Thiên tiên tử

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Thiên tiên tử là dược liệu có tác dụng giảm đau thường sử dụng trong các trường hợp như đau nhức răng. Ngoài ra, thảo dược này còn được dùng làm mặt nạ trị mụn và giúp làm láng, mịn da.

Thiên tiên tử

+ Tên khác: Jusquiame (Pháp), đại sơn yên tử, sơn yên tử hoặc Mont aux poules, mịch lịch, huỳnh lịch hoặc bình lịch

+ Tên khoa học: Hyoscyamus niger L.

+ Họ: Cà Solanaceae

I. Mô tả thiên tiên tử

+ Đặc điểm thực vật

Thiên tiên tử là một loại cỏ sống hàng năm, đôi khi có cây sống 2 năm. Cây có chiều cao trung bình khoảng 0.50 m hoặc hơn. Thân và lá cây được bao phủ bởi lông. Lá thuôn dài, có chiều dài khoảng 20 – 25 cm và rộng 5 – 7 cm. Phiến lá chia làm nhiều thùy và có gân chính nổi rõ. Phần lá phía trên thân không có cuống, hơi ôm vào thân, còn lá ở dưới có cuống.

Hoa cây đại sơn yên tử thường mọc thành xim một ngả. Tràng hoa có màu vàng với đường gân cánh tràng màu tía, có 5 nhị. Các tràng hoa thường không đồng đều. Quả nang nâu đậm, mỗi quả của cây thường chứa 500 hạt nhỏ. Hạt có màu xám tro hoặc nâu nhạt, có đường kính 1 mm.

+ Phân loại

Hoa thiên niên tử có hai loại, một loại với tên khoa học Hyoscyamus niger L. kể trên. Loại còn lại gọi là thiên tiên tử hoa trắng có tên khoa học là Hyoscyamus aibus. Cũng giống như Hyoscyamus niger L, loại thiên tiên tử hoa trắng cũng có cánh tràng màu vàng nhạt. Tuy nhiên, điểm khác nhau là chúng không có đường gân màu tía.

+ Phân bố

Thiên tiên tử không tìm thấy ở nước ta. Loại cây này thường được trồng chủ yếu ở các nước Châu Âu, Tây Á, Trung Á và các vùng ben biển Địa Trung Hải.

+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Toàn thân
  • Thu hái: Hạt làm thuốc thường hái khi cây có quả gần chín hoặc chín. 
  • Chế biến: Sau khi hái xong đem phơi hoặc sấy khô
  • Bảo quản: Nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm ướt

+ Thành phần hóa học

Cây đại sơn yên tử các chứa các thành phần hóa học sau:

  • Lá: Chứa 0.20% ancaloit toàn phần, bao gồm các hoạt chất scorolamin, hynscyamin, atropin và hyoscin
  • Hạt: Chứa 0.10 – 0.14% ancaloit toàn phần, trong đó có các hoạt chất ancaloit giống trong lá. Ngoài ra, hạt cây còn chứa 30% tinh bột và 20-30% dầu béo màu vàng lục nhạt
Hình ảnh thiên tiên tử
Hình ảnh cây thiên tiên tử

II. Vị thuốc

+ Tính vị

Tính hàn và vị đắng

+ Độc tính

Theo Thần Nông Bản Thảo tập bản thảo cổ nhất thế kỷ 2 cho biết, thiên tiên tử chứa độc. Theo một số nghiên cứu cho biết, thảo dược này được xếp vào các loại thuốc độc bảng A.

+ Tác dụng dược lý

Hạt thiên tiên tử chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng làm giảm bài tiết nước bọt và giãn đồng tử. Bên cạnh đó, dược liệu này còn có công dụng làm liệt đối với đầu thần kinh tim khiến tim đập nhanh. Đồng thời, chúng còn gây liệt các sợi trung tâm thần kinh và làm giảm kích thích của vỏ não, từ đó giúp làm dịu và tăng cảm giác buồn ngủ.

+ Cách sử dụng và liều dùng

Tùy thuộc vào mục đích điều trị mà thiên tiên tử được sử dụng theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, thuốc thường được sử dụng dưới dạng bột với liều dành cho người lớn là 0.1 – 0.2 gram, liều tối đa dùng 1 lần là 0.20 gram. Còn đối với trẻ em là 5 mg, còn liều dùng tối đa là 0.30 gram dưới dạng viên.

Hạt thiên tiên tử
Hạt thiên tiên tử có tác dụng chữa đau răng và trị mụn (mụn nhọt, mụn đầu đen hoặc mụn ẩn)

III. Bài thuốc chữa bệnh từ thiên tiên tử

+ Giảm đau nhức răng

Hạt cây đại sơn yên tử thường dùng trong trường hợp bệnh nhân bị đau nhức răng với liều lượng 1.5 – 3 gram. Cách dùng rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng 1 ít bột thiên tiên tử nhét vào răng. Sau khoảng 10 – 20 phút nhổ ra và súc miệng lại bằng nước sạch. Ngoài cách này ra, có thể giảm đau răng bằng cách dùng hạt thiên tiên tử đốt và nhét vào răng.

+ Điều trị mụn nhọt

Cách làm như sau:

  • Dùng 100 gram hạt thiên niên tử đem ngâm trong nước nóng khoảng 5 phút
  • Sau đó, vớt ra và đánh nhuyễn
  • Sau khi vệ sinh vùng da bị mụn nhọt sạch sẽ đắp hỗn hợp này lên

Hạt thiên tiên tử có tác dụng kích thích mụn nhọt trồi lên, đồng thời làm nở lỗ chân lông, giúp đẩy mủ và cồi mụn ra ngoài. Do đó, khoảng 30 phút sau khi đắp, mủ trong mụn chảy ra, các bạn dùng bông gòn thấm hút và vệ sinh lại da bằng nước sạch.

Thiên tiên tử có chứa độc tính cao. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thảo dược này khi có sự đồng ý từ thầy thuốc. Tuyệt đối không tự ý mua dùng để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 02:15 - 01/06/2023 - Cập nhật lúc: 02:15 - 02/06/2023
Chia sẻ:

Cúc mốc

Cây cúc mốc có màu xám trắng đặc trưng nên thường được trồng để làm cảnh. Ngoài ra thảo dược này còn có nhiều công dụng hữu ích và được…

Chuối hột

Chuối hột là vị thuốc Nam quý, thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn. Vị thuốc này có tác dụng chữa…

Cây muồng trâu

Cây muồng trâu là loài thực vật mọc hoang nhiều ở các tỉnh của nước ta. Các bộ phận của cây đều có tác dụng dược lý và được sử…

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bình luận (1)

  1. Đinh Văn Hưng
    Đinh Văn Hưng says: Trả lời

    Thưa bác sĩ thiên niên tử có dùng cho người bị bỏng bình ga hư làng da bị vết thương nặng được ko ạh

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua