Thảo quyết minh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Thảo quyết minh là vị thuốc nam có mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước. Vị thuốc có tác dụng hỗ trợ chữa huyết áp cao, mất ngủ, chàm, hắc lào, táo bón.

Hình ảnh thảo quyết minh dược liệu
Hình ảnh Dược liệu Thảo quyết minh

  • Tên gọi khác: Đậu ma, hạt muồng muồng, giả lục đậu, lạc giời, quyết minh,…
  • Tên khoa học: Cassia tora L.
  • Họ: Thuộc họ Vang – Caesalpiniaceae

Mô tả dược liệu Thảo quyết minh

1. Đặc điểm sinh thái

Thảo quyết minh là thực vật thân thảo, nhỏ, có chiều cao khoảng 30 – 90 cm, đôi khi một số cây có thể cao lên 150 cm. Cây có lá kép, có hình lông chim, lá mọc so le, mỗi lá có khoảng 2 – 4 lá chét. Lá chét hình trứng mở rộng ở đầu lá, dài khoảng 3 – 5 cm, rộng khoảng 15 – 20mm.

Hoa Thảo quyết minh mọc ở các kẽ lá, khoảng 1 – 3 lá sẽ có 1 hoa, hoa màu vàng tươi. Quả có hình trụ, dài khoảng 12 – 14 cm, rộng khoảng 4 mm. Bên trong quả có thể chứa khoảng 25 hạt.

Hạt Thảo quyết minh hình trụ, đôi khi có thể có hình tháp, hai đầu vát chéo, chiều dài khoảng 3 mm – 6 mm, đường kính hạt khoảng 1 mm – 2,5 mm. Bên ngoài hạt có màu nâu nhạt hoặc lục nâu, bóng. Bốn cạnh hạt thường nổi thành gò, nhô lên khỏi vỏ hạt thành đường gân bao quanh. Vỏ hạt cứng, khó phá vỡ, khi cắt ngang có thể nhìn thấy chất dịch màu vàng nhạt hoặc trắng. Hạt có tính nhầy, không mùi, vị hơi đắng.

2. Dược liệu

Bộ phận được sử dụng làm thuốc là hạt muồng muồng. Tên gọi dược liệu là Quyết minh tử.

3. Phân bố

Thảo quyết minh mọc hoang ở nhiều địa phương trên cả nước. Cây thuốc thường phổ biến ở các tỉnh như Hòa Bình, Phú Thọ, Nghệ An, Cao Bằng, Quảng Ninh.

4. Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng làm thuốc của Thảo quyết minh là hạt, tên gọi là Quyết minh tử.

Thân và lá có thể dùng để nấu canh, xào ăn kèm cơm để hỗ trợ an thần, ích gan tiêu độc.

hạt thảo quyết minh có tác dụng gì
Bộ phận sử dụng làm thuốc của Thảo quyết minh là hạt, tên gọi là Quyết minh tử

5. Thu hái và chế biến

Thời gian tốt nhất để thu hái cây muồng muồng là vào tháng 9 – 11. Lúc này quả chín đều phù hợp để thu hái bào chế thành dược liệu.

Sau khi thu hái quả muồng muồng, mang về phơi khô, đập dập, lấy hạt và phơi cho hạt khô hoàn toàn.

6. Bảo quản dược liệu

Quyết minh tử rất dễ ẩm mốc và sinh ra nấm. Do đó, sau khi bào chế dược liệu cần bảo quản ở nơi khô ráo, tránh độ ẩm không khí cao. Thỉnh thoảng có thể mang vị thuốc đi phơi nắng để tránh ẩm mốc.

7. Thành phần hóa học

Thảo minh quyết có chứa nhiều thành phần hóa học như chất nhầy, chất béo, protid, crysophanola, altraglucozit, màu tự nhiên, tamin,….

Vị thuốc Thảo Quyết Minh

1. Tính vị

Quyết minh tử (hay hạt muồng muồng) có vị mặn, tính bình.

2. Quy kinh

Thảo minh quyết quy vào 2 kinh thận và can.

3. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu hiện đại:

Hoạt chất Altraglucozit được tìm thấy trong Quyết minh tử có tác dụng tăng nhu động, co bóp ở ruột nhưng không gây đau bụng. Ngoài ra, Thảo quyết minh được cho là có thể tiêu diệt vi khuẩn và hỗ trợ làm hạ huyết áp.

Tác dụng theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Thanh can, lợi thận, khử phong, nhuận tràng, thông tiện, sáng mắt.
  • Chủ trị: Các bệnh về mắt, táo bón, mất ngủ, hắc lào, chàm, bảo vệ hệ thống thần kinh hỗ trợ điều trị Parkinson, cao huyết áp, thong mang có màng, viêm gan.

4. Cách dùng và liều lượng sử dụng

Thảo quyết minh có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột. Có thể dùng hạt sống hoặc sao vàng đều được. Tuy nhiên, khi sao vàng tác dụng nhuận tẩy của vị thuốc có thể giảm đi.

Liều lượng sử dụng khuyến cáo là 10 – 20 g mỗi ngày.

Bài thuốc dùng Thảo quyết minh

1. Bài thuốc chữa viêm màng tiếp hợp cấp

Chỉ định: Điều trị mắt sưng đau, đỏ, chảy nước mắt nhiều.

Bài thuốc: Quyết minh tử 16 g, thạch quyết minh, cúc hoa, hoàng cầm, mạn kinh tử, mộc tằng, bạch thược mỗi vị 12 g, thạch cao 20 g, xuyên khung 6 g. Mang các vị thuốc sắc thành thuốc uống, mỗi ngày một thang.

2. Chữa trị mắt đỏ, đau đầu do phong nhiệt

Quyết minh tử (sao vàng) 12 g, phòng phong, hoàng liên mỗi vị 8 g, thăng ma, cam thảo mỗi vị 4 g, tế tân 2 g, sài hồ, cúc hoa, đạm trúc điệp mỗi vị 12 g, mang sắc thành thuốc uống.

3. Điều trị cườm mắt, giảm thị lực do can thận bất túc và quáng gà

Bài thuốc thứ nhất: Quyết minh tử, câu kỷ tử mỗi vị 12 g, gan lợn 100 – 150 g mang đi nấu chín, dùng ăn.

Bài thuốc thứ hai: Quyết minh tử, nữ trinh tử, cốc tinh thảo, cúc hóa, sa tật lê, câu kỷ tử mỗi vị 12 g, sanh địa 16 g, đem sắc thuốc uống.

4. Điều trị đau đầu do huyết áp cao

Có thể dùng độc vị Thảo quyết minh 20 g sắc thành nước uống. Hoặc có thể bổ sung thêm bạch tật lê, câu đằng mỗi vị 12 g, sắc thành thuốc, dùng uống.

5. Điều trị đau nửa đầu

Dùng Quyết minh tử, dã cúc hoa mỗi vị 12 g, xuyên khung, mạn kinh tử, phòng phòng, hoàng liên mỗi vị 8 g, thăng má 4 g, tế tân 2 g, cam thảo 4 g sắc thành nước, dùng uống.

6. Điều trị táo bón mãn tính

Bài thuốc thứ nhất: Có thể sử dụng Quyết minh tử nấu thành nước thay nước chè (trà) uống mỗi ngày.

Bài thuốc thứ hai: Dùng Quyết minh tử gia thêm Me chín (lấy cơm bỏ hạt) liều lượng bằng nhau, sấy khô tán thành bột mịn. Sau đó trộn với mật ong, làm thành viên hoàn, viên to bằng hạt ngô. Mỗi lần sử dụng khoảng 10 – 20 g trước lúc đi ngủ để hỗ trợ nhuận tràng.

thảo quyết minh bộ phận dùng
Thảo quyết minh có thể sử dụng để điều trị táo bón kinh niên

7. Điều trị hắc lào, chàm, nấm ở trẻ em

Đậu ma 20 g, giấm 5 ml, rượu 40 – 50 ml ngâm trong 10 ngày. Dùng nước này để thoa lên vùng da bệnh.

8. Điều trị nấm âm đạo

Đật ma 40 g sắc thành nước, để ấm dùng rửa và xông âm đạo. Thực hiện liên tục trong 10 ngày.

9. Điều trị mỡ trong máu cao

Sử dụng Thảo quyết minh 50 g sắc thành nước mỗi ngày uống 3 lần.

10. Điều trị can thận âm hư (đục thủy tinh thể, mắt mờ)

Sử dụng sa uyển tử, câu kỷ tử, bạch tật lê, nữ trinh tử mỗi vị 12 g, Quyết minh tử 15 g sắc thành thuốc, dùng uống.

11. Bài thuốc hỗ trợ hạ huyết áp

Quyết minh tử sao cháy 12 g, cỏ ngọt 6 g, cúc hoa 4 g, hoa hòe sao vàng 10 g, hãm với nước sôi, dùng uống nhiều lần trong ngày thay nước trà (chè).

Một liệu trình kéo dài khoảng 3 – 4 tuần. Thực hiện liên tục 2 – 3 liệu trình để đạt hiệu quả điều trị như mong muốn.

Lưu ý khi sử dụng Thảo quyết minh

Người bị bệnh tiêu chảy, tiểu đường và huyết áp thấp cần thận trọng khi sử dụng Thảo quyết minh.

Phụ nữ có thai và cho con bú nên trao đổi với thầy thuốc trước khi sử dụng dược liều này.

Tránh sử dụng nhầm lẫn Thảo quyết minh với các vị thuốc họ muồng ngủ khác như : Cây điền thanh, cây lục lạc lá tròn,…

Thảo minh quyết là vị thuốc có tác dụng thanh can, nhuận tràng, ích thận nên thường được sử dụng chữa trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh các tác dụng không mong muốn, người dùng nên trao đổi với thầy thuốc trước khi sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 13:07 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:07 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Lá lốt

Lá lốt có tác dụng trong điều trị khá nhiều bệnh như bệnh tổ đỉa, mụn nhọt, xương khớp. Nhưng việc sử dụng cũng có thể gây ra tác dụng…

Cây gai cua

Cây gai cua hiện đang được y học cổ truyền một số nước như Ấn Độ, Nepal sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Toàn thân cây chứa các chất có…

Dế

Dế là vị thuốc Đông y có tính hàn, vị mặn thường được ứng dụng để điều trị táo bón, sỏi đường tiết niệu, bí tiểu và hỗ trợ các trường…
con cà cuống

Cà cuống

Cà cuống là một loại côn trùng có kích thước lớn, còn có tên là đà cuống hay long sắt. Loại côn trùng này đem lại nhiều tác dụng tốt…

Bình luận (1)

  1. Nguyễn Quyền
    Nguyễn Quyền says: Trả lời

    Chữa mất ngủ ngoài hạt muồng ra thì thêm thảo mộc chi ko ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua