Táo rừng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Táo rừng là loại cây mọc dại, trái có vị chát và hơi nhớt. Nhờ đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, dược liệu này thường được dùng ngoài da để cải thiện triệu chứng bệnh eczema, ghẻ ngứa và hắc lào,…

Táo rừng

+ Tên khác: Hồng rừng, bút mèo, thịnh canh xiểng, vang trầm, mận rừng

+ Tên khoa học: Rhamnus crenatus Sieb. (Zucc. var. cambodianus Tard.)

+ Họ: Táo ta Rhamneceae

I. Mô tả táo rừng

+ Đặc điểm thực vật

Táo rừng là loại cây nhỏ, có cành mềm nhẵn, cao từ 1 – 8 m. Lá cây mọc so le với đầu lá hơi nhọn. Mép lá có răng cưa giống táo ta và ở mặt dưới lá có gân xanh. Hoa lưỡng tính, nhỏ, mọc thành chùm ở tán kẽ lá và có màu trắng vàng. Quả giống táo ta nhưng dẹt và nhỏ hơn. Mùa quả bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc ở tháng 7.

+ Phân bố

Táo rừng là loại cây dại mọc tự nhiên thường tìm thấy nhiều ở các vùng đồi núi hoặc ven đường. Cây thường mọc nhiều ở các tỉnh như Nình Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phú và Lào Cai,…

+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Lá và rễ
  • Thu hái và chế biến: Lá cây thường dùng tươi nên hái về và sử dụng ngay. Rễ cây sau khi hái về sẽ được rửa sạch. Sau đó, bóc vỏ và thái nhỏ rồi phơi hoặc sấy khô
  • Bảo quản: Rễ khô thường bảo quản ở tủ tránh ánh nắng mặt trời và tránh độ ẩm

+ Thành phần hóa học

Theo các nhà nghiên cứu khoa học cho biết, trong lá và rễ cây táo rừng có chứa những hoạt chất sau:

  • Chất chống oxy hóa flavonoid
  • Saponin
  • Ancaloid
  •  Crenatoside
  • Torachrysone
  • Emodin
  • Emodin-1-O-beta-D-glucopyranoside
  • Beta-sitosterol
Cây táo rừng
Cây táo rừng nhìn giống táo ta nhưng quả và lá thường nhỏ hơn

II. Vị thuốc

+ Tác dụng 

Theo nghiên cứu của GS.NGND Vũ Ngọc Lộ và Lê Đức Trường vào năm 1970 cho biết, cây táo từng có tác dụng khai vị lợi tiểu. Bên cạnh đó, thảo dược tự nhiên này còn có công dụng sát khuẩn và tiêu viêm. Do đó, có thể sử dụng nguyên liệu này để điều trị bệnh ghẻ ngứa, hắc lào, bệnh eczema, mụn rộp mọc vòng và mày đay.

+ Cách dùng và liều lượng

Táo rừng thường dùng dưới dạng đắp hoặc thoa ngoài da chứ không dùng theo đường uống vì cây có chứa độc. Liều dùng ngoài da có thể nhiều hoặc ít tùy theo người sử dụng.

Chữa bệnh bằng táo rừng
Dùng vỏ rễ cây táo rừng khô ngâm rượu chữa bệnh ngoài da

III. Bài thuốc chữa bệnh từ táo rừng theo kinh nghiệm dân gian

+ Điều trị bệnh hắc lào

Vỏ rễ khô của cây táo rừng đem giã nát và ngâm với rượu trắng theo tỷ lệ 1:3. Sau khi ngâm khoảng 10 ngày dùng hỗn hợp này bôi lên da bị bệnh. Có thể điều trị bệnh bằng cách dùng thảo dược này ngâm với dấm theo tỷ lệ 1:2. Lưu ý, trước khi tiến hành bôi thuốc lên khu vực bị ảnh hưởng, các bạn nên vệ sinh da bằng xà phòng kháng khuẩn. Chỉ bôi thuốc ở vùng da bị tổn thương, không bôi lan ra làn da lành để tránh tình trạng lây nhiễm.

+ Trị lở ngứa

Để kiểm soát triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu trên da do lở ngứa gây ra, bạn sử dụng một nắm lá táo rừng tươi đem rửa sạch. Sau đó cho vào ấm và đun sôi với 1 lít nước. Dùng nước này pha thêm nước lạnh cho nguội bớt rồi tắm. Mỗi ngày 1 lần, thực hiện đều đặn trong 5 ngày để loại bỏ lở ngứa.

IV. Lưu ý khi sử dụng táo rừng

Khi dùng táo rừng điều trị bệnh, bạn nên chú ý:

  • Táo rừng có hình dáng giống táo ra nhưng lá và quả lại nhỏ hơn. Bên cạnh đó, quả ăn hơi chát và chua nhớt. Do đó, người mắc bệnh viêm loét dạ dày không nên sử dụng quả của thảo dược này
  • Không dùng lá và rễ vị thuốc này nấu hoặc sắc nước uống vì chúng chứa độc
  • Người bị có cơ địa mẫn cảm với táo rừng không nên sử dụng nhằm tránh những phản ứng dị ứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Táo rừng là một trong những vị thuốc Nam giúp đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, đối với bất kỳ vị thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên môn trước khi sử dụng để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh và sức khỏe tổng thể.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 02:15 - 01/06/2023 - Cập nhật lúc: 02:15 - 02/06/2023
Chia sẻ:

Cúc mốc

Cây cúc mốc có màu xám trắng đặc trưng nên thường được trồng để làm cảnh. Ngoài ra thảo dược này còn có nhiều công dụng hữu ích và được…

Chuối hột

Chuối hột là vị thuốc Nam quý, thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn. Vị thuốc này có tác dụng chữa…

Cây muồng trâu

Cây muồng trâu là loài thực vật mọc hoang nhiều ở các tỉnh của nước ta. Các bộ phận của cây đều có tác dụng dược lý và được sử…

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua