Ghẻ chàm hóa là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Bệnh ghẻ chàm hóa là gì?

Bệnh ghẻ chàm hóa là  giai đoạn nặng của bệnh ghẻ. Đây là bệnh lý da liễu do ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei hominis gây ra. Khi tấn công vào da, những con ghẻ cái đào hang và làm tổ ngay dưới lớp sừng của da. Tại đây chúng tiếp tục đẻ trúng và sinh sôi nảy nở rất nhanh chóng.

Do không được phát hiện sớm hoặc điều trị không đúng cách, sau thời gian ủ bệnh khoảng vài tuần, ghẻ cái bắt đầu gây ra những tổn thương trên da gây nổi mụn nước ngứa, phát ban đỏ. Tình trạng này kéo dài sẽ chuyển sang giai đoạn ghẻ chàm hóa với các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn và việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ chàm hóa

Như thông tin vừa chia sẻ ở trên, ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis chính là thủ phạm gây ra căn bệnh ghẻ chàm hóa. Khi tấn công vào da, ghẻ cái sinh sôi nảy nở rất nhanh.

Vòng đời sinh trưởng của ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei hominis như sau:

  • Đẻ trứng: Sau khi giao phối với ghẻ đực, những con ghẻ cái sẽ đẻ trứng sau đó. Những quả trứng thường có kích thước khá nhỏ, chỉ dao động từ 0,1 – 0,15mm.
  • Trứng nở: Sau khoảng 3 – 4 ngày trứng bắt đầu nở tạo thành ấu trùng ghẻ
  • Ghẻ con: Trong vòng vài ngày tiếp theo sau đó, ấu trùng ghẻ phát triển thành những con ghẻ con. Trải qua nhiều lần lột xác, chúng sẽ trưởng thành.
  • Giao phối, đẻ trứng:  Những con ghẻ cái sau khi trưởng thành sẽ  giao phối với ghẻ đực rồi  đào hang, đẻ trứng dưới da và tiếp tục tạo ra những vòng đời sinh sản mới.

Ký sinh trùng gây bệnh ghẻ chàm hóa đặc biệt ưa phát triển ở những khu vực ẩm ướt và có nhiều rảnh cũng như nếp nhăn lớn, chẳng hạn như mông, vùng kín, các kẽ ngón tay chân…

Sarcoptes scabiei hominis có thể dễ dàng xâm nhập vào da và phát triển mạnh khi gặp các yếu tố thuận lợi như:

  •  Môi trường sống ẩm ướt, đông đúc, điều kiện vệ sinh không đảm bảo
  • Nguồn nước sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt bị ô nhiễm
  • Hàng rào bảo vệ da bị suy yếu do từng mắc các bệnh lý da liễu khác
  • Có tiền sử bị bệnh ghẻ nhưng không điều trị triệt để
  • Có thói quen mặc quần áo chật chội, ẩm ướt
  • Hệ thống miễn dịch bị suy giảm do mang thai hoặc do mắc các bệnh lý như tiểu đường, ung thư hoặc HIV
  • Trong gia đình có người bị bệnh nghẻ

Triệu chứng bệnh ghẻ chàm hóa

Các dấu hiệu của bệnh ghẻ thường xuất hiện  sau khoảng 6 – 8 tuần kể từ lần đầu tiên tiếp xúc với ghẻ cái. Người bệnh có thể gặp những triệu chứng bất thường như sau:

  • Da bị kích ứng, ngứa rát do mẫn cảm với ghẻ cái
  • Cơn ngứa ở bệnh nhân bị ghẻ chàm hóa thường rất dữ dội và trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm do đây là thời điểm ghẻ cái hoạt động mạnh.
  • Sau đó, da xuất hiện tổn thương  đỏ, bong vảy. Một số trường hợp có thể thấy các nốt sẩn đóng vảy. Tổn thương thương do bệnh ghẻ chàm hóa gây ra có thể xuất hiện ở nhiều nơi như các kẽ ngón tay chân, lòng bàn tay chân, nếp gấp ở cổ tay, quầng vú hay thậm chí là vùng kín của cả nam và nữ.
  • Xuất hiện các vệt sưng đỏ nằm rải rác ở một vùng da do phản ứng tăng nhạy cảm với lượng khác nguyên do hệ miễn dịch sản xuất ra để chống lại sự tấn công của ký sinh trùng ghẻ.
  • Luống ghẻ có hình dáng tươi tự như sợi chỉ mảnh, thẳng, chiều dài dao động từ 1 – 10mm được hình thành theo đường di chuyển đào hang của ghẻ cái ở bên dưới lớp sừng da.
  • Vùng da ghẻ cái tấn công cũng xuất hiện nhiều mụn nước mọc rải rác. Mụn nước vỡ ra, tiết dịch và khi khô lại sẽ tạo thành vảy cứng
  • Trường hợp gây bệnh ở quy đầu nam giới, bệnh ghẻ có thể tạo ra các vết trợt, trong y học còn gọi là săng ghẻ.

Ở những người mắc bệnh ghẻ chàm hóa, những triệu chứng trên kéo dài với mức độ ngày càng nghiêm trong hơn. Bệnh gây tổn thương nặng nề cho da và có thể dể lại nhiều vết tích xấu trên da sau khi hồi phục.

Bệnh ghẻ chàm hóa có lây không?

Cũng giống như những người mắc bệnh ghẻ thông thường, ghẻ chàm hóa có khả năng lây lan thông qua các con đường sau:

  • Tiếp xúc da trực tiếp khi bắt tay, quan hệ tình dục, ôm, ngồi sát gần nhau, đụng chạm vào tổn thương trên da của người bệnh.
  • Dùng chung khăn tắm, chăn gối hay mặc chung quần áo
  • Nằm ngủ chung giường

Ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis  theo những con đường trên có thể xâm nhập vào da của người khác và khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tấn công vào trong gây tổn thương đến da kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác.

Chẩn đoán bệnh ghẻ chàm hóa

Các phương pháp chẩn đoán bệnh ghẻ chàm hóa được thực hiện với mục đích chính là tìm thấy cái ghẻ. Thông thường, bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào da ở khu vực bị bệnh và đem soi dưới kính hiển vi. Kỹ thuật này cho phép phát hiện ra sự hiện diện của ghẻ cái, trứng ghẻ, ấu trùng ghẻ và các chất thải của chúng. 

Ngoài ra, một số phương pháp chẩn đoán khác cũng có thể được chỉ định như:

  • Sử dụng dermoscopy
  • Thông qua phản ứng khuếch đại chuỗi polymerase để tìm ra DNA của ký sinh trùng gây bệnh ghẻ chàm hóa.

Cần lưu ý rằng, không phải trường hợp nào xét nghiệm cũng tìm ra cái ghẻ. Do đó, bác sĩ cần dựa thêm vào các đặc điểm lâm sàng và triệu chứng bên ngoài người bệnh đang gặp phải.

Cách điều trị bệnh ghẻ chàm hóa

Bệnh ghẻ chàm hóa có thể được điều trị khỏi bằng thuốc. Tùy theo mức độ bệnh và tuổi tác mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

1. Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ chàm hóa

Việc chữa trị bệnh được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:

  • Chữa trị bệnh tích cực càng sớm càng tốt để ngăn chặn các biến chứng xấu cho bệnh nhân.
  • Tiêu diệt cái ghẻ một cách triệt để
  • Kiểm soát không để mầm bệnh lan rộng
  • Cách ly tránh để người bệnh tiếp xúc với người khỏe mạnh
  • Sử dụng thuốc đúng cách, đủ liều
  • Tiến hành điều trị cho tất cả các thành viên trong gia đình, đồng nghiệp nơi làm việc hoặc trẻ cùng học chung trong lớp để ngăn ngừa lây nhiễm chéo.
  • Giặt giũ đồ dùng cá nhân của người bệnh thường xuyên và phơi ngoài nắng to để tiêu diệt sạch ký sinh trùng trú ẩn.

2. Thuốc chữa bệnh ghẻ chàm hóa

Thuốc điều trị ghẻ chàm hóa có nhiều loại. Trường hợp bị nhẹ, bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc bôi ngoài da. Ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định các loại thuốc uống để có thể kiểm soát được bệnh.

– Thuốc chữa ghẻ chàm hóa dạng bôi

 Thuốc bôi là những loại thuốc được chỉ dụng ngoài da. Chúng có tác dụng tại chỗ, giúp tiêu diệt cái ghẻ và trứng của chúng, đồng thời cải thiện các triệu chứng có liên quan, chẳng hạn như ngứa da, viêm đỏ da…Thuốc có thể được bào chế dưới dạng kem, gel hay dung dịch bôi ngoài da.

Một số loại thuốc bôi có thể được kê đơn cho người bị bệnh ghẻ chàm hóa bao gồm:

  • Thuốc D.E.P
  • Benzyl Benzoate 33%
  • Kem Permethrin 5%
  • Lindane 1%
  • Kem Eurax
  • Crotamiton 10%

Mỗi loại thuốc bôi sẽ có cách sử dụng và liều dùng khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ , đồng thời tái khám khi hết thuốc để điều trị bệnh ghẻ triệt để.

Thuốc bôi mặc dù ít gây tác dụng phụ hơn so với thuốc uống nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro khi sử dụng như: Kích ứng da, dị ứng, bong tróc da… Hãy thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào ngoài ý muốn. Nếu chúng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bác sĩ có thể cân nhắc thay đổi loại thuốc khác hiệu quả và an toàn hơn.

– Thuốc trị ghẻ chàm hóa đường uống

  • Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này chỉ được sử dụng cho các trường hợp có biểu hiện bị nhiễm trùng da gây lở loét. Ngoài thuốc mỡ, kem bôi, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống cho các trường hợp bị nặng.
  • Thuốc Vermectin: Thông thường người bị bệnh ghẻ sẽ được chỉ định uống 1 liều duy nhất là 200mcg/ kg. Tuy nhiên, trong trường hợp bị ghẻ chàm hóa, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm 1 liều sau thời gian từ 7 – 10 ngày.
  • Thuốc giảm ngứa: Bao gồm các thuốc kháng histamin. Loại thuốc này có thể giúp xoa dịu cơn ngứa ngáy dữ dội. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng gây buồn ngủ, vì vậy sẽ giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn vào ban đêm.

– Các thuốc chữa bệnh ghẻ chàm hóa khác:

Bên cạnh những loại thuốc trên, người bệnh có thể được đề nghị dùng thêm một số thuốc khác như:

  • Thuốc sát trùng: Dùng dịch Milian,  thuốc tím Methyl 1% 
  • Oxy kẽm
  • Thuốc bổ sung vitamin B1, C giúp cải thiện sức đề kháng cho cơ thể, kích thích tái tạo vùng da bị tổn thương.

Cách phòng ngừa bệnh ghẻ chàm hóa

Bệnh ghẻ chàm hóa rất dễ tái phát trở lại. Chính vì vậy, quá trình điều trị phải được tiến hành cho đến khi chắc chắn ký sinh trùng đã được tiêu diệt triệt để. Cùng với đó, người bệnh cũng cần thực hiện tốt công tác dự phòng để nhanh lành tổn thương trên da, giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh trở lại.

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp phòng ngừa bệnh ghẻ chàm hóa:

  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
  • Thường xuyên tắm  rửa, vệ sinh da hàng ngày 
  • Nếu phát hiện trong nhà có người bị bệnh cần tiến hành điều trị ngay. Tránh tiếp xúc gần gũi hoặc  dùng chung các vật dụng cá nhân của người bệnh.
  • Giặt giũ chăn màn thường xuyên
  • Không mặc quần áo ẩm ướt
  • Sử dụng nguồn nước sạch để nấu nướng thức ăn và tắm rửa hàng ngày
  • Quét dọn nhà cửa, hút bụi thường xuyên, đặc biệt là ở các ngóc ngách
  • Nếu có thể nên mở các cửa trong nhà thường xuyên, tránh để không gian sống trong nhà bị ẩm ướt tạo điều kiện cho ký sinh trùng gây bệnh ghẻ chàm hóa phát triển.
  • Kiêng quan hệ tình dục với người đang bị ghẻ
  • Đảm bảo vệ sinh trong ăn uống hàng ngày. Thức ăn phải được nấu chín kỹ trước khi ăn.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, cá béo, rau xanh, hoa quả tươi trong bữa ăn để tăng sức đề kháng, giúp tổn thương trên da nhanh lành.

 

Ngày đăng 11:00 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:03 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua