Hoàng liên ô rô

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Hoàng liên ô rô là dược liệu được biết đến với tên quen thuộc là cây mật gấu. Từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc Đông y chữa rất nhiều bệnh lý. Điển hình nhất là viêm da, viêm ruột, tiêu chảy, kiết lỵ…

cây hoàng liên ô rô
Hình ảnh hoàng liên ô rô hay cây mật gấu

  • Tên gọi khác: Mật gấu, hoàng bá gai, hoàng mộc…
  • Tên khoa học: Mahonia bealei.
  • Họ: Hoàng liên gai (Berberidaceae).

Mô tả cây dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Hoàng liên ô rô là một loại cây bụi lớn có chiều cao lên tới 2 – 3m. Phần thân và rễ có màu vàng.

Lá kép mọc so le nhau với hình lông chim, dài khoảng 15 – 35cm. Có khoảng từ 7 – 15 lá chét hình bầu dục hay hình trứng lệch không cuống, dài khoảng 3 – 9cm, rộng từ 2,5 – 4,5cm, dày và cứng. Lá chét ở tận cùng to hơn, có cuống, gốc tròn hay hơi hình tim với phần đầu nhọn sắc. Mép khía răng nông, các gân phụ kết thành mạng nổi rõ.

Cụm hoa mọc ở ngọn, thành bông ngắn hơn lá. Hoa có màu vàng, các lá đài xếp thành 3 vòng. Gồm 6 cánh hoa, nhỏ hơn lá đài trong. Phần nhị có bao phấn dài hơn chỉ nhị, bầu hình trụ. Mùa hoa vào khoảng tháng 10 – 11. Quả thịt có chứa 1 hạt, mùa quả vào khoảng tháng 12 – 2.

2. Bộ phận dùng

Toàn bộ cây bao gồm cả phần thân, rễ, lá và quả đều được sử dụng để làm vị thuốc.

3. Phân bố

Dược liệu được tìm thấy rất nhiều ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Giang Tô, Hồ Bắc, Hồ Nam, Chiết Giang, Tứ Xuyên… Và một số nước khác như Ấn Độ, Nê Pan…

Ở nước ta, cây mọc chủ yếu ở vùng núi cao thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc. Điển hình nhất là ở Điện Biên, Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La, Lào Cai…

4. Thu hái và sơ chế

Phần rễ, thân và lá có thể được thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Còn riêng phần quả thì thường được thu hái vào mùa hạ. Sau khi thu hái sẽ tiến hành rửa sạch, phơi hoặc sấy khô để bảo quản dùng dần.

5. Bảo quản

Dược liệu ở dạng khô cần cho vào túi kín và bảo quản ở những nơi khô ráo, thông thoáng. Nếu dùng không hết nên thỉnh thoảng đem ra phơi lại để tránh nấm mốc hay mối mọt.

6. Thành phần hóa học

Sau đây là một số thành phần được ghi nhận có trong dược liệu hoàng liên ô rô:

  • Berberin
  • Berbainin
  • Isotetrandrin
  • Oxyacanthine
  • Palmatin
  • Jatrorrhizin
  • Alcoloid
  • Rabdoserrin A
  • Excisanin A
  • Carotene

Vị thuốc hoàng liên ô rô

1. Tính vị

Dược liệu được các tài liệu y học cổ truyền ghi nhận là có vị đắng và tính mát.

2. Quy kinh

Được quy vào các kinh Can, Vị, Thận và Phế.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Hạ nhiệt, bổ âm hư, lợi tiểu, làm dịu kích thích.
  • Chủ trị: Chữa các chứng kiết lỵ, viêm ruột, tiêu chảy, ăn uống không tiêu, viêm da dị ứng, đau mắt đỏ, mụn nhọt. Ngoài ra còn có tác dụng chữa viêm gan vàng da, sốt cơn, khạc ra máu, đau lưng mỏi gối.

Theo y học hiện đại:

  • Các thành phần Excisanin A và Rabdoserrin A trong dược liệu có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, nhất là ung thư tử cung. Ngoài ra, chất Alcoloid cũng được cho là một hoạt chất chống ung thư tương đối mạnh.
  • Một số hợp chất đắng trong dược liệu đem lại tác dụng kiểm soát đường huyết, đồng thời giúp hạ sốt và hỗ trợ điều trị chứng cảm lạnh.
  • Các hoạt chất berberin, berban amin hay isotetrandin, palmatin có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, tả lỵ, đau bụng.
  • Các Polyphenol trong dược liệu có tính kháng viêm và đồng thời giúp thải độc để bảo vệ thận, gan. Ngoài ra, còn hỗ trợ điều các bệnh ngoài da và bảo bệ tim mạch nhờ tác dụng làm ổn định lipit máu.
  • Hàm lượng carotene tương đối dồi dào trong lá hoàng liên ô rô còn có tác dụng cân bằng quá trình tổng hợp và sản sinh các hormone sinh dục nữ. Đồng thời giúp duy trì nồng độ estrogen để giúp nữ giới khỏe mạnh hơn.

4. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu có thể được dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để nâng cao tính công dụng. Được dùng phổ biến nhất ở dạng khô bằng cách đem đi sắc để lấy nước uống.

Liều lượng được khuyến cáo là dùng khoảng 8 – 12g một ngày. Tuy nhiên, có thể linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với từng bài thuốc và mục đích sử dụng.

hoàng liên ô rô có tác dụng gì
Hình ảnh dược liệu hoàng liên ở dạng khô

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu hoàng liên ô rô

Dược liệu có mặt trong một số bài thuốc sau:

1. Bài thuốc chữa viêm gan, vàng da, đau mắt đỏ

  • Chuẩn bị: 15g hoàng liên ô rổ cùng 10g hạ khô thảo.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào ấm sắc trên lửa nhỏ với nửa thăng nước trong khoảng 15 phút. Uống khi thuốc còn ấm nóng với liều dùng 1 thang/ngày.

2. Bài thuốc chữa viêm ruột, kiết lỵ, tiêu chảy, ăn uống không tiêu

  • Chuẩn bị: 15g hoàng liên ô rô cùng với 15g rễ cốt khí.
  • Thực hiện: Thái nhỏ các dược liệu trên rồi sắc chung với 600ml nước trên lửa nhỏ. Tắt bếp khi lượng nước trong ấm còn khoảng 200ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày khi còn ấm nóng, dùng với liều 1 thang/ngày.

3. Bài thuốc hạ sốt

  • Chuẩn bị: 10g lá hoàng liên ô rô ở dạng khô, 25g nghệ củ.
  • Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm sắc cùng 200ml nước trên lửa nhỏ đến khi còn 100ml. Có thể cho thêm mật ong vào để uống khi còn ấm nóng. Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày.

4. Bài thuốc chữa viêm da dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa

  • Chuẩn bị: 15g lá hay rễ hoàng liên ô rô, 20g lá khổ sâm.
  • Thực hiện: Các vị thuốc cho hết vào nồi để nấu lấy nước đặc. Dùng nước này rửa trực tiếp lên vùng da cần điều trị.

5. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư phổi

  • Chuẩn bị: 15g hoàng liên ô rô, 30g thạch quyết minh, 6g toàn yết, 9g cương tàm, 9g câu đằng, 30g trư ương ương, 30g xà lục cốc.
  • Thực hiện: Các vị thuốc cho vào ấm sắc lấy nước uống trong ngày. Sử dụng với liều lượng 1 thang/ngày.

6. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư mũi họng

  • Chuẩn bị: 60g hoàng liên ô rô, 40g thạch bì, 45g hạ khô thảo, 9g cam thảo.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên ở dạng khô đem cho hết vào ấm sắc chung với 1 thăng nước trong 30 phút. Uống khi thuốc còn ấm nóng với liều sử dụng 1 thang/ngày.

7. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư gan

  • Chuẩn bị: 30g hoàng liên ô rô cùng với 30g long quỳ.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào ấm sắc chung với khoảng 1 lít nước trong 20 phút. Chia làm nhiều lần uống trong ngày khi thuốc còn ấm nóng, sử dụng 1 thang/ngày.

Những lưu ý khi sử dụng hoàng liên ô rô

Mặc dù đem lại tác dụng điều trị bệnh rất tốt nhưng nếu dùng không đúng cách thì người bệnh có thể sẽ gặp rủi ro:

  • Tương tác: Dược liệu hoàng liên ô rô có thể gây tương tác với một số loại thuốc khi sử dụng đồng thời. Điển hình nhất là Biaxin, Crixivan, Viagra, Halcion, Neoral, Sandimmune, Mevacor…
  • Tác dụng phụ: Dược liệu có thể gây ra các tác dụng ngoại ý như nóng da, ngứa hay các triệu chứng dị ứng như phát ban hoặc nổi mẩn đỏ…

Tuyệt đối không sử dụng dược liệu chó các nhóm đối tượng sau:

  • Phụ nữ đang trong thai kỳ hay cho con bú.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (thành phần berberin trong dược liệu có thể khiến não trẻ bị tổn thương)

Bài thuốc đã tổng hợp một số thông tin về dược liệu hoàng liên ô rô để bạn tham khảo. Trước khi sử dụng dược liệu để làm thuốc chữa bệnh bạn nên chú ý tham khảo thầy thuốc hay những người có chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng để tránh gặp các vấn đề ngoại ý.

Ngày đăng 02:14 - 01/06/2023 - Cập nhật lúc: 02:14 - 02/06/2023
Chia sẻ:

Chuối hột

Chuối hột là vị thuốc Nam quý, thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn. Vị thuốc này có tác dụng chữa…

Cây muồng trâu

Cây muồng trâu là loài thực vật mọc hoang nhiều ở các tỉnh của nước ta. Các bộ phận của cây đều có tác dụng dược lý và được sử…

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Bình luận (1)

  1. Loi van thuan
    Loi van thuan says: Trả lời

    Còn bán không

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua