Khương hoàng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Khương hoàng hay thân rễ Nghệ, củ Nghệ vàng dược liệu có tính ấm, vị đắng được sử dụng phổ biến để điều trị viêm loét dạ dày, chữa khó thở, bế kinh, sườn đau tức, vết thương lâu lành miệng.

khương hoàng là gì
Khương hoàng là dược liệu bào chế từ củ Nghệ

  • Tên gọi khác: Nghệ vàng
  • Tên khoa học: Curcuma longa L. (Curcuma domestica Lour.)
  • Họ: Gừng – Zingiberaceae

Mô tả dược liệu Khương hoàng

1. Đặc điểm sinh thái

Nghệ là cây thân cỏ, nhỏ, cao khoảng 0.6 – 1 mét. Thân rễ Nghệ vàng có hình trụ, hơi dẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng hoặc cam sẫm. Lá Nghệ thon, hình trái xoan, nhọn ở hai đầu, hai mặt nhẵn, cuống lá có bẹ, có thể dài đến 45 cm, đường kính khoảng 18 cm.

Cụm hoa Nghệ thường mọc từ giữa các kẽ lá, có hình nón thưa. Lá bắc khum hình máng rộng, đầu tròn màu xanh lục nhạt, lá bắc bất thụ hẹp, màu hơi tím nhạt. Tràng hoa có phiến, cánh hoa có màu xanh lục hoặc vàng nhạt, chia thành 3 chùy, thùy trên to. Phiến cánh hoa bên trong cũng chia thành 3 thùy, 2 thùy bên đứng và phẳng, thùy dưới lõm thành máng sâu.

Quả nang, có 3 ngăn, mở 3 van. Hạt có áo bên ngoài.

2. Khương hoàng là gì?

Khương hoàng là phần thân rễ của Nghệ vàng, hay còn gọi là củ Nghệ. Cần phân biệt với Uất kim, là vị thuốc từ rễ Nghệ, với tên khoa học là Radix Curcumae Longae. Hai vị thuốc này đều có nguồn gốc từ cây Nghệ do đó rất dễ bị nhầm lẫn.

Hai vị thuốc này hoàn toàn khác nhau về tính vị, công năng, chủ trị, cách dùng và liều lượng khuyến cáo. Hiện tại rất nhiều y thư gộp chung hai vị thuốc này gây ảnh hưởng đến công dụng và sức khỏe người dùng. Do đó, trước khi sử dụng cần trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.

Vị thuốc Khương hoàng
Vị thuốc Khương hoàng cần được phân biệt rõ với Uất kim (phần rễ Nghệ)

3. Phân bố dược liệu

Nghệ vàng được tìm thấy ở Ấn Độ, Indonesia, Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc và các quốc gia nhiệt đới khác.

Ở nước ta, Nghệ được trồng ở khắp nơi trên cả nước để làm gia vị và thuốc điều trị bệnh.  

4. Thu hái – Sơ chế

Thu hái Nghệ vào mùa thu để có chất lượng dược liệu tốt nhất.

Khi thu hái cắt bỏ phần rễ để riêng, thân củ để riêng.

Bào chế dược liệu Khương hoàng:

Muốn bảo quản sử dụng dược liệu được lâu dài cần đồ hoặc hấp trong 6 – 12 giờ. Sau đó đợi dược liệu ráo nước, mang đi phơi nắng hoặc sấy khô. Phần thân củ Nghệ gọi là Khương hoàng, rễ gọi là Uất kim.

5. Bảo quản dược liệu

Bảo quản dược liệu Khương hoàng ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh độ ẩm cao.

6. Thành phần hóa học

Các thành phần chính được tìm thấy trong Khương hoàng bao gồm:

  • 8 – 10% nước
  • 6 – 8% chất vô cơ
  • 40 – 50% tinh bột nhựa
  • 0,3% Curcumin
  • 1 – 5% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm
  • Tinh bột
  • Chất béo
  • Canxi Oxalat

Vị thuốc Khương hoàng

khương hoàng dược liệu
Dược liệu Khương hoàng tính ấm thường dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh sản hậu

1. Tính vị

Tính ôn (ấm), vị đắng (khô), cay (tân).

2. Quy kinh

Khương hoàng quy về kinh Tỳ và Can.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

  • Kích thích sự bài tiết của tế bào mật, có tính chất thông mật, tăng sự co bóp của túi mật.
  • Tinh dầu pha loãng có thể tiêu diệt nấm và hỗ trợ sát trùng đối với nấm và các loại vi trùng khác.
  • Tác dụng hưng phấn tử cung, giúp tử cung co bóp đều đặn, thời gian tác dụng kéo dài 5 – 7 giờ.
  • Tác dụng hạ huyết áp và đình chỉ hoạt động hô hấp.
  • Tác động lên cơ năng giải độc của gan, uống liên tục có thể làm tăng khả năng giải độc.
  • Đối với bệnh nhân Galactoza, sử dụng Khương hoàng có thể làm giảm lượng Galactoza.
  • Đối với người có lượng Urobilin trong nước tiểu tăng cao, sử dụng Khương hoàng có thể làm lượng Urobilin giảm xuống.
  • Tác dụng với sự bài tiết mật, làm tăng lượng dịch mật ở tá tràng nhưng không làm tăng Bilirubin.
  • Tác dụng ức chế sự phát triển của vi trùng lao.
  • Có thể thấm qua các màng tế bào đặc biệt của vi khuẩn lao và hủi.
  • Độc tính: Thí nghiệm trên chuột cho thấy tinh dầu Khương hoàng sử dụng với liều lượng 9.2 ml / kg có thể gây độc.

Theo y học cổ truyền:

  • Phá ác huyết, huyết tích, sinh cơ (tái tạo da), kim sang, chỉ huyết.
  • Hành khí, phá huyết, chỉ thống.

Chủ trị:

  • Kinh nguyệt không đều, bế kinh.
  • Đau tức ngực, đau sườn ngực, khó thở, đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Phụ nữ sau sinh đẻ sản dịch ra chưa hết, kết hòn cục (trưng hà).
  • Hỗ trợ điều trị các vết thương chưa liền miệng.
  • Điều trị mụn trứng cá, làm trắng da.
khương hoàng
Khương hoàng thường dùng chữa đau bụng kinh, bế kinh, kinh nguyệt không đều

 

4. Cách dùng – Liều lượng

Khương hoàng có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc, dạng viên hoàn, dạng bột hoặc dùng thoa ngoài da. Có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.

Liều lượng khuyến cáo: 3 – 10 g mỗi ngày dưới dạng uống trong, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Dùng ngoài không kể liều lượng, phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và bài thuốc.

Bài thuốc sử dụng Khương hoàng

cây khương hoàng
Nghệ thường được sử dụng để điều trị đau dạ dày, mụn nhọt và giúp vết thương nhanh lành

1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn thần kinh

Sử dụng Khương hoàng 250 g và Phèn chua 100 g, tán thành bột mịn, hòa với nước cháo làm thành viên hoàn kích thước to bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng 50 viên, khi dùng hết thì bệnh khỏi.

2. Chữa viêm gan virus mạn tính

Sử dụng Khương hoàng 12 g, Bạch mao căn, Nhân trần, Bồ công anh, mỗi vị 40 g, Đại hoàng, Hoàng liên, mỗi vị đều 9 g, Chi tử 16 g, sắc thành thuốc, chia thành 3 lần uống trước bữa ăn. Mỗi ngày uống một thang thuốc, liên tục trong 3 – 4 tuần.

3. Điều trị viêm gan mạn tính

Dùng Khương hoàng 4 g, Đình lịch tử, Côn bố, mỗi vị đều 12 g, Hải tảo, hạt Bìm bìm, mỗi vị đều 10 g, Quế tấm 6 g, sắc thành thuốc, chia thành 3 lần dùng uống trước bữa ăn. Mỗi ngày uống một thang.

4. Chữa sỏi mật, sỏi gan

Dùng củ Nghệ, Phèn chua đều 10 g, tán thành bột, uống trước bữa ăn, mỗi ngày một thang. Nếu có Mật gấu có thể gia thêm để tăng công dụng.

5. Chữa thổ huyết, chảy máu cam

Sử dụng Khương hoàng tán nhỏ, mỗi ngày dùng uống 4 – 6 g, chiêu thuốc bằng nước.

6. Điều trị mụn nhọt, đinh nhọt

Bài thuốc thứ nhất: Sử dụng 1 củ Nghệ khoảng 60 g, Củ ráy 80 g, Sáp ong 40 g, Dầu vừng 80 g, Nhựa thông 40 g. Củ ráy và Nghệ rửa sạch, giã nhuyễn, nấu nhừ với các dược liệu còn lại. Lọc bã, để nguội, phết lên giấy bản và dán vào chỗ mụn nhọt.

Bài thuốc thứ hai: Kết hợp bột nghệ, Đại hoàng, Thiên hoa phấn, Bạch chỉ, tất cả tán thành bột mịn, trộn đều, dùng đắp ngoài da có tác dụng tiêu sưng. Chỉ sử dụng khi mụn nhọt đang sưng tấy.

Bài thuốc thứ ba: Sử dụng Khương hoàng 6 g, Xích thược, Hải đồng bì, Bạch chỉ, mỗi vị đều 10 g, Khương hoạt 6 g, Cam thảo 3 g, sắc thành thuốc, dùng uống.

7. Chữa kinh nguyệt không đều

Sử dụng Khương hoàng, Đào nhân, Xuyên khung, mỗi vị đều 8 g, Ích mẫu, Kê huyết đằng, mỗi vị 16 g, Sinh địa 12 g, sắc thành thuốc dùng uống mỗi ngày một thang. Uống liên tục trong 2 – 3 tuần trước khi có kinh. Uống vài liệu trình tình trạng sẽ ổn định.

8. Điều trị đau bụng bế kinh

Sử dụng Khương hoàng 15 g, Huyền hồ 10 g, cả hai đều chích giấm, sắc thành thuốc uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống trước bữa ăn. Uống liên tục trong 2 – 3 tuần.

9. Điều trị viêm loét dạ dày, chướng bụng, đau bụng

Dùng Nghệ vàng, Sài hồ, Hương phụ, mỗi vị đều 9 – 12 g, sắc uống hoặc làm thành thuốc bột. Mỗi ngày uống 1 tháng, trước bữa ăn 1 – 1.5 giờ.

10. Chữa huyết ứ sau sinh

Sử dụng Nghệ vàng 10 g, Quế tăm 6 g, tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng uống 2 – 3 lần với rượu nhẹ.

11. Điều trị xơ gan

 Sử dụng Khương hoàng, Uất kim, Liên kiều, Sài hồ, Mộc hương, mỗi vị 6 – 8 g, Bạch thược, Bạch truật, Đương qui, mỗi vị đều 15 g, Cam thảo 3 g, sắc thành thuốc, dùng uống.

12. Chữa loét dạ dày tá tràng, đau bao tử

Bài thuốc thứ nhất: Sử dụng Khương hoàng 10 g, Ô dược 5 g, Cam thảo 3 g, sắc thành thuốc dùng uống.

Bài thuốc thứ hai: Dùng bột Nghệ 120 g, Cao ban long 30 g (18 – 19% là nước), Mật ong 20 g, Canxi gluconat ( hoặc Tricanxi phosphat) 100 g, tác dược vừa đủ cho một viên. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 – 3 viên, uống thuốc trước bữa ăn.

Kiêng kỵ khi sử dụng Khương hoàng

Phụ nữ có thai, các bệnh sản hậu (sau sinh đẻ) mà không phải do nhiệt kế ứ không nên dùng.

Người bị trào ngược dạ dày thực quản không nên dùng. Khương hoàng có thể tác dụng xấu đến các loại thuốc kháng Axit và gây nên các cơn đau dạ dày ngoài ý muốn.

Người thiếu máu không dùng.

Bệnh nhân tiểu đường, huyết áp và sỏi thận trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn không dùng.

Người sắp thực hiện phẫu thuật không dùng. Nghệ có thể chống đông máu do đó có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

Khương hoàng là gia vị phổ biến thường được dùng để thêm vào các món ăn để tăng hương vị. Tuy nhiên, nếu cần sử dụng Nghệ như một vị thuốc, người dùng cần trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Ngày đăng 10:00 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:05 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Ô đầu

Ô đầu là dược liệu quý hiếm nhưng có độc tính rất mạnh. Dược liệu này thường ngâm rượu hoặc sắc uống nhằm chữa chứng đau nhức xương khớp, các…

Thổ phục linh

Thổ phục linh là thảo dược quý có vị ngọt, tính bình, quy vào các kinh Can, Vị, chủ trị phong thấp, vẩy nến, viêm da, đau dây thần kinh…

Nấm lim xanh

Nấm lim xanh là một loại nấm mọc ở rễ hoặc thân cây Lim. Theo một số nghiên cứu về dược tính, thảo dược này có tác dụng hỗ trợ…
cây vả

Vả

Cây vả từ rất lâu đời đã được tận dụng để làm dược liệu chữa bệnh. Cả phần quả, rễ và lá đều là vị thuốc góp tên trong nhiều…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua