hòa muối với nước, sau đó cho dược liệu vào và đợi nước muối ngâm hoàn toàn. Cho tất cả vào nồi và sao nhỏ lửa cho đến khi dược liệu hơi ngả vàng (cứ 10kg dược liệu thì tẩm với 0.2kg muối).

5. Bảo quản

Bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát và khô ráo.

6. Thành phần hóa học

Hồi hương có chứa các thành phần hóa học như fenchone, camphene, a-phallandrene, anisic acid, cis-anethole, petroselinic acid, 7-hydroxycoumarin, anethol, a-pinene, dipnetene, anise aldehyde, estragole, p-cymene, stigmasterol,…

Vị thuốc tiểu hồi

1. Tính vị

Vị đắng cay, tính ôn.

2. Qui kinh

Qui vào kinh Vị, Tỳ và Thận.

3. Tác dụng dược lý

– Theo Đông Y:

  • Tác dụng: Lý khí khai vị, ấm can, ôn thận, chỉ thống, tán hàn.
  • Chủ trị: Bụng sườn đau, sa tinh hoàn, thận hư, buồn nôn và ăn ít.

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Thành phần anethole trong hồi hương có tác dụng ức chế trực khuẩn lao trên súc vật thực nghiệm.
  • Dược liệu có tác dụng kích thích tại chỗ tương tự như bạc hà.
  • Tinh dầu của hồi hương có tác dụng tăng tiết dịch vị dạ dày, kích thích trung tiện và tăng nhu động ruột.
  • Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng giảm co thắt ruột và giảm đau bụng.

4. Cách dùng – liều lượng

Có thể dùng tiểu hồi ở dạng sắc, tán bột làm hoàn,… Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 3 – 8g.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc tiểu hồi

Tiểu hồi
Dược liệu tiểu hồi hương được dùng để trị sa tinh hoàn, bụng đầy trướng, chậm kinh, ăn không tiêu,…

1. Bài thuốc trị sán khí

  • Bài thuốc 1: Lệ chi hạch (sao đen) và tiểu hồi bằng lượng nhau. Sau đó đem dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần dùng từ 4 – 6g uống cùng với rượu ấm.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị ô dược, rễ ý dĩ và đinh hương 50g, tiểu hồi 20g, lệ chi hạch và quất hạch mỗi thứ 10g. Đem các dược liệu tán thành bột mịn, sau đó luyện với mật làm thành hoàn (mỗi viên hoàn nặng 3g). Mỗi lần dùng từ ½ – 1 hoàn, ngày sử dụng 3 lần.

2. Bài thuốc trị bạch đới do hàn

  • Chuẩn bị: Can khương 6g và tiểu hồi 10g.
  • Thực hiện: Sắc với nước đường đỏ và uống hết trong ngày.

3. Bài thuốc chữa dịch sốt rét ác tính

  • Chuẩn bị: Hạt của hồi hương tươi.
  • Thực hiện: Giã nát và vắt lấy nước cốt uống hoặc sắc uống.

4. Bài thuốc chữa chứng chậm kinh (máu kinh đỏ nhạt, lượng máu ít, đại tiện lỏng, mỏi lưng và bụng dưới đau âm ỉ)

  • Chuẩn bị: Ba kích 12g, tiểu hồi 6g, đương quy 15g, ngải diệp 10g, quế chi 10g, bạch thược 10g, ngưu tất 10g, hoàng kỳ 30g, kỷ tử 15g, gừng nướng 6g, xuyên khung 8g, thục địa 10g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc với 1 lít nước, còn lại 600ml. Mỗi lần uống 200ml nước sắc và dùng hết trong ngày. Nên dùng bài thuốc này liên tục trong 10 – 15 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh.

5. Bài thuốc trị âm nang tích thủy

  • Chuẩn bị: Muối ăn 3g và tiểu hồi 10g.
  • Thực hiện: Đem các vị sao vàng rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần ăn cùng với chả trứng vịt và uống rượu gạo (nên dùng buổi tối). Thực hiện liên tục 4 ngày là xong 1 liệu trình, nên nghỉ 2 ngày và thực hiện liệu trình tiếp theo.

6. Bài thuốc chữa đau bụng do thận hư suy

  • Chuẩn bị: Bầu dục lợn 1 cái và bột tiểu hồi 4g.
  • Thực hiện: Cho bột thuốc vào bầu dục lớn và nướng chín, ngày ăn 1 cái liên tục trong 7 ngày.

7. Bài thuốc chữa đau xóc dưới sườn

  • Chuẩn bị: Chỉ xác sao 20g và tiểu hồi sao vàng 40g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 8g uống cùng với rượu hòa thêm muối. Ngày sử dụng 2 lần.

8. Bài thuốc giúp bổ thận tráng dương

  • Chuẩn bị: Cật dê 2 quả, đỗ trọng 15g, đậu đen 10g và tiểu hồi hương 8g.
  • Thực hiện: Đem cật dê rửa sạch và xắt thành từng miếng nhỏ. Các dược liệu đem rửa sạch, cho vào túi vải và bỏ vào nồi chung với cật dê nếu từ 40 – 60 phút. Khi ăn, nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng.

9. Bài thuốc trị tinh hoàn sa đau

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị lệ chi hạch 2g, mộc qua 8g, phá cố chỉ 6g, tỳ giải 20g, hồi hương 6g, mộc hương 2g, ngô thù du 3g, sa nhân 2g. Đem sắc với 1 chén rượu và uống khi còn ấm.
  • Bài thuốc 2: Hoặc dùng tiểu hồi hương 4g, xuyên luyện tử 12g, mộc hương 6g và ngô thù 6g, sắc uống hằng ngày.

10. Bài thuốc trị trẻ nhỏ bị thoát vị bẹn

  • Chuẩn bị: Lệ chi hạch, quýt hạch mỗi thứ 10g, dĩ nhân căn 50g, tiểu hồi 20g, đinh hương và ô dược mỗi thứ 5g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột, sau đó trộn đều với mật làm thành hoàn (mỗi hoàn nặng khoảng 3g). Mỗi lần dùng từ ½ – 1 hoàn, ngày dùng 3 lần.

11. Bài thuốc chữa chứng bụng đầy trướng, đầy hơi, kém ăn và nôn ọe

  • Chuẩn bị: Gừng sống 20g và tiểu hồi 6g.
  • Thực hiện: Đem các vị sao vàng, sau đó tán thành bột và làm hoàn. Chia thành 2 lần uống và nên dùng với nước.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng dược liệu tiểu hồi

  • Không dùng dược liệu này cho người âm hư hỏa vương và có chứng nhiệt.
  • Tránh nhầm lẫn tiểu hồi với quả hồi có độc (Illicium religiosum).
  • Dược liệu hồi hương có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai chứa estrogen. Vì vậy nếu đang sử dụng loại thuốc này, bạn nên phối hợp với các biện pháp ngừa thai khác như bao cao su.
  • Sử dụng bài thuốc từ dược liệu này có thể lảm giảm tác dụng của một số loại thuốc chữa estrogen như Estradiol, Ethinyl estradiol,…

Tiểu hồi là dược liệu quý hiếm, có tác dụng lí khí, khứ hàn và chỉ thống. Tuy nhiên để tránh tình trạng tương tác và một số tác dụng không mong muốn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bài thuốc từ dược liệu này.

Có thể bạn quan tâm: Tiền hồ và những công dụng quý trị bệnh cứu người

Ngày đăng 02:14 - 01/06/2023 - Cập nhật lúc: 02:14 - 02/06/2023
Chia sẻ:

Chuối hột

Chuối hột là vị thuốc Nam quý, thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn. Vị thuốc này có tác dụng chữa…

Cây muồng trâu

Cây muồng trâu là loài thực vật mọc hoang nhiều ở các tỉnh của nước ta. Các bộ phận của cây đều có tác dụng dược lý và được sử…

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Bình luận (1)

  1. Giang tuan
    Giang tuan says: Trả lời

    That cám on thay da bao che nhieu loai thuoc de chua benh cuu nguoi.bai viet that y nghia

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua