Ngọc lan tây

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Ngọc lan tây còn được gọi là Hoàng lan hoặc Cây công chúa. Loại cây này có chứa tinh dầu thơm nên thường được sử dụng trong bào chế tinh dầu hoặc nước hoa. Ngoài ra, ngọc lan tây còn được sử dụng để chăm sóc da, tóc, tăng ham muốn tình dục và kiểm soát biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường.

ngọc lan tây là gì
Ngọc lan tây còn được gọi là Hoàng lan hoặc Cây công chúa, thuộc họ Mãng cầu

  • Tên gọi khác: Hoàng lan, Cây công chúa, Y lan công chúa, Bông sứ, Ylang Ylang
  • Tên khoa học: Cananga odorata
  • Họ: Na/ Mãng cầu (danh pháp khoa học: Annoaceae)

Mô tả dược liệu

1. Ngọc lan tây là gì? Đặc điểm thực vật

Ngọc lan tây là loài thực vật thuộc họ Na/ Mãng cầu, thuộc phân lớp Mộc Lan. Loài thực vật này có hoa đẹp và mùi thơm đặc trưng nên thường được sử dụng để chế tạo thành tinh dầu. Tên gọi Ylang Ylang của hoa ngọc lan tây có nguồn gốc từ tiếng Tagalog (tiếng mẹ đẻ của người Philipin) có nghĩa là “hoa của các loài hoa”.

ngọc lan tây là gì
Hoàng lan là thực vật có chiều cao trung bình từ 8 – 12m

Hoàng lan là thực vật có chiều cao trung bình từ 8 – 12m. Thân mọc thẳng, nhẵn, vỏ bên ngoài màu xám và có cành nằm ngang. Phiến lá hình trứng thuôn hoặc bầu dục, mọc so le, đầu tù hơi nhọn, gốc tròn, rộng 7cm và dài khoảng 17cm. Hai mặt lá đều nhẵn, gần như cùng màu, mép hơi có lượng sóng, cuống lá dài khoảng 1cm.

cây ngọc lan tây
Hoa mọc thành cụm trên những cành ngắn, có màu vàng hoặc màu vàng lục

Hoa mọc thành cụm trên những cành ngắn, có màu vàng hoặc màu vàng lục, mỗi cụm gốc có khoảng 3 hoa. Hoa hoàng lan có mùi thơm rất đặc trưng, mỗi hoa gồm 6 tràng cánh mỏng, dài, hơi uốn lượn. Cây ra hoa quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất là vào tháng 6 – 8 hằng năm.

2. Bộ phận dùng

Lá, vỏ thân, hoa được sử dụng để làm dược liệu.

3. Phân bố

Hoàng lan có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á. Ban đầu cây được trồng nhiều ở Indonesia và Philipin, sau đó được di thực đến Việt Nam, Trung Quốc, Australia và Ấn Độ. Ở nước ta, ngọc lan tây thường được trồng để làm cảnh, tập trung nhiều nhất ở Hà Nội.

4. Thu hái – sơ chế

Hoa nở vào mùa khô chứa hàm lượng thành phần hóa học và tinh dầu cao hơn hoa nở vào mùa mưa. Vì vậy thời điểm thu hái thích hợp nhất là vào tháng 6 – 8 hằng năm. Sau khi thu hoạch về, đem chế thành tinh dầu và sử dụng dần.

ngọc lan tây
Nên thu hái hoa hoàng lan vào tháng 6 – 8 hằng năm

5. Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát

6. Thành phần hóa học

Hoa ngọc lan tây chứa tinh dầu thơm 0.5 – 1%, trong đó bao gồm sesquiterpen 38%, alcol và ester 52 – 64%, terpen 0.3 – 0.6%, aldehyde 0.1 – 0.2%, geraniol, eugenol, safrol, sesquiterpen, acid acetic, salicylic,…

Vị thuốc hoàng lan

1. Công dụng

Ở một số Đông Nam Á, lá cây ngọc lan tây thừng được giã lấy nước thoa lên vùng da bị bỏng và ngứa rát. Vỏ thân được nấu lấy nước tắm để chữa bệnh ghẻ, hoa hoàng lan phơi khô dùng sắc uống để trị bệnh sốt rét. Ở Châu Âu, tinh dầu hoàng lan được sử dụng để làm dịu da, sát khuẩn và hạ huyết áp.

2. Tác dụng dược lý của cây ngọc lan tây

Thực nghiệm cho thấy, tinh dầu ngọc lan tây có tác dụng đối kháng với chủng Trichomonas vaginalis.

3. Một số công dụng khác của tinh dầu hoàng lan

ngọc lan tây
Tinh dầu ngọc lan tây có tác dụng cải thiện tâm trạng, tăng ham muốn tình dục và chăm sóc da
  • Cải thiện tâm trạng: Các nghiên cứu cho thấy, tinh dầu ngọc lan tây có tác động trực tiếp đến não bộ và cải thiện các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, tức giận, khó chịu,…
  • Bảo vệ tim mạch: Tinh dầu ngọc lan tây có tác dụng chống viêm và thúc đẩy tuần hoàn máu. Do đó một số chuyên gia đánh giá, thảo dược này có tiềm năng điều trị huyết áp cao và ngăn chặn chứng rối loạn nhịp tim.
  • Cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt: Sử dụng tinh dầu hoàng lan xoa bóp vào vùng bụng dưới có thể làm giảm triệu chứng căng thẳng, đau bụng, mụn trứng cá và điều chỉnh tâm trạng ở người mắc hội chứng tiền kinh nguyệt.
  • Chăm sóc tóc: Với hàm lượng acid béo và chất chống oxy hóa dồi dào, tinh dầu hoàng lan có tác dụng trị gàu, chấy rận, giảm số lượng tóc rụng, nuôi dưỡng tóc và giảm tình trạng xơ rối.
  • Chăm sóc da: Hợp chất terpenoid trong tinh dầu ngọc lan tây có tác dụng điều trị các rối loạn về da. Ngoài ra với hàm lượng chất béo và chất chống oxy hóa dồi dào, tinh dầu ngọc lan còn có tác dụng giảm kích ứng da, ngăn ngừa lão hóa và phòng tránh ung thư da.
  • Tăng ham muốn tình dục: Ở Ấn Độ, người ta thường sử dụng tinh dầu ngọc lan tây lên giường của cặp vợ chồng vừa kết hôn để tạo mùi hương dễ chịu và kích thích ham muốn tình dục. Hiện nay, một số nơi còn sử dụng tinh dầu này để hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương, tăng ham muốn,…
  • Ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường: Báo cáo được công bố vào năm 2014 trên tạp chí Journal of Natural Medicine cho rằng, hoạt chất flavonoid và terpenoids trong tinh dầu hoàng lan có tác dụng ức chế aldose reductase giúp ngăn ngừa tổn thương thần kinh và mắt ở những bệnh nhân tiểu đường.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở kinh doanh tinh dầu ngọc lan tây. Tuy nhiên để đảm bảo tác dụng điều trị của dược liệu này, bạn cần lựa chọn cơ sở uy tín để hạn chế nguy cơ mua phải hàng giả và kém chất lượng.

Tham khảo thêm: Cây Hoa Dẻ (dẻ thơm) – Vị thuốc quý của núi rừng

Ngày đăng 11:00 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:06 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Cây thành ngạnh

Nhân dân Tây Bắc thường sử dụng lá cây thành ngạnh (cây đỏ ngọn) nấu lấy nước uống giúp thanh nhiệt và giải độc. Ngoài ra dược liệu này còn…

Cà Dại Hoa Vàng

Cà dại hoa vàng là một trong những vị thuốc có công dụng điều trị bệnh được sử dụng phổ biến trong Đông y. Ngoài ra, tại nhiều nước trên…

Xạ đen

Xạ đen là một trong số các loại dược liệu sử dụng trong nhiều bài thuốc, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, ưng thư, ổn…
Cây rau má lá rau muống

Cây rau má lá rau muống

Cây rau má lá rau muống là loại cỏ mềm mọc rất nhiều ở các vùng quê, bờ ruộng, bãi hoang... Đặc biệt, Y học cổ truyền còn ghi nhận…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua