Diêm sinh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Diêm sinh là vị thuốc được bào chế từ lưu huỳnh có trong tự nhiên. Theo Đông y, Diêm sinh thường được sử dụng để điều trị mụn nhọt, chữa xương khớp đau, mạch máu bị đông cứng và người già táo bón lâu ngày.

diêm sinh dược liệu
Dược liệu Diêm sinh

  • Tên gọi khác: Hoàng nha, Lưu hoàng, Oải lưu hoàng, Thạch lưu hoàng
  • Tên khoa học: Sulfur

Mô tả dược liệu Diêm sinh

1. Nguồn gốc dược liệu

Diêm sinh là một nguyên tố có sẵn trong tự nhiên hoặc được bào chế từ lưu huỳnh có trong thiên nhiên. Lưu huỳnh hay lưu hoàng là một chất bột hoặc ở dạng rắn, to màu vàng tươi, không có mùi hoặc có thể có mùi đặc trưng. Lưu huỳnh không tan trong nước và dung môi nhưng tan nhiều trong dầu. Khi đốt, lưu huỳnh tỏa ra khói xanh và có mùi khét khó chịu.

2. Các bào chế dược liệu Diêm sinh

Diêm sinh được bào chế từ lưu huỳnh đã được lọc bỏ tạp chất, đập thành từng cục nhỏ hoặc tán thành bột. Khi cần dùng có thể dùng lưu hoàng nấu chung với đậu hủ, cứ 100 kg lưu hoàng thì nấu với 200 kg đậu hũ. Nấu đến khi đậu hũ chuyển sang màu đen lục thì lấy ra, rửa sạch can âm rồi đập vụn, bảo quản dùng dần.

3. Bảo quản dược liệu

Bảo quản dược liệu Diêm sinh ở nơi khô thoáng, tránh độ ẩm cao và nhiệt độ quá nóng.

4. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chính của Diêm sinh là Sufua nguyên chất. Tùy theo cách chế tạo mà người bào chế có thể cho thêm các tạp chất khác như: Đây, Asen, Vôi, Sắt,…

Vị thuốc Diêm sinh

diêm sinh chữa ghẻ
Vị thuốc Lưu hoàng tính ôn, chứa độc

1. Tính vị

Lưu hoàng tính ôn, chứa độc tính, vị chua.

Tính ôn, vị chua (theo Bản kinh)

Chứa đại độc, vị ngọt (theo Dược tính bản thảo)

Chứa độc, đại nhiệt (theo Danh y biệt lục)

2. Quy kinh

Quy kinh Tâm, Thận, Đại tràng

Nhập Mệnh môn kinh (theo Lôi công bào chế dược tính luận)

Túc quyết âm can, nhập túc thái âm kỳ, túc thiếu âm thận (theo Ngọc thu dược giải)

Nhập túc quyết âm kinh (theo Bản thảo kinh sơ)

3. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

  • Tác dụng với đường ruột: Khi sử dụng Sulfur, Sulfur sẽ kết hợp với các chất có trong thành ruột, làm tăng nhu động ruột là gây tiêu chảy.
  • Giảm ho, hóa đàm và điều trị viêm đau khớp (thí nghiệm trên động vật).

Theo y học cổ truyền:

  • Sát trùng, tráng dương, thông tiên, chỉ dưỡng.
  • Liệu tâm phúc tích, tránh tà khí, sát giới trùng (theo Danh y biệt lục). 
  • Chủ phụ nhân âm thực, trừ đầu thốc, thư trĩ ác huyết, kiện gân mạnh cốt (theo Bản kinh).
  • Sát trùng ở bụng (Nhật hoa tử bản thảo).
  • Trừ lãnh phong ngoan tý, hàn nhiệt nghịch khái (theo Dược tính bản thảo).
  • Bổ mệnh, hoặc loạn, chủ hư hàn cửu lị hoạt tả (theo Bản thảo cương mục)

Chủ trị của Diêm sinh:

  • Ngứa ngoài da, ghẻ lở, thấp chẩn, chứng thận hỏa suy, táo bón do hư hàn.
  • Trị bệnh trĩ chảy máu, phụ nữ loét âm hộ, loét trĩ máu độc, hạ bộ lở loét, tiêu diệt sâu ghẻ, cầm máu.
  • Trị chứng hư tổn tiết tinh, ghẻ lỡ.
  • Sát trùng, chữa lỵ, hỗ trợ tiêu hóa.
  • Lưu lại đại tràng để sát trùng.
  • Chữa liệt dương, bất lực, lỵ lâu ngày, hàn gây bí đại tiện.
  • Trị phong thấp.
  • Sát trùng, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa.

4. Cách dùng – Liều lượng

Diêm sinh được ứng dụng làm dược liệu trong cả Tây và Đông y. Thường được sử dụng dưới dạng thuốc viên hoặc tán bột.

Liều lượng khuyến cáo: 2 – 3 g mỗi ngày.

Bài thuốc sử dụng Diêm sinh

Vị thuốc Diêm sinh
Vị thuốc Diêm sinh thường dùng trị mụn nhọt, lở ngứa

1. Bôi ngoài chữa mụn nhọt

Sử dụng Lưu hoàng, Sà sàng tử, Đại phong tử, mỗi vị phân lượng bằng nhau, giã nát, thêm dầu vừng (dầu mè) bôi lên các nốt mụn nhọt đã vệ sinh sạch sẽ.

2. Chữa táo bón ở người cao tuổi

Người già bị táo bón lâu ngày, xương khớp đau, mạch máu bị đông cứng có thể dùng Lưu hoàng rửa sạch 100 g, Bán hạ tán nhỏ 80 g. Trộn hai vị thuốc lại với nhau, thêm mật ong làm thành viên hoàn, kích thước to bằng hạt đậu xanh.

Mỗi ngày dùng uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 20 g.

3. Chữa mụn trứng cá sưng đỏ

Sử dụng Diêm sinh 25 g, Phèn chi, Kinh phân, mỗi vị đều 5 g, rượu mạnh 50 độ 300 ml, trộn đều. Mỗi ngày bôi nhiều lần để làm khô mụn.

4. Điều trị phong thấp, bí đại tiện ở người già yếu

Sử dụng Diêm sinh tán thành bột mịn (hoặc tán thành hạt nhỏ), cho vào ruột lợn. Mang đi hầm với nước trong 4 giờ, sau đó tán nhỏ, làm thành viên hoàn thành hạt ngô. Dùng uống.

5. Chữa đái dầm

Sử dụng 3 g Lưu hoàng sống, Hành 1 múi, giã nát đắp lên rốn trước khi đi ngủ, băng kín lại đến sáng hôm sau lấy ra. Mỗi ngày áp dụng một lần trong vòng một tuần.

Lưu ý và kiêng kỵ khi sử dụng Diêm sinh

Không được sử dụng Diêm sinh trong thời gian dài và sử dụng quá liều.

Phụ nữ có thai, người âm hư hỏa vượng không được dùng.

Nếu cần sử dụng phải dùng Lưu hoàng đã bào chế, không được sử dụng Lưu hoàng trong tự nhiên.

Trong Lưu hoàng có chứa Thạch tín, là vị đọc có thể gây chết người. Do đó, uống quá nhiều Diêm sinh có thể gây nhiễm độc theo thời gian và gây tử vong.

Diêm sinh bào chế cùng với đậu phụ có thể còn chứa độc. Hiện tại cần nghiên cứu thêm, do đó, không sử dụng mà không có sự chỉ định của thầy thuốc.

Diêm sinh là vị thuốc được sử dụng trong Đông y và Tây y với nhiều công dụng khác nhau. Tuy nhiên, do độc tính nguy hiểm mà người bệnh không được tự ý sử dụng dược liệu. Trao đổi với thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng.

Ngày đăng 00:00 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:04 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Cây đa lông

Cây đa lông thường được thu hái lá, búp non hay tua rễ để làm thuốc điều trị các bệnh lý như viêm mũi xoang, sỏi thận, vàng da... Dưới…

Rau bợ

Rau bợ có vị ngọt, đắng, tính mát, thường được dùng để nấu canh, xào hoặc ăn sống trong những ngày nắng nóng. Ngoài ra loại rau này còn được…

Cúc mốc

Cây cúc mốc có màu xám trắng đặc trưng nên thường được trồng để làm cảnh. Ngoài ra thảo dược này còn có nhiều công dụng hữu ích và được…

Chuối hột

Chuối hột là vị thuốc Nam quý, thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn. Vị thuốc này có tác dụng chữa…

Bình luận (2)

  1. Lê Phương Nhi
    Lê Phương Nhi says: Trả lời

    cách sử dụng chất diêm sinh trong thực phẩm

  2. Xuân Hoà
    Xuân Hoà says: Trả lời

    xin bác sỹ giúp đỡ ạ. Tôi bôi llên da nhưng quần áo bị hôi làm sao giặc cho hết mùi Diêm sinh . xin cảm ơn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua