Khúc khắc

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Củ khúc khắc có tác dụng chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, khử phong thấp và chống dị ứng. Vị thuốc này được dùng ở dạng sắc uống và ngâm rượu để chữa chứng phong tê thấp, bạch đới, giang mai, dị ứng, mụn nhọt sưng lở, viêm bàng quang và chứng lao hạch lở loét. 

tác dụng của củ khúc khắc
Cây khúc khắc là vị thuốc quý, được sử dụng trong nhiều bài thuốc và món ăn chữa bệnh

  • Tên gọi khác: Dây kim cang, Củ cun, Dây nâu, Kim cang mỡ.
  • Tên khoa học: Heterosmilax gaudichaudiana
  • Tên dược: Rhizoma Heterosmilacis
  • Họ: Kim cang (danh pháp khoa học: Smilacaceae)

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm cây khúc khắc

Khúc khắc là loài dây leo, thân không có gai và có rễ phát triển. Lá mọc so le, phiến lá có hình trứng, mỗi lá có khoảng 6 gân, cuống lá dài có kèm tua cuốn. Hoa mọc ở nách lá, mọc thành cụm hình tán, cuống hoa dài, hoa có màu hồng và có điểm đỏ.

Quả có bốn gốc hoặc có hình cầu, thường có màu đen khi chín, bên trong chứa từ 2 – 4 hạt màu nâu đỏ. Cây khúc khắc ra hoa vào tháng 5 – 6 và ra quả vào tháng 8 – 12 hằng năm.

2. Hình ảnh cây khúc khắc

hình ảnh cây khúc khắc
Hình ảnh lá của cây khúc khắc – Lá mọc so le, phiến lá có hình trứng, cuống lá dài có kèm tua cuốn
hình ảnh cây khúc khắc
Hình ảnh hoa của cây khúc khắc – Hoa mọc ở nách lá và mọc thành cụm hình tán
hình ảnh cây khúc khắc
Hình ảnh quả của cây khúc khắc – Quả hình cầu và có màu đen khi chín

3. Bộ phận dùng

Thân rễ (Củ) của cây khúc khắc được dùng để làm thuốc.

4. Phân bố

Cây mọc hoang nhiều ở vùng trung du và đồi núi như Ninh Bình, Quảng Binh, Hòa Bình, Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Nghệ An, Bình Thuận,…

5. Thu hái – sơ chế

Có thể thu hái củ khúc khắc quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất là vào mùa hè, vì lúc này rễ mập, chắc và có phẩm chất tốt. Sau khi đào rễ về, đem cắt bỏ các rễ con và rửa sạch đất cát, cuối cùng dùng sấy/ phơi khô để dùng dần.

6. Bảo quản

Dược liệu dễ ẩm mốc và hư hại, vì vậy nên bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

7. Thành phần hóa học

Củ khúc khắc chứa chất nhựa, tannin và saponin.

Vị thuốc khúc khắc

củ khúc khắc có tác dụng gì
Củ khúc khắc có tác dụng gì?

 

1. Tính vị

Vị ngọt, nhạt, tính bình.

2. Quy kinh

Quy vào kinh Can và Vị.

3. Tác dụng dược lý của củ khúc khắc

– Tác dụng của củ khúc khắc theo Đông Y:

  • Công dụng: Chống dị ứng, tiêu độc, chống viêm, khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt.
  • Chủ trị: Giải độc do thủy ngân, ung thũng, đau nhức xương, ác sang, thấp khớp, tràng nhạc, lở ngứa, giang mai.

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Dược liệu có tác dụng chống viêm cấp yếu và chống viêm mãn tính vào loại trung bình – yếu.

4. Cách dùng – liều lượng

Có thể dùng củ khúc khắc ở dạng sắc uống, tán bột hoặc làm hoàn. Liều dùng từ 15 – 60g/ ngày.

Bài thuốc và Món ăn chữa bệnh từ cây khúc khắc

1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

  • Chuẩn bị: Lá lách lợn 1 cái, khúc khắc khô 60g.
  • Thực hiện: Đem chưng lấy nước uống. Sau đó dùng thêm khúc khắc 15g sắc dùng thay cho nước trà. Thực hiện 15 ngày là kết thúc 1 liệu trình, lặp lại liệu trình từ 3 – 5 lần để nhận thấy cải thiện.

2. Bài thuốc giúp hỗ trợ ổn định đường huyết

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị râu ngô, mạch môn và lá khúc khắc mỗi vị 15g. Đem các vị sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc 2: Dùng lá khúc khắc tươi 60g, đem sắc uống thay nước trà.

3. Bài thuốc điều trị gân xương đau buốt và tê nhức do bệnh phong thấp

  • Chuẩn bị: Cốt toái bổ 10g, bạch chỉ 6g, củ khúc khắc 20g, đương quy, thiên niên kiện mỗi vị 8g, dây đau xương 20g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang. Liệu trình kéo dài 10 ngày, thực hiện từ 3 – 5 liệu trình.

4. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh viêm bàng quang

  • Chuẩn bị: Râu ngô 20g, mã đề 20g và củ khúc khắc 30g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang. Áp dụng bài thuốc liên tục trong 5 – 10 ngày.

5. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến

  • Chuẩn bị: Hạ khô thảo nam (cây cải trời) 80 – 120g, khúc khắc 40 – 80g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 500ml nước còn 300ml nước và chia thành 3 – 4 lần uống trong ngày.

6. Bài thuốc hỗ trợ điều trị mụn nhọt chưa vỡ mủ

  • Chuẩn bị: Cam thảo nam 10g, khúc khắc 30g, vỏ núc nác 15g, kim ngân hoa và bồ công anh mỗi vị 20g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống, chia đều thành 2 lần và dùng hết trong ngày. Thực hiện bài thuốc liên tục trong vòng 5 ngày.

7. Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa

  • Chuẩn bị: Cốt toái bổ 10g, tang ký sinh, cỏ xước và dây đau xương mỗi vị 20g, củ khúc khắc 30g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang. Liệu trình kéo dài 10 ngày, thực hiện vài liệu trình cho đến khi triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.

8. Bài thuốc chữa chứng rôm sảy

  • Chuẩn bị: Củ khúc khắc 30g.
  • Thực hiện: Đem cắt nhỏ và sắc lấy nước ngâm rửa vùng da cần điều trị. Thực hiện từ 3 – 5 lần/ ngày trong vài ngày liên tục sẽ thấy triệu chứng trên da thuyên giảm rõ rệt.

9. Bài thuốc chữa nước ăn chân

  • Chuẩn bị: Rễ cỏ xước 16g, lá lốt và củ khúc khắc mỗi vị 20g.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch dược liệu và sắc lấy nước, sau đó dùng ngâm rửa chân hằng ngày.

10. Bài thuốc trị chứng mẩn ngứa và viêm da

  • Chuẩn bị: Dây kim ngân 20g, củ khúc khắc 30g và ké đầu ngựa 15g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống ngày 1 thang, dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.

11. Bài thuốc điều trị chứng tiểu tiện ra máu

  • Chuẩn bị: Rễ chè và khúc khắc mỗi vị 20g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước, sau đó thêm đường vào, hòa uống.

12. Củ khúc khắc hầm thịt lợn trị sang lở và đau nhức do phong thấp

  • Chuẩn bị: Thịt lợn và củ khúc khắc.
  • Thực hiện: Đem hầm nhừ, nêm nếm gia vị và dùng ăn khi nóng.

13. Bài thuốc trị chứng viêm da có mủ

  • Chuẩn bị: Cam thảo 12g, kim ngân hoa và khúc khắc mỗi vị 40g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

14. Cháo khúc khắc trị chứng lao hạch lở loét

  • Chuẩn bị: Củ khúc khắc.
  • Thực hiện: Đem tán bột mịn và nấu với gạo thành cháo, dùng ăn hàng ngày.

15. Bài thuốc trị băng huyết, đới hạ

  • Chuẩn bị: Củ khúc khắc và đường đỏ (nếu băng huyết), đường trắng (nếu đới hạ).
  • Thực hiện: Đem sắc uống và hòa thêm đường vào uống khi nóng.

16. Bài thuốc trị bệnh giang mai

  • Chuẩn bị: Gai bồ kết (sao tồn tính) 8g, ké đầu ngựa 10g, vỏ núc nác 10g, hà thủ ô 20g, củ khúc khắc 40g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

17. Cháo khúc khắc và dã miên hoa trị chứng cam tích ở trẻ nhỏ

  • Chuẩn bị: Dã miên hoa căn 12g và khúc khắc 16g.
  • Thực hiện: Đem nấu với gạo thành cháo, ăn thường xuyên.

18. Rượu củ khúc khắc giúp bổ can thận, lưu thông khí huyết và khử phong thấp

  • Chuẩn bị: Thiên niên kiện 300g, quế chi 100g, củ khúc khắc 300g, cỏ xước 300g, cà gai leo 300g và lá lốt 800g.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu phơi khô, tán nhỏ và ngâm với 5 lít rượu 35 độ trong 7 – 10 ngày. Mỗi lần dùng 30ml, ngày dùng 2 lần, nên uống sau khi ăn.

19. Rượu khúc khắc và mộc qua giúp bồi bổ sức khỏe và kích thích tiêu hóa

  • Chuẩn bị: Hà thủ ô, củ khúc khắc, quế chi, đỗ trọng, mộc qua, thiên niên kiện, ngũ gia bì, tục đoạn và ngưu tất mỗi vị 20g.
  • Thực hiện: Đem ngâm với 2 lít rượu trắng trong 10 ngày. Tối trước khi đi ngủ dùng khoảng 30ml rượu.

20. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư bàng quang

  • Chuẩn bị: Tề thái 20g, trà thụ căn 20g và khúc khắc 30g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

21. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư hạch

  • Chuẩn bị: Củ khúc khắc 100g.
  • Thực hiện: Đem tán thành bột mịn, sau đó dùng một vài thìa khuấy đều với cháo trắng ăn hàng ngày.

22. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư đường tiêu hóa

  • Chuẩn bị: Bạch truật 20g, nấm hương 10g và củ khúc khắc 30g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang.

23. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh giang mai

  • Bài thuốc 1: Dùng bạch tiên bì và thương nhĩ tử mỗi vị 15g, củ khúc khắc 60 – 120g, cam thảo 3 – 9g. Đem sắc lấy nước và chia thành 3 lần uống.
  • Bài thuốc 2: Dùng bạch tiên bì, cam thảo và uy linh tiên mỗi vị 12g, kim ngân hoa và khúc khắc mỗi vị 20 – 40g. Đem các vị sắc lấy nước uống.

24. Bài thuốc trị bệnh Leptospira

  • Chuẩn bị: Cam thảo 9g và khúc khắc 60g, có thể gia thêm phòng kỷ, trạch tả, nhân trần và hoàng cầm.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

25. Bài thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

  • Chuẩn bị: Bạch thược, hy thiêm, phòng phong, ý dĩ, tang chi, đan sâm, liên kiều, hoàng bá, tri mẫu mỗi vị 12g, ngạch mễ, ké, thạch cao và củ khúc khắc mỗi vị 20g, ngân hoa, tỳ giải, kê huyết đằng mỗi vị 16g, xương truật và quế chi mỗi vị 8g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống.

Lưu ý khi dùng và Tác hại của củ khúc khắc

  • Củ khúc khắc có thể gây rụng tóc nếu dùng đồng thời với nước chè xanh.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định dùng cho phụ nữ mang thai.

Cây và Củ khúc khắc có nhiều tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên trước khi áp dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để xác định độ an toàn và tính hiệu quả của bài thuốc. Tự ý thực hiện có thể khiến quá trình điều trị bị gián đoạn, trì trệ và làm phát sinh một số tác dụng không mong muốn.

Ngày đăng 02:14 - 01/06/2023 - Cập nhật lúc: 02:14 - 02/06/2023
Chia sẻ:

Chuối hột

Chuối hột là vị thuốc Nam quý, thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn. Vị thuốc này có tác dụng chữa…

Cây muồng trâu

Cây muồng trâu là loài thực vật mọc hoang nhiều ở các tỉnh của nước ta. Các bộ phận của cây đều có tác dụng dược lý và được sử…

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Bình luận (2)

  1. lê thị nhàn
    lê thị nhàn says: Trả lời

    củ khúc khắc có uống với đậu đen và củ hà thủ ô được không

  2. Trần Lộc
    Trần Lộc says: Trả lời

    Hội chứng Thận hư có nên dùng củ khúc khắc không?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua