Hoa tiên

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Hoa tiên còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như trầu tiên, hoa tiên to, đại hoa tế tân… là một trong những loại dược liệu quý trong Y học cổ truyền, dùng để chữa các bệnh như tiêu hóa kém, ho, cảm sốt, viêm họng, thấp khớp… Bên cạnh đó, loại cây này còn được sử dụng để làm cảnh phổ biến hiện nay. 

Hoa tiên
Hoa tiên là một trong những loại dược liệu quý hiếm có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Tên tiếng Việt: Hoa tiên, Dầu tiên, Trầu tiên, Đại hoa tế tân
  • Tên khoa học: Asarum glabrum Merr.
  • Tên đồng nghĩa: Asarum maximum Hemsl.
  • Họ: Aristolochiaceae (Mộc hương)

Mô tả dược liệu hoa tiên

1. Đặc điểm cây hoa tiên

Cây hoa tiên là loại cây thân thảo có tuổi thọ lâu năm. Cây thường có độ cao từ 20 – 30cm, phần rễ mảnh và cắm sâu nằm ngang dưới đất, chia làm nhiều đốt, mỗi đốt thường cho ra 2 chiếc lá. Lá hoa tiên có hình trái tim, mép nguyên, đầu hơi nhọn, bề mặt nhẵn và dài, có kích thước từ 16 – 20cm, cuống lá dài từ 14 – 20cm. 

Về đặc điểm của hoa tiên, có hình ống và đường kính lớn nhất khoảng 6cm và có màu tím trắng loe ra. Khi hoa nở sẽ mọc riêng lẻ ở phần nách lá, phần cuống hoa có chiều dài từ 2 – 3cm. Mỗi tràng hoa chia làm 3 thùy hình tim, nhị 12, mọc thành vòng. Mùa hoa quả phổ biến là vào tháng 4, quả hình cầu hoặc hơi thuôn, bao bọc trong hao, có nhiều hạt nhỏ và có màu nâu đen. 

2. Một số hình ảnh của cây hoa tiên

Hoa tiên
Cây hoa tiên là loại cây thân thảo có tuổi thọ lâu năm
Hoa tiên
Phần hoa của cây hoa tiên có 3 thùy, màu tím đen và rất đẹp
Hoa tiên
Lá hoa tiên có hình trái tim có kích thước từ 16 – 20cm, cuống lá dài từ 14 – 20cm

3.  Bộ phận dùng

Cả cây thuốc từ thân đến rễ, hoa đến lá đều có thể được sử dụng để làm thuốc. 

4. Phân bố

Cây hoa tiên chủ yếu mọc dại ở những vùng núi cao khoảng 1300 – 1600m, lạnh và ẩm ướt, đặc biệt là những nơi có tán che và mọc ven các bờ suối như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sapa (Lào Cai), Yên Tử (Quảng Ninh), Ba Vì (Hà Tây)… 

5. Thu hoạch và sơ chế

Lá và rễ của cây hoa tiên được thu hoạch gần như quanh năm, nhưng tốt nhất nên thu hoạch vào mùa thu – đông hoặc sau khi quả đã già mới thu hoạch sẽ tốt hơn. Cây hoa tiên sau khi đã thu hoạch về thì rửa sạch hết bùn đất, băm nhuyễn phần lá và đem phơi dưới nắng nhẹ hoặc đem đi sấy khô khoảng 50 độ cho đến khi khô. 

Riêng phần hoa thì sử dụng khi còn tươi hay phơi khô đều được, hoa nên thu hái vào tháng 6 hoặc tháng 7 tốt nhất. Sau khi phơi khô thì đem dược liệu vào trong gói bao bọc kỹ, bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc. 

6. Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

7. Thành phần hóa học

Trong phần hoa của cây hoa tiên có chứa nhiều sắc tố anthoxyanoxit. Toàn cây chứa các chất dầu dễ bay hơi như elemicin, isoelemincin, borneal, methyleugenol, safrole…

8. Giá trị kinh tế và bảo tồn

Hiện tại, tên gọi “Hoa tiên” chủ yếu của người đồng bào Dao ở vùng Ba Vì. Theo thông tin từ một số người dân tộc Dao thì loại cây thuốc này rất khó tìm, không phải ở đâu cũng có, đặc biệt để thu hoạch được loại hoa của cây hoa tiên lại càng hiếm hơn. Hoa của cây hoa tiên có màu tím đen, sau khi được ngâm rượu sẽ chuyển sang màu tím hồng và có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, rất nhiều người dân bản địa ví loại dược liệu này như một loại thuốc quý như của ông trời ban tặng. 

Trong vài năm trở lại đây, cứ vào mỗi mùa lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh) nhiều người đã nhổ cả cây hoa tiên và rao bán với nhiều công dụng không chính xác. Giá bán 10.000 – 20.000/ một bó nhỏ khoảng 5 – 10 cây, bao gồm cả rễ. 

Vị thuốc hoa tiên

1. Tính vị và quy kinh

Chưa có nghiên cứu

2. Công dụng của vị thuốc hoa tiên

Theo kinh nghiệm của người xưa, cây hoa tiên to có tác dụng chữa Phong hàn cảm mạo, chữa ho, đau đầu, nhức mỏi tay chân, chữa đau bụng, phong thấp đau nhức, đòn ngã tổn thương, chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, chữa đau răng… Bên cạnh đó, nhiều người sử dụng phần dây hoa và rễ để tăng cường thể lực, bồi bổ sức khỏe. 

Ưu điểm khi sử dụng cây hoa tiên để làm thuốc chữa bệnh là đem lại hiệu quả cao, lành tính và hiếm gây ra tác dụng phụ. Bởi vốn dĩ hoa tiên là thực vật, không chứa nhiều chất hóa học gây hại cho cơ thể. 

Hoa tiên
Hoa tiên được thu hoạch và phơi khô để sắc thành thuốc uống cũng hoặc dùng tươi trực tiếp để đạt được hiệu quả tốt hơn

3. Liều dùng của cây hoa tiên

Cây hoa tiên được sử dụng như một bài thuốc dân gian được lưu truyền từ xa xưa với nhiều công dụng tuyệt vời. Nhiều người sử dụng phần hoa, rễ để làm thuốc bổ, tăng cường thể lực. 

  • Ngày sử dụng khoảng 6 – 12g nước thuốc dưới dạng thuốc sắc hoặc dưới dạng rượu thuốc. 
  • Sử dụng phần lá hoa tiên đem rửa sạch, phơi khô rồi đem sắc làm thuốc uống để chữa đau bụng, ăn uống khó tiêu. 
  • Dùng phần thân và rễ tươi rửa sạch để nhai hoặc ngậm để chữa hôi miệng khi bị sâu răng, chữa viêm họng, ho, cảm sốt…

Lưu ý sử dụng: Cây hoa tiên không độc và lành tính nên không có chống chỉ định nào tuyệt đối. Chỉ cần tuân thủ liều dùng của thầy thuốc sẽ đem lại tác dụng như mong muốn. 

Cây hoa tiên là một vị thuốc quý hiếm, không chỉ có tác dụng bồi bổ sức khỏe mà còn giúp chữa nhiều loại bệnh phổ biến như ho, cảm sốt, đau bụng, khó tiêu… Tuy nhiên, lưu ý nên tuân thủ liều dùng để tránh gây phản tác dụng. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 09:02 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:05 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Hoàng bá

Hoàng bá là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần tả hỏa. Chủ trị hoàng đản, tiêu chảy, nhiệt lỵ, di tinh, mộng tinh âm hộ…

Tai chua

Tai chua là dược liệu tính mát, vị chua, có chứa độc tố nhẹ. Dược liệu thường được sử dụng để sát trùng, chữa khát nước, hạ sốt, giải độc. [caption…

Cây bìm bìm biếc

Cây bìm bìm biếc - cụ thể là hạt có tính nóng, vị cay và hơi có độc. Thường được sử dụng làm nguyên liệu trong một số bài thuốc…

Vừng

Vừng chứa nhiều vi chất dinh dưỡng, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, vừng còn có…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua