Mật kỳ đà

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Mật kỳ đà là vị thuốc được lưu truyền rộng rãi trong dân gian với những tác dụng tuyệt vời như giúp giải độc, chữa chứng co giật, co thắt ở trẻ nhỏ. Trong đó cách dùng túi mật kỳ đà chữa hen suyễn hay hen phế quản được ứng dụng khá phổ biến.

 mật kỳ đà có tác dụng gì
Tác dụng của mật kỳ đà được biết đến phổ biến là khả năng chữa hen suyễn, chữa xoang mũi và co giật

Mật kỳ đà có đặc điểm gì?

Mật kỳ đà được lấy từ loài kỳ đà mốc. Kỳ đà mốc được biết đến là loại bò sát cỡ lớn, có thân dài tối đa 2m, phủ vảy nhỏ, phần đầu nhỏ và mõm kỳ đà dài, lưỡi chẻ nhọn như lưỡi rắn. Kỳ đà mốc là loài ăn thịt, thuộc nhóm động vật máu hàn, chân của kỳ đà mốc có móng sắc, đuôi thì dài, dẹt và thuôn nhọn. Da kỳ đà mốc thường có màu xám, xanh và vàng.

Túi mật thường được lấy từ những con kỳ đà mốc trưởng thành. Sau khi lấy túi mật sẽ được buộc chặt miệng và sẽ được treo ở chỗ thoáng gió, râm mát vì mật kỵ ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Trong nhiều nghiên cứu, mật kỳ đà có chứa những chất có tác dụng thông kinh, thanh nhiệt, giải độc, giúp chống co thắt và co giật ở trẻ em rất hiệu quả. Chính vì vậy mà mật kỳ đà có tác dụng chữa bệnh rất tốt và được dân gian lưu truyền rộng rãi.

Mật của kỳ đà chữa bệnh gì?

Các nghiên cứu đã chứng minh được thành phần của mật kỳ đà tương tự như muối mật. Trong đó có chứa thành phần steroid, axit mật cùng với rất nhiều những hoạt chất hóa học khác. Vì thế nên mật của kỳ đà không có vị đắng như mật của những loài động vật khác. Người trong dân gian lưu truyền tác dụng của mật kỳ đà chữa hen suyễn rất hiệu quả, chống co giật, co thắt, thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ thông tắc kinh. 

Y học hiện đại chỉ ra trong mật kỳ đà có thành phần steroid – một chất kháng viêm, giảm đau hỗ trợ điều trị hen phế quản tốt.  Đồng thời mật kỳ đà còn có tác dụng hỗ trợ điều hòa một số hoạt động trong quá trình trao đổi chất. Trong khi đó acid của mật kỳ đà giúp hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ hấp thu vitamin cùng các chất béo tan trong dầu. 

Mật kỳ đà còn được nghiên cứu chứng minh có thể kiểm soát hoạt động tăng tiết cholesterol, glucose, triglyceride trong máu. Đồng thời còn bổ sung năng lượng dự trữ trong tế bào, giúp cơ thể hấp thụ tốt chất dinh dưỡng, góp phần nâng cao sức khỏe rất tốt.

Trong Đông y, mật kỳ đà là vị thuốc quý có đặc tính không độc, không có vị đắng, thường được dùng để thanh nhiệt, thải độc. Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, mật kỳ đà có tác dụng chống được khả năng co thắt nên giúp hạn chế được các cơn hen suyễn. Sử dụng mật kỳ đà có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn chứ không phải là chữa khỏi được bệnh.

Ngoài ra bài thuốc từ mật kỳ đà chữa bệnh xoang mũi cũng được ứng dụng rộng rãi trong dân gian. Đối với những bệnh nhân hen suyễn, viêm xoang, viêm mũi mãn tính thì chỉ cần sử dụng một mật kỳ đà có thể khắc phục chứng bệnh. 

 mật kỳ đà có tác dụng gì
Các cách dùng mật kỳ đà chữa bệnh được áp dụng trong dân gian và chưa được công nhận trong y học điều trị

Về tác dụng của mật kỳ đà chữa hen suyễn chỉ là kinh nghiệm dân gian. Hiện tại chưa có thông tin cụ thể nào về vấn việc chữa hen suyễn bằng mật kỳ đà có hiệu quả. Vì vậy, để kiểm tra và sử dụng các phương pháp điều trị bệnh hen suyễn thì các bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị hen suyễn hiệu quả tốt nhất.

Cách sử dụng mật của kỳ đà chữa bệnh

Mật kỳ đà là vị thuốc quý nên khâu sơ chế, xử lý cần diễn ra hết sức cẩn thận. Theo kinh nghiệm dân gian, sau khi lấy túi mật tươi từ kỳ đà, người ra sẽ rửa sạch với nước ấm và để ráo nước. Trước đó cần buộc chặt túi miệng để nước mật không bị thất thoát ra ngoài.

Túi mật sau đó sẽ được treo ở nơi thoáng gió, râm mát và không phải chịu tác động từ ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Nếu như trời không có gió thì nên treo cách giàn bếp cho nhanh khô. Tuyệt đối không phơi túi mật dưới trời nắng vì mật sẽ bị khô và mất đi các dược tính cần thiết.

Bài thuốc chữa bệnh từ mật của kỳ đà 

Những bài thuốc từ mật kỳ đà thường được sử dụng dưới dạng dược liệu sắc uống. Việc sử dụng mật tươi tiềm ẩn nhiều nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe, như ngộ độc hoặc nhiễm ký sinh. Các bài thuốc chữa bệnh từ mật kỳ đà được ghi nhận trong dân gian hiện nay là:

Cách dùng trị hen suyễn

Người mắc bệnh hen suyễn sắc thuốc uống cùng với 1 cái mật kỳ đà chia nhỏ thành nhiều liều. Sắc thuốc uống trong khoảng hơn 1 tuần (tùy thuộc vào cơ địa của từng người). Sau 1 – 2 tuần liên tục điều trị thì cơn hen suyễn sẽ có tiến triển tích cực.

Liều dùng:

  • Với trẻ em dưới 1 tuổi nên chia lượng mật kỳ đà cho mỗi lần bằng 1 hạt gạo đến 2 hạt gạo.
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi chia lượng mật kỳ đà bằng hạt gạo nếp đến 2 hạt gạo nếp.
  • Với trẻ em dưới một tuổi chia lượng mật kỳ đà bằng hạt 1 gạo đến 2 hạt gạo.
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi chia lượng mật kỳ đà bằng hạt gạo nếp đến 2 hạt gạo nếp

Cách dùng trị hen phế quản

Dùng mật kỳ đà pha với mật ong thường được ứng dụng cải thiện chứng hen phế quản. Trước tiên đem mật kỳ đà ngâm vào nước cho mềm ra, sau đó thì pha trực tiếp cùng mật ong. Nếu người bệnh sử dụng mật khô thì chỉ cần cắt mật ra miếng nhỏ rồi dùng luôn. Mỗi lần sử dụng chỉ nên dùng một lượng mật tương ứng với 120ml mật ong. Sau đó cho thêm phần nước ấm vào khuấy đều rồi uống. Mỗi ngày bạn sử dụng một lần và mỗi lần khoảng 10ml.

Bài thuốc chữa rắn cắn

Trong Đông y cũng công nhận hiệu quả cầm máu, thải độc của mật kỳ đà. Bài thuốc chữa rắn cắn gồm các vị thuốc: 7g mật kỳ đà, 3ml nước cốt chanh, 7ml mật ong, 15ml nước sôi để nguội. Đem tất cả các nguyên liệu trên cho vào bát, khuấy đều rồi cho người bị rắn cắn uống. Nên uống 2 lần/ngày để đào thải các chất độc và giảm tình trạng tụ máu. 

Dùng chữa xoang mũi

 tác dụng mật kỳ đà
Mật kỳ đà được sử dụng dưới dạng dược liệu phơi khô kết hợp cùng nước ấm, rượu hoặc mật ong

Bài thuốc chữa xoang mũi trong dân gian tường dùng lưỡi kỳ đà đốt lên lấy khói xông, còn dùng mật kỳ đà thường dùng để uống. Người hợp với mật kỳ đà thì dùng 2 đến 3 chiếc đến khi bệnh có cải thiện. Nếu dùng liên tục hơn tháng không thấy cải thiện thì nên đổi thuốc khác.

Cách dùng để chữa co giật

Chuẩn bị bài thuốc từ mật kỳ đà chữa co giật gồm 5 – 7g mật kỳ đà, 20g lá tiết dê tươi, 20g lá găng trắng tươi. Đầu tiên hòa mật kỳ đà với 1/2 bát nước đun sôi để nguội, sau dùng lá tiết dê và lá găng trắng tươi rửa sạch, để cho khô rồi vò lấy nước cốt.

Cho hai loại nước này trộn lại với nhau và chia làm 2 phần để uống trong ngày. Có thể dùng bã lá đắp vào trán cho khoảng 15 – 30 phút để hạ nhiệt, giúp khí huyết lưu thông. 

Bài thuốc chữa tắc kinh ở phụ nữ

Mật kỳ đà có tác dụng điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ. Chuẩn bị bài thuốc chữa tắc kinh cho phụ nữ gồm có 7g các loại mật kỳ đà, hạt cau khô, hạt chanh. Sau đó đem vị thuốc đi giã nhỏ, rồi hòa cùng với rượu, gạn bỏ bã, dùng uống trong ngày.

Bài thuốc chữa cao huyết áp

Người mắc bệnh cao huyết áp có thể sử dụng mật kỳ đà để hỗ trợ điều hòa huyết áp. Thường dùng trong vòng 2 đến 3 tháng với liều dùng được chia làm 2 lần uống trong ngày. Nếu như thấy huyết áp lên hoặc xuống thất thường thì sử dụng, thấy giảm thì dùng tiếp đến khi ổn định thì thôi.

Những điều cần lưu ý khi dùng chữa bệnh

Phương pháp chữa bệnh bằng mật kỳ đà hiện chỉ được dân gian sử dụng như một biện pháp hỗ trợ sức khỏe. Mặc dù vậy những hiệu quả của bài thuốc cũng đã được phần lớn người sử dụng qua công nhận.  Thế nên khi áp dụng điều trị bệnh bằng mật kỳ đà, người bệnh nên lưu ý những điều sau:

  • Đảm bảo nguồn gốc của mật kỳ đà là sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh và sơ chế đúng cách trước khi sử dụng điều trị.
  • Không nên sử dụng mật kỳ đà một cách tùy tiện, tuân thủ liều lượng điều chế thuốc. Không sử dụng mật kỳ đà như một biện pháp lâu dài điều trị bệnh.
  • Nếu dùng mật kỳ đà chữa bệnh cho trẻ nhỏ, phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện hay phòng khám để theo dõi tình trạng sức khỏe và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có một phương pháp điều trị đúng đắn.
  • Trong quá trình điều trị, nếu người bệnh nhận thấy cơ thể có biểu hiện mệt mỏi hay khó chịu thì cần dừng liệu trình trong 3 ngày. Sau đó tiếp tục theo dõi với liều lượng ít hơn một nửa.

Bài viết đã cung cấp những thông tin về tác dụng của mật kỳ đà, cũng như các cách sử dụng mật kỳ đà để chữa bệnh theo kinh nghiệm của dân gian để lại. Tuy nhiên các bài thuốc từ mật kỳ đà hiện vẫn chưa nhận được kiểm chứng khoa học là an toàn 100%. Do đó bệnh nhân cần tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ chuyên môn để đảm bảo việc sử dụng không gây ra tác dụng phụ.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 00:20 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:07 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Cúc áo

Hoa Cúc áo mọc hoang trong tự nhiên, thường được ứng dụng để điều trị đau răng, phong tê thấp, ngộ độc, phù thũng, cảm mạo, đau dạ dày. Ngoài…

Cây đa lông

Cây đa lông thường được thu hái lá, búp non hay tua rễ để làm thuốc điều trị các bệnh lý như viêm mũi xoang, sỏi thận, vàng da... Dưới…

Rau bợ

Rau bợ có vị ngọt, đắng, tính mát, thường được dùng để nấu canh, xào hoặc ăn sống trong những ngày nắng nóng. Ngoài ra loại rau này còn được…

Cúc mốc

Cây cúc mốc có màu xám trắng đặc trưng nên thường được trồng để làm cảnh. Ngoài ra thảo dược này còn có nhiều công dụng hữu ích và được…

Bình luận (2)

  1. Le thu Hien
    Le thu Hien says: Trả lời

    Thưa bác sỹ . cháu nhà em bị sốt và co giật đã 3 lần.cháu được 3 tuổi. Lần cuối cách đây 5 ngày. Vậy giờ e cho cháu uống mật kỳ đà có được không. Hay chỉ dùng mậy kỳ đà khi bị co giật ạ

  2. Phạm Thuỳ Châu
    Phạm Thuỳ Châu says: Trả lời

    Em đang có thai 10 tuần có dùng được mật kì đà không a? Cảm ơn bác sĩ a!!!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua