Thanh yên

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Thanh yên là một trong những vị thuốc nam được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền nhờ tác dụng nhuận tràng, hóa đàm, lợi cách và lý khí chỉ thống,… Bên cạnh đó, dược liệu này còn giúp hỗ trợ cải thiện chứng táo bón, chữa bệnh sỏi niệu đạo và trị giun.

thanh yên

+ Tên khác: Chanh yên

+ Tên khoa học: Citrus limonimedica, Citrus medica L. ssp. bajoura

+ Họ: Cam (Rutaceae)

I. Mô tả thanh yên

+ Đặc điểm thực vật

Chanh yên là loại cây gỗ nhỏ, có cành không đều, có chiều cao trung bình từ 2.5 – 5 m. Lá nhỏ, có răng cưa ở mép lá và không có khớp trên cuống. Hoa to có màu trắng pha tím đỏ và có mùi thơm dễ chịu. Quả chanh yên thường khá to, hình trái xoan hoặc tròn dẹt với kích thước (12 – 20) x (8 – 12) cm. Quả có lớp vỏ dày và sần sùi, sống có màu xanh và chín chuyển sang vàng. Quả chanh yên thường kết vào tháng 6.

+ Phân bố

Thanh yên là loài cây bản địa của Mianma, Ấn Độ và các khu vực thuộc Địa Trung Hải. Ở Việt Nam, loại cây này được trồng nhiều ở Hà Tĩnh, Lạng Sơn và trải dọc đến Đà Lạt – Lâm Đồng.

+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Lá, vỏ quả, quả và rễ
  • Thu hái: Quả được thu hoạch khi vỏ quả chuyển sang màu vàng, lá và rễ cây có thể hái quanh năm
  • Chế biến: Rễ và lá sau khi hái xong được rửa sạch và phơi khô, có thể dùng tươi. Còn riêng quả, sau khi hái xong đem cắt thành từng miếng dày khoảng 0.5 – 1 cm, đem sấy nhẹ hoặc phơi khô nhưng cần tránh phơi dưới ánh nắng to để đảm bảo chất lượng về mùi và vị
  • Bảo quản: Tránh nơi ẩm ướt

+ Thành phần hóa học

Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam của Vỏ Văn Chu cho biết, vỏ quả của chanh yên chứa nhiều tinh dầu, bao gồm các thành phần chính như dipenten, linonen, citrapten, aldehyd và citral. Ngoài ra, dựa vào tài liệu ghi chép cuốn 3 phần 1 trang 64 của Trung Dược Chí cho thấy, tinh dầu của vỏ quả còn chứa thêm một số thành phần khác như acetat linallyl, phcmanthren và acetat gcranyl. Bên cạnh đó, nạc quả chứa nhiều hoạt chất hesperidosid và pectum. 

Thành phần hóa học của thanh yên
Thanh yên chứa lượng lớn tinh dầu có tác dụng chống mệt mỏi, giúp tinh thần vui vẻ

II. Vị thuốc

+ Tính vị

Tính ấm, vị đắng, chua và hơi cay

+ Tác dụng dược lý

Theo Đông y, chanh yên có tác dụng hóa đàm, lý khí chỉ thống, lợi cách và thư uất. Còn theo Y học hiện đại, các thành phần chứa trong dược liệu này có tác dụng chống tăng huyết áp ở chuột cống trắng bằng cách tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch với liều 10 mg/kg.

Ở Ấn Độ, người ta sử dụng rễ thanh yên để điều trị bệnh sỏi niệu đạo, chữa táo bón và trị giun. Còn ở Trung Quốc, dược liệu này thường dùng để cải thiện chứng tức ngực, bụng đau trướng, đau dạ dày, nôn mửa hoặc ho nhiều kèm theo có đờm loãng.

+ Cách dùng và liều lượng

Thanh yên được sử dụng dưới dạng thuốc sắc với liều lượng tối đa mỗi ngày đối với rễ và lá là 20 – 30 gram, còn vỏ là 40 – 60 gram.

III. Bài thuốc chữa bệnh từ thanh yên theo kinh nghiệm dân gian

+ Điều trị ho nhiều kèm theo đờm loãng

Sử dụng 1 quả thanh yên đem rửa sạch. Sau đó nhai cả cùi và vỏ rồi từ từ nuốt nước. Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày, chỉ sau 5 – 7 ngày sử dụng, đờm sẽ loãng và giúp chặn khí hư, cải thiện triệu chứng ho.

+ Chữa đau vùng dưới tim hoặc đờm nước ngưng tụ ở ngoài màng tim

Sử dụng 40 – 60 gram vỏ thanh yên sắc chung với 2 bát nước cho đến khi cạn còn 1, chia đều ra uống. Với cách điều trị này, các bạn cần kiên trì dùng từ 7 – 10 ngày để có kết quả tốt.

+ Điều trị chứng ợ hơi, chán ăn hoặc thường xuyên nôn mửa

Chuẩn bị 2 quả thanh yên, 30 gram bạch thông thảo, 9 gram cát cánh, 90 gram xuyên bối, 30 gram tây qua bì và 45 gram đương quy sao vàng. Tất cả các vị thuốc được rửa sạch, thái nhỏ và cho vào ấm cùng với lượng nước nhất định. Sắc thuốc trên ngọn lửa nhỏ cho đến khi cạn thành dịch đặc rồi chế thành hoàn. Mỗi ngày sử dụng 9 gram pha với nước đun sôi để nguội và uống.

+ Giảm căng thẳng và mệt mỏi

Dùng 2 quả thanh yên, thái nhỏ và cho vào ấm đun sôi. Dùng nước này tắm, giúp xua tan mệt mỏi và cải thiện căng thẳng.

Thanh yên có tác dụng tốt đối với sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng dược liệu này, các bạn nên thận trọng. Tốt nhất nên tuân thủ đúng liều lượng đã được thầy thuốc chỉ định để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 02:13 - 01/06/2023 - Cập nhật lúc: 02:13 - 02/06/2023
Chia sẻ:

Cây muồng trâu

Cây muồng trâu là loài thực vật mọc hoang nhiều ở các tỉnh của nước ta. Các bộ phận của cây đều có tác dụng dược lý và được sử…

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Bạch biển đậu

Bạch biển đậu (đậu ván) được xếp vào nhóm thuốc bổ khí cùng với bạch truật, hoài sơn, đường quy, đảng sâm, nhân sâm và hoàng kỳ. Vì vậy đậu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua