Thạch hộc

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Thạch hộc là dược liệu có vị ngọt, hơi mặn và tính hàn. Với tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, hạ nhiệt và giải độc, thảo dược này được ứng dụng để chữa trị chứng suy nhược thần kinh, viêm dạ dày mãn tính, di tinh, mộng tinh,…

thạch hộc có tác dụng gì
Hình ảnh vị thuốc thạch hộc

  • Tên gọi khác: Huỳnh thảo, Phi điệp kép, Lan phi điệp, Kim thoa hoàng thảo, Hoàng thảo dẹt,…
  • Tên khoa học: Herba Dendrobii
  • Tên dược: Caulis Dendrobii (thân sấy hoặc phơi khô của các loài thảo dược có tên Thạch hộc)
  • Họ: Lan (danh pháp khoa học: Dendrobium)

Mô tả cây dược liệu thạch hộc

1. Đặc điểm thực vật

Thạch hộc là thực vật thân thảo, sống phụ sinh trên những vách đá có độ ẩm hoặc những thân cây lớn. Thân của cây được chia thành nhiều đốt, màu vàng nhạt, trên thân có nhiều rãnh dọc chạy dài.

thạch hộc trị bệnh gì
Hình ảnh hoa thạch hộc mọc thành chùm, khi hoa nở thì lá rụng hết

Hoa thạch hộc có màu trắng pha hồng nhạt hoặc có màu vàng, hoa mọc thành chùm. Khi hoa nở thì lá rụng hết. Lá cây có hình bẹ và ngắn. Quả hình thoi, hơi dài.

2. Bộ phận dùng

Thân cành của cây.

3. Phân bố

Loài thực vật này phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc và Thái Lan. Ở nước ta, cây phân bố chủ yếu ở Quảng Nam, Quảng Trị, Lâm Đồng,… Thạch hộc có xu hướng sinh sống trong rừng có độ cao từ 600 – 2400m so với mực nước biển.

4. Thu hái – sơ chế

Thời điểm thu hái thích hợp nhất là vào giữa mùa hè. Sau khi hái về, đem rửa sạch thân cành và ủ nước cho mềm.

Tiến hành bóc màng mỏng bao xung quanh thân, sau đó đem sấy và phơi khô. Khi sử dụng, đem thảo dược đồ cho chín, tẩm rượu và thái nhỏ.

5. Bảo quản

Dược liệu dễ ẩm mốc nên cần bảo quản ở nơi khô thoáng.

6. Thành phần hóa học

Thạch hộc chứa các thành phần hóa học sau: 6-hydroxy-dendroxine, nobilonine, derba dendrobii-dendrobine,…

Vị thuốc thạch hộc

1. Tính vị

Vị ngọt, hơi mặn, tính hàn và không độc.

2. Qui kinh

Qui vào kinh Thận và Phế. Một số tài liệu có ghi Thạch hộc còn quy vào kinh Vị.

3. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Giảm đau nhẹ và hạ thân nhiệt.
  • Ức chế tim, hô hấp và hạ áp.
  • Trợ tiêu hóa, tăng tiết dịch vị, thông tiện và tăng nhu động ruột.

Theo Đông y:

  • Tác dụng: Bổ vị, thanh nhiệt, bổ âm và sinh tân dịch.
  • Chủ trị: Sốt về chiều và các bệnh khởi phát do thiếu âm, mất âm (miệng khô khát, thiểu năng sinh dục nam giới, đau dạ dày, mồ hôi trộm, sốt, người gầy yếu, viêm ruột)

4. Cách dùng – liều lượng

Thạch hộc được dùng chủ yếu ở dạng sắc, hãm hoặc bôi. Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các vị khác để tăng tác dụng. Liều dùng trung bình: 6 – 15g/ ngày.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Thạch hộc

Thạch hộc dược liệu
Dược liệu thạch hộc được sử dụng để chữa chứng suy nhược thần kinh, viêm dạ dày mãn tính, di tinh,…

1. Bài thuốc giảm háo khát và chữa ho

  • Chuẩn bị: Thiên môn, trần bì, thạch hộc và tỳ bà diệp.
  • Thực hiện: Đem sắc uống.

2. Bài thuốc thanh nhiệt và giảm đau nhức xương

  • Chuẩn bị: Sa sâm, ngưu tất, đẳng sâm, đỗ trọng và câu kỷ.
  • Thực hiện: Đem sắc uống và dùng mỗi ngày.

3. Bài thuốc giúp răng chắc khỏe và điều trị viêm nha chu

  • Chuẩn bị: Thăng ma, ngọc trúc, sâm, sinh địa, kỷ tử, quy bản, huyền sâm và thạch hộc mỗi thứ 12g, bạch thược 8g và kim ngân hoa 16g.
  • Thực hiện: Đem sắc và lấy khoảng 200ml. Chia thành 2 phần, 1 phần uống còn 1 phần dùng để ngậm.

4. Bài thuốc chữa thổ huyết, nóng trong người gây háo khát

  • Chuẩn bị: Sinh địa, sa sâm, thiên môn, thạch hộc, thục địa, đan sâm và ngưu tất mỗi thứ 16g và ngũ vị tử 3g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống.
  • Hoặc có thể dùng chè xanh 2g với thạch hộc 4g hãm nước sôi, uống và súc miệng mỗi ngày.

5. Bài thuốc trị viêm bàng quang mãn tính

  • Chuẩn bị: Thục địa, thạch hộc, vỏ núc nác, ngưu tất và sa sâm mỗi thứ 12g, tỳ giải và mã đề mỗi thứ 16g và kim ngân hoa 20g.
  • Thực hiện: Đem sắc mỗi ngày 1 thang.

6. Bài thuốc chữa mộng tinh và di tinh

  • Chuẩn bị: Kim anh, mạch môn, liên nhục, thạch hộc, sa sâm và khiếm thực mỗi thứ 12g và quy bản 8g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống mỗi ngày.

7. Bài thuốc chữa chóng mặt, hoa mắt, ù tai, suy nhược thần kinh và ngủ kém

  • Chuẩn bị: Mẫu lệ, mạch môn, kỷ tử, hạ khô thảo, sa sâm và thạch hộc mỗi thứ 12g, trạch tả, cúc hoa, địa cốt bì và táo nhân mỗi thứ 8g, câu đằng 16g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán nhỏ, sau đó đổ 400ml nước vào sắc còn 100ml nước. Chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.

8. Bài thuốc trị sốt nóng, ho và lao lực

  • Chuẩn bị: Hoài sơn và thục địa mỗi vị 30g, tỳ giải và tang thầm mỗi vị 20g, khiếm thực và thạch hộc mỗi vị 40g.
  • Thực hiện: Lấy riêng thục địa ra hấp cách thủy cho mềm, sau đó giã nhuyễn. Những dược liệu còn lại đem thái nhỏ, sấy khô và sao cho vàng. Tiếp đó, đem tán thành bột mịn, luyện với thục địa và mật ong. Làm thành viên, mỗi viên 12g, ngày dùng 2 lần uống cùng với nước sôi để nguội.

9. Bài thuốc trị vị nhiệt (đau dạ dày)

  • Chuẩn bị: Bắc sa sâm 16g, trúc nhự tươi 12g, thạch hộc 12g, hoa phấn, mạch môn và bạch biển đậu mỗi thứ 12g,mầm đậu sống (giá đậu tươi) 16g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

10. Bài thuốc trị khát phương

  • Chuẩn bị: Thiên hoa phấn 24g, mạch môn 12g, sinh địa 20g, thạch hộc 12g, tri mẫu 16g, bắc sa sâm 20g và xuyên liên 4g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

11. Bài thuốc dưỡng vị giải nhiệt

  • Chuẩn bị: Mạch môn bỏ lõi, huyền sâm, sinh địa, phục linh và viễn chí mỗi thứ 40g, cam thảo chích 20g, thạch hộc 8 – 16g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán bột mịn, mỗi lần dùng 16g sắc với gừng tươi 5 lát.

12. Bài thuốc trị đầy hơi và ho

  • Chuẩn bị: Mạch môn đông, trần bì và trắc bá diệp mỗi thứ 5g và thạch hộc 6g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc với 300ml nước, còn lại 200ml nước và chia đều uống hết trong ngày.

13. Bài thuốc trị chứng hư lao gầy mòn

  • Chuẩn bị: Ngũ vị tử, chích cam thảo, ngưu tất, câu kỷ tử, đảng sâm và đỗ trọng mỗi thứ 4g, thạch hộc 6g và mạch môn 4g.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu sắc với 300ml nước, còn lại khoảng 200ml. Chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.

Những điều cần lưu ý khi dùng bài thuốc từ Thạch hộc

  • Phải nấu chín (tẩm, sao) trước khi sử dụng.
  • Khi sắc thuốc thang, nên cho thạch hộc vào trước các dược liệu khác.
  • Không sử dụng thạch hộc do người bị bệnh do sốt

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin cơ bản về vị thuốc thạch hộc. Trước khi áp dụng bài thuốc từ dược liệu này, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để tránh những tình huống rủi ro phát sinh.

Ngày đăng 02:12 - 01/06/2023 - Cập nhật lúc: 02:12 - 02/06/2023
Chia sẻ:

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Bạch biển đậu

Bạch biển đậu (đậu ván) được xếp vào nhóm thuốc bổ khí cùng với bạch truật, hoài sơn, đường quy, đảng sâm, nhân sâm và hoàng kỳ. Vì vậy đậu…

Bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ là thảo dược quen thuốc có thể điều trị mụn nhọt, viêm gan, kinh nguyệt không đều... Tuy an toàn nhưng vẫn có trường hợp không được…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua