Muối biển

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Muối biển ngoài là gia vị cần thiết giúp món ăn thêm hương vị đậm đà, nguyên liệu này còn biết đến với công dụng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp da tự nhiên. 

Muối biển

+ Tên khác: Natri clorua (muối biển thông thường)

Muối biển là gì?

Muối biển là muối được sản xuất bằng cách làm bay hơi nước biển. Các tinh thể của nguyên liệu này thường khá lộn xộn và không đồng nhất với nhau. Bởi chúng được sản xuất trực tiếp từ nước biển và qua ít công đoạn xử lý, chế biến.

Lượng cặn khoáng chất có trong muối biển thông thường thường cao hơn các loại muối khác. Chúng chứa 40% natri, 60% clorua và các thành phần khác như canxi, kẽm, kali và sắt. Tùy thuộc vào khu vực sản xuất mà muối mang lại hương vị và màu sắc riêng biệt. 

Các loại muối biển thường gặp

Muối biển được sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới. Mỗi nơi sẽ có mỗi loại muối khác nhau và có công dụng riêng biệt. Cụ thể:

  • Muối biển Himalaya: Muối có màu hồng nhạt có chứa 84 nguyên tố thường dùng để điều hòa huyết áp, duy trì cân bằng pH trong các tế bào cơ thể và giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe hô hấp
  • Muối biển Celtic: Loại muối này được thu hoạch gần biển Celtic ở Brittany của Pháp bằng phương pháp Celtic cổ đại. Muối này có màu xám, có tác dụng cân bằng chất diện giải, điều hòa huyết áp và cải thiện chức năng não bộ
  • Muối biển Flaky: Muối này có kết cấu dễ vỡ, có vị mặn và hòa tan dễ nhưng hàm lượng khoáng chứa trong Flaky thường thấp hơn so với các loại muối khác
  • Muối biển Fleur: Trước đây, muối này thường được sử dụng như thuốc nhuận tràng nhưng hiện nay chúng chỉ được dùng trong chế biến món ăn
  • Muối biển Hawaii: Loại muối biển này có màu đỏ, nguyên nhân là do thêm đất sét của núi lửa vào muối. Muối này khó tìm và rất đắt tiền.

Thành phần dinh dưỡng của muối biển

Ngoài chứa lượng lớn natri, nguyên liệu này còn chứa 84 khoáng chất thiết yếu được tìm thấy trong cơ thể con người. Các khoáng chất tìm thấy trong muối như:

  • Kali
  • Phốt pho
  • Kẽm
  • Sắt
  • Mangan
  • Iốt
Công dụng của muối biển
Muối biển Himalaya có màu hồng nhạt

Lợi ích sức khỏe của muối biển

Natri clorua chứa nhiều thành phần cần thiết cho cơ thể, giúp hỗ trợ và cải thiện các vấn đề sức khỏe như:

+ Làm giảm viêm khớp dạng thấp

Với đặc tính kháng viêm và chống khuẩn, nguyên liệu này có tác dụng giảm viêm đau do viêm khớp dạng thấp gây nên. Theo một số nghiên cứu ở Israel cho biết, thường xuyên tắm muối biển giúp làm giảm đau và cải thiện tình trạng co cứng khớp.

+ Giúp tẩy tế bào chết

Nguyên liệu này được sử dụng như hoạt chất tẩy tế bào chết tự nhiên. Bạn chỉ cần lấy lượng muối vừa đủ nhẹ nhàng chà xát lên da. Cách làm này không chỉ giúp loại bỏ tế bào da chết mà còn cải thiện lưu thông máu. Từ đó giúp thúc đẩy trẻ hóa da, giúp da trở nên sạch và mịn màng hơn.

+ Cải thiện giấc ngủ

Ngủ không ngon giấc hoặc ngủ với biểu hiện nước bọt chảy khỏi miệng là dấu hiệu của cơ thể thiếu hụt muối. Do đó, để cải thiện vấn đề này, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng đồ uống có chứa muối trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, nguyên liệu này cũng liên quan đến tình trạng trầm cảm. Chúng giúp bài tiết hormone melatonin và serotonin, từ đó chống stress và kiểm soát tình trạng lo lắng, giúp đầu óc thư giãn và ngủ ngon hơn.

+ Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể

Muối biển chứa lượng lớn chất khoáng, bao gồm kẽm, mangan, kali, magie,… Những hoạt chất này có tác dụng tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Bên cạnh đó, chúng cũng có tính kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh truyền nhiễm khác.

+ Duy trì cân bằng pH của cơ thể

Hàm lượng magie được tìm thấy trong muối có tác dụng làm giảm độ acid quá mức trong máu, giúp duy trì sự cân bằng pH trong cơ thể.

Tác dụng của muối biển
Muối biển có tác dụng cân bằng độ pH của cơ thể

+ Cải thiện sức khỏe tim mạch

Các hoạt chất trong muối biển phối hợp với nhau có thể dẫn truyền xung thần kinh và gây co cơ. Do đó, chúng có tác dụng giúp duy trì nhịp tim ở mức ổn định, từ đó giúp cải thiện chức năng và sức khỏe tim mạch.

+ Điều hòa huyết áp

Tiêu thụ quá nhiều muối biển chính là nguyên nhân gây tăng huyết áp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, sử dụng một lượng vừa phải muối sẽ giúp làm giảm huyết áp và ngăn ngừa một số bệnh về tim mạch.

+ Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt

Các thành phần hóa học chứa trong muối, có tác dụng điều chỉnh tiết dịch tiêu hóa, đặc biệt là acid hydrochloric. Hoạt chất này có tác dụng giúp phá vỡ thức ăn và hỗ trợ tăng cường chức năng tiêu hóa. Từ đó, giúp dạ dày hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, ợ nóng hoặc khó tiêu,…

+ Cân bằng chất điện giải và ngăn chặn đột qụy do nhiệt

Nhiệt độ chính là nguyên nhân gây đổ mồ hôi, làm mất nước và mất muối. Đây chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Vì thế, để giảm nguy cơ bị đột quỵ, các chuyên gia khuyên bạn nên uống nhiều nước có chứa muối trong những ngày nắng nóng. Bởi tiêu thụ một lượng muối nhất định sẽ giúp cân bằng chất điện giải trong cơ thể. 

+ Nuôi dưỡng tuyến thượng thận

Nguyên nhân gây suy giảm tuyến thượng thận chủ yếu là do chế độ ăn uống kém hoặc thường xuyên bị căng thẳng, stress. Một khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường có triệu chứng thèm muối. Điều này có nghĩa là cơ thể đang thiếu các chất dinh dưỡng có chứa trong muối. Do đó, để nuôi dưỡng tuyến thượng thận khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thận, bạn nên cung cấp lượng muối nhất định cho cơ thể.

+ Cải thiện sức khỏe làn da

Nguyên liệu có chứa hàm lượng chất khoáng mạnh nên có đặc tính chống viêm cao, giúp mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với da. Bên cạnh đó, loại gia vị này còn có khả năng giải độc và tẩy tế bào chế trên da. Vì thế, chúng giúp làm sạch và ngăn ngừa viêm nhiễm ngoài da. Thêm vào đó, tính kháng khuẩn của muối biển còn giúp hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và các bệnh ngoài da như vẩy nến, chàm,…

+ Hỗ trợ chữa bệnh trầm cảm

Muối biển có tác dụng kích thích và điều chỉnh hai hormone melatonin và serotonin, giúp làm dịu thần kinh và cải thiện giấc ngủ. Do đó, việc sử dụng muối với lượng vừa phải có thể giúp điều trị chứng trầm cảm.

+ Ngăn ngừa chuột rút cơ bắp

Cơ thể mất cân bằng chất điện giải có thể khiến cơ bắp đâu nhức và gây nên hội chứng chuột rút hoặc chân không yên. Để ngăn ngừa hiện tượng này xảy ra, các chuyên gia khuyên bạn nên tiêu thụ một ít muối hoặc tắm muối biển trước khi tham gia các hoạt động thể chất.

Lợi ích từ muối biển
Muối biển giúp ngăn ngừa chuột rút

+ Điều trị viêm mũi xoang

Các chuyên gia nghiên cứu tại Chicago – Mỹ cho biết, rửa mũi xoang bằng dung dịch nước muối giúp làm giảm các triệu chứng viêm xoang tốt hơn so với dung dịch nước muối thông thường.

+ Tăng cường sức khỏe răng miệng

Nguyên liệu này chứa lượng lớn fluoride và khoáng chất, giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho răng, từ đó giúp răng khỏe mạnh. Không những thế, các hoạt chất chứa trong nguyên liệu này còn giúp ngăn chặn sự khử khoáng của men răng. Đồng thời giúp kháng khuẩn, hạn chế sâu răng phát triển.

+ Hạn chế tình trạng rụng tóc

Muối biển có tác dụng làm tăng lưu thông máu. Do đó, sử dụng nguyên liệu này massage da đầu có thể giúp kích thích mọc tóc. Đồng thời giúp bảo vệ tóc, giúp tóc khỏe mạnh. Thêm vào đó, nguyên liệu này còn tẩy tế bào chết, làm sạch da đầu, hạn chế các bệnh liên quan đến da đầu và tóc.

Cách sử dụng muối biển trong nấu ăn

Bạn có thể sử dụng muối biển làm gia vị trong nấu ăn theo những cách sau đây:

  • Thời điểm cho muối biển vào thức ăn đóng vai trò quan trọng vì chúng giúp món ăn trở nên đậm vị hơn. Do đó, tùy thuộc vào cách chế biến mỗi món ăn mà chúng ta có thể thêm muối vào trước hoặc sau. Cụ thể, đối với món xà, bạn nên cho muối vào chung với dầu rồi hãy cho thực phẩm xào vào. Cách làm này giúp làm giảm độc tố có trong muối. Còn đối với canh thì nên nêm muối khi nước canh vừa sôi.
  • Có thể rắc một ít muối biển lên trên các loại bánh ngọt, kẹo hoặc bánh quy trước khi ăn. Cách làm này giúp làm tăng hương vị cho đồ ngọt, giúp ăn ngon hơn
  • Áp dụng nguyên tắc nhúm ba ngón để đo lượng muối phù hợp, tránh tình trạng trường hợp sử dụng muối biển quá nhiều. Cách thực hiện đơn giản, bạn đặt ba ngón tay, bao gồm ngón tay cái, tay trỏ và tay giữa vào bát muối biển. Sau đó, chụm các đầu ngón tay lại ta được lượng muối vừa đủ.

Muối biển có nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe. Mặc dù không có tác dụng phụ nhưng các chuyên gia khuyên bạn không nên tiêu thụ quá nhiều muối trong ngày, đặc biệt là đối với người cao huyết áp. Bởi việc tiêu thụ quá 6 gram muối/ngày có thể phản ứng ngược ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 12:08 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:06 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Nắp ấm

Cây Nắp ấm hay còn gọi là Bình nước thường được trồng để trang trí và bắt côn trùng. Tuy nhiên, đây cũng là một vị thuốc được sử dụng…
cây húng quế

Húng quế

Húng quế là loại rau gia vị rất quen thuộc còn được gọi với tên rất phổ biến khác là húng chó. Đây cũng chính là một loại dược liệu…
cây cát sâm

Cát sâm

Cát sâm chính là loại sâm nam với hương vị dịu mát, chứa nhiều thành phần dược tính cao. Thường được dùng trong các bài thuốc thanh nhiệt, bồi bổ…
cây màng tang

Màng tang

Màng tang là dược liệu có chứa hàm lượng tinh dầu tương đối lớn với tác dụng dược lý cao. Thường được đùng dể chữa các chứng đầy hơi, tiêu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua