Mai rùa

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Mai rùa (Quy bản) là yếm của con rùa đã được phơi khô. Dược liệu này có vị mặn, tính hàn, tác dụng mạnh gân xương, điều huyết, bổ thận âm, thường được dùng ở dạng cao (cao quy bản) và dạng thuốc phiến.

mai rùa có tác dụng gì
Hình ảnh Quy bản (mai rùa) – Yếm của con rùa đã được làm sạch và phơi khô

  • Tên gọi khác: Quy bản, Yếm rùa, Cao yếm rùa, Kim quy, Quy giáp
  • Tên dược: Plastrum Testudinis
  • Tên khoa học: Clemmys chinensis Tortoise
  • Họ: Rùa (danh pháp khoa học: Testudinidae)

Mô tả dược liệu mai rùa

1. Đặc điểm

Rùa là động vật sống dưới nước, có thể sinh sống ở vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Loài động vật này có lưng và mai (yếm) cứng để bảo vệ phần thân. Rùa có 4 chân và đuôi ngắn. Khi bị đe dọa, đầu, chân và đuôi có thể rụt vào trong.

mai rùa chữa bệnh gì
Rùa có thể sống đến 100 năm hoặc hơn, thức ăn chủ yếu là các loài sâu bọ và tôm, cá nhỏ

Thức ăn chủ yếu của rùa là sâu bọ và cá con. Rùa là loài động vật có tuổi thọ cao (trung bình có thể sống đến hơn 100 tuổi). Ngoài ra khi nhịn ăn rất lâu, rùa cũng không bị chết.

2. Bộ phận dùng

Yếm rùa hay còn gọi là mai rùa. Yếm rùa được dùng làm thuốc có nhiều loại, bao gồm:

  • Loại ở núi (Sơn quy): Yếm nhỏ bằng lòng bàn tay, mỏng, màu vàng đậm và ở giữa có chữ vương chéo. Đây là loại yến quý nhất, được gọi là Kim tiền quy hoặc Kim quy.
  • Huyết bản: Là yếm của con rùa còn sống, chỉ lấy riêng phần yếm ra để làm dược liệu.
  • Thông bản: Rùa đã bị luộc lấy thịt, sau đó mới dùng yếm để làm thuốc được gọi là thông bản.

3. Phân bố

Rùa sinh sống ở nhiều vùng biển và ao hồ ở trên thế giới nhưng tập trung nhiều nhất ở Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc. Ở nước ta, rùa sinh sống nhiều ở các tỉnh có nhiều ao hồ.

4. Thu bắt – sơ chế

Có thể thu bắt rùa quanh năm nhưng thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào tháng 8 – 12 hằng năm. Sau đó, lấy yếm rùa đem làm sạch và phơi khô.

Bào chế quy bản theo những cách sau:

  • Ngâm yếm rùa vào nước lạnh trong nhiều giờ để làm mềm thịt và gân còn dính lại. Sau đó cạo rửa cho sạch. Đem phơi khô, đập nhỏ và đun với nước trong 3 ngày 3 đêm để nấu thành cao. Đem lọc bỏ bã, nước lọc ra và đổ vào khuôn. Khi nguội, nước đông lại và cắt thành từng miếng nhỏ, để dùng dần.
  • Dùng mai rùa lâu năm, đem rửa sạch và giã nát. Sau đó tẩm rượu sao vàng hoặc đem nướng. Ngâm với nước trong 3 ngày 3 đêm và dùng củi cây dâu đun, nấu thành cao.
  • Đem ngâm với nước, mỗi ngày thay nước 1 lần liên tục trong 30 ngày. Khi gân thịt rã ra hết, đem rửa sạch với nước và phơi khô. Có thể dùng sống hoặc tẩm giấm nướng vàng dòn, sao kỹ với cát, dùng dần.
  • Theo kinh nghiệm Việt Nam, đem yếm rùa ngâm với đường phèn 15% trong 1 đêm. Sau đó vớt ra và đun sôi với nước trong 1 – 2 phút. Tiếp theo, đem mai rùa phơi khô, đập nhỏ, tẩm với nước gừng trong 1 đêm. Cuối cùng đem sao qua cho khô và để dùng dần.
  • Hoặc hơ nóng mai rùa rồi nhúng giấm (3 lần) rồi đập đập và đem sao qua.
  • Làm sạch yếm rùa với nước ấm, đem sấy khô và nướng tồn tính. Lúc dược liệu đang nóng đem nhúng vào giấm, hơ qua và đập cho dập vụn (gọi là thuốc phiến).

5. Bảo quản

Cao quy bản được bảo quản trong lọ kín và sạch. Nếu bảo quản trong gói nên cho vào thùng kín và có lót vôi sống ở dưới để hút ẩm.  Thuốc phiến bảo quản ở nơi thoáng mát và khô ráo.

6. Thành phần hóa học

Mai rùa có chứa muối canxi, chất béo và chất keo. Khi thủy phân, cho các thành phần như tryptophan, acginin, histidin, lysine, acid glutamic, tyrosin, alanine, glycoside, xystin,…

Vị thuốc quy bản

1. Tính vị

Vị ngọt, mặn, tính hàn.

2. Qui kinh

Quy vào kinh Tỳ, Tâm, Can và Thận.

3. Tác dụng dược lý của mai rùa

– Theo Đông Y:

  • Tác dụng: Bổ Tâm, Thận, điều dưỡng huyết và mạnh gân xương.
  • Chủ trị: Âm suy, đau xương, sốt rét dai dẳng, thận kém, tâm hư, mỏi lưng, chân tay đau nhức, băng huyết, lỵ kinh niên.

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng an thần, giải nhiệt và bổ huyết
  • Tác dụng điêu chỉnh hiệu suất tổng hợp ADN ở cả 2 chiều
  • Thực nghiệm trên chuột cống bị âm hư ở thể cường giáp nhận thấy quy bản có tác dụng giảm độ dính của huyết tương.

4. Cách dùng – liều lượng

Liều dùng: 12 – 32g (thuốc phiến) và 4 – 8g (cao lỏng). Có thể dùng mai rùa ở dạng viên hoàn hoặc cao lỏng.

Bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc quy bản

tác dụng của mai rùa
Dược liệu mai rùa thường được dùng để điều hòa kinh nguyệt, trị máu kinh ra nhiều, sốt rét lâu ngày

1. Bài thuốc chữa kinh nguyệt ra quá nhiều

  • Chuẩn bị: Hoàng cầm, hoàng bá, quy bản (tẩm giấm nướng), bạch thược và hoàng bá, mỗi vị bằng lượng nhau,
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột, sau đó trộn với mật làm thành viên. Khi uống, nên dùng chung với nước giấm pha loãng.

2. Bài thuốc trị âm hư huyết nhiệt, rong kinh và kinh nguyệt kéo dài

  • Chuẩn bị: Bạch thược, hoàng cầm và mai rùa mỗi thứ 40g, chế hương phụ 10g, hoàng bá 12g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột, làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 10 – 15g, ngày uống 3 lần.

3. Bài thuốc trị viêm thận mãn tính thể âm hư

  • Chuẩn bị: Dùng quy bản phối hợp với lục vị và a giao.
  • Thực hiện: Đem sắc uống.

4. Bài thuốc trị sốt rét lâu ngày

  • Chuẩn bị: Hùng hoàng (tán nhỏ) 50g, quy bản (sao vàng, giòn, tán nhỏ) 200g và hà thủ ô (tán bột) 200g.
  • Thực hiện: Đem bột trộn với mật ong làm thành viên, mỗi viên nặng 0.3g. Ngày dùng 5 – 10g, chia thành nhiều lần uống.

5. Bài thuốc trị lao nhiệt, mồ hôi trộm, cốt chưng và sốt về chiều

  • Chuẩn bị: Quy bản và thục địa mỗi thứ 24g, tri mẫu và hoàng bá mỗi thứ 16g.
  • Thực hiện: Đem các vị thuốc tán thành bột mịn, sau đó thêm mật và tủy xương heo, vo thành hoàn. Ngày dùng 2 lần uống với nước muối nhạt hoặc nước dùng, mỗi lần dùng 8 – 12g.

6. Bài thuốc trị suy nhược thần kinh

  • Chuẩn bị: Quy bản, đương quy, bạch thược và sài hồ mỗi thứ 12g, gừng tươi 3 lát, bạch linh và bạch truật mỗi thứ 10g, cam thảo 4g và bạc hà 8g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

7. Bài thuốc trị ho lâu ngày

  • Chuẩn bị: Đảng sâm (sao thơm) 100g và mai mực (sao cát cho giòn, tán nhỏ) 100g.
  • Thực hiện: Tán nhỏ các dược liệu, trộn đều. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng 1 – 2 g.

Một số bài thuốc khác của vị thuốc mai rùa:

  • Phối hợp với thạch quyết minh, bạch thược, câu đằng và ngưu tất để chữa chứng can dương vượng do can thận âm hư gây nhìn mờ, đau căng đầu và mệt mỏi.
  • Nếu dùng chữa yếu gân cốt và đau lưng mỏi gối do can thận âm hư, dùng mai rùa kết hợp với thục địa hoàng, ngưu tất và long cốt.
  • Âm hư hao khiến gân cốt kém, co giật tay chân và chuột rút, dùng mai rùa với mẫu lệ, thục địa hoàng và a giao.
  • Âm huyết hư gây rối loạn thần trí (hồi hộp, hoảng hốt, hay quên và mất ngủ), dùng quy bản phối hợp với viễn chí, thạch xương bồ và long cốt.
  • Dùng quy bản với mặc hạn liên, thục địa hoàng để trị âm hư huyết nhiệt gây tiểu ra máu và kinh nguyệt ra nhiều.

Kiêng kỵ khi dùng vị thuốc mai rùa

  • Người tỳ vị hư hàn và âm hư nhưng không có nhiệt không nên dùng dược liệu.
  • Nên thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai.
  • Nếu dùng ở dạng sắc nên sắc quy bản trước khi thêm các dược liệu khác vào.
  • Trên thị trường có nhiều cơ sở kinh doanh mai rùa giả. Vì vậy bạn nên cẩn trọng trong việc chọn mua dược liệu.

Hiện tại, nhu cầu sử dụng mai rùa để chữa bệnh đang có xu hướng tăng cao. Nếu tiếp tục khai thác, số lượng rùa có thể bị thuyên giảm, gây ảnh hưởng đến chức năng của loài và đa dạng sinh học. Vì vậy bạn chỉ nên sử dụng dược liệu này trong trường hợp có chỉ định từ thầy thuốc.

Tham khảo thêm: Tê giác có tác dụng gì mà sừng bị săn đến tuyệt chủng?

Ngày đăng 08:31 - 07/10/2022 - Cập nhật lúc: 14:00 - 10/02/2023
Chia sẻ:
Cây dành dành có tính hàn, vị đắng. Dùng làm thuốc chữa các bệnh như đau nhức, đau mắt đỏ, bệnh gan,...

Cây dành dành

Cây dành dành là một vị thuốc nam quý hiếm, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, hạ sốt, thanh nhiệt,... Những bộ phận của cây dành dành được dùng…

Cây sài đất

Cây sài đất là một loại cỏ mọc hoang nhưng lại có nhiều tác dụng quý như giảm sốt, chữa cảm cúm, rôm sảy, viêm khớp... Sau khi thu hái…
Rau dền cơm

Dền cơm

Rau dền cơm vị ngọt, tính hàn, được biết đến với tác dụng trị táo bón, bỏng da, viêm họng, vôi hóa cột sống... Mặc dù rất lành tính nhưng…
Nấm Ngọc Cẩu: Công Dụng, Cách Dùng, Giá Bán Và Địa Chỉ Mua Uy Tín

Nấm Ngọc Cẩu

Nấm ngọc cẩu là một dược liệu quý hiếm trong Đông y - vị chát, ngọt, tính ôn, quy vào Tỳ, Thận và có nhiều tác dụng chữa bệnh như…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua