Dây tơ hồng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Dây tơ hồng là loại thực vật thân leo sống ký sinh trên những cây gỗ lớn. Hạt của cây (thỏ ty tử) có tác dụng cố tinh, bổ thận, minh mục, kiện cốt nên được dùng trong bài thuốc chữa các chứng bệnh do thận hư suy như liệt dương, di hoạt dinh, đau lưng mỏi gối, thị lực suy giảm,…

dây tơ hồng xanh
Dây tơ hồng là loại thực vật thân leo sống ký sinh trên những cây gỗ lớn

  • Tên gọi khác: Đậu ký sinh, Thỏ ty tử, Kim tuyến thảo, La ty tử, Hoàng la tử, Xích cương.
  • Tên dược: Semen cuscutae
  • Tên khoa học: Cuscuta hygrophilae
  • Họ: Bìm bìm (danh pháp khoa học: Convolvulaceae)

Mô tả dược liệu dây tơ hồng

1. Đặc điểm của dây tơ hồng

Dây tơ hồng là một loài thực vật dây leo, sống ký sinh trên những cây lớn. Thân có hình sợi, màu nâu nhạt hoặc có màu vàng, xanh.

cây dây tơ hồng
Lá của cây tiêu biến thành vảy nhỏ, hoa không có cuống, hình cầu và có màu trắng nhạt

Tơ hồng không có lá, lá của cây tiêu biến thành vảy nhỏ. Hoa không có cuống, hình cầu và có màu trắng nhạt. Rễ mút để hút dinh dưỡng từ cây chủ. Quả có hình trứng, bên ngoài có nhiều kẽ nứt, bên trong chứa từ 2 – 4 hạt.

2. Bộ phận dùng

Hạt của dây tơ hồng (thỏ ty tử).

3. Phân bố

Cây mọc hoang nhiều tại các địa phương ở nước ta.

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái hạt chín vào mùa thu. Sau khi hái về, đem phơi khô và đem đập lấy hạt. Sau đó có thể bào chế dược liệu theo những cách sau:

  • Rửa sạch hạt, sau đó đem phơi khô rồi tẩm nước muối sao vàng.
  • Dùng hạt rửa sạch, sau đó đun với nước cho đến khi đặc như cháo và có màu xám nâu rồi giã ra làm bánh. Hoặc có thể cho thêm bột mì và rượu vào làm thành bánh, cắt thành từng miếng nhỏ và đem phơi, dùng dần.

5. Bảo quản

Nơi khô ráo, tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp.

6. Thành phần hóa học

Thỏ ty tử chứa một số thành phần hóa học như vitamin A, carotenoid, lecithin, glycoside, quercetin,…

Vị thuốc thỏ ty tử

thỏ ty tử dược liệu
Thỏ ty tử – Dược liệu có vị ngọt, cay, tính hơi ấm, tác dụng bổ thận, cố tinh, minh mục, kiện gân cốt,…

1. Tính vị

Vị ngọt, cay, tính hơi ấm, không độc.

2. Quy kinh

Quy vào kinh Thận, Can, Tâm và Tỳ.

3. Tác dụng dược lý

– Tác dụng của thỏ ty tử theo Đông Y:

  • Công dụng: Minh mục, ôn thận, ích âm, bổ dương, chỉ tả, cố tinh, súc niệu, tăng tuổi thọ, cường âm, dưỡng cơ, kiệt cốt, bổ can.
  • Chủ trị: Tiết tinh, di tinh, lưng đau gối mỏi, tiêu chảy lâu ngày do thận hư, thận dương hư, tiểu nhiều, mắt mờ do can thận hư, tả lỵ lâu ngày, huyết băng, thổ huyết, hoàng đản, rôm sảy, đới hạ,…

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng tăng miễn dịch: Chích dịch chiết từ dây tơ hồng vào ổ bụng của thỏ thực nghiệm nhận thấy tăng tác dụng thực bào.
  • Tác dụng chống ung thư: Dùng dung dịch được chiết xuất từ thỏ ty tử cho thỏ thực nghiệm uống nhận thấy dược liệu có tác dụng ức chế tế bào ung thư vú.
  • Nước sắc từ thỏ ty tử có tác dụng hạ huyết áp, tăng co bóp của tim, hưng phấn cổ tử cung và cải thiện chứng đục thủy tinh thể.

4. Cách dùng – liều lượng

Thỏ ty tử được sử dụng chủ yếu ở dạng sắc và dạng viên hoàn. Liều dùng trung bình: 12 – 16g/ ngày.

Bài thuốc trị bệnh từ thỏ ty tử – hạt dây tơ hồng

dây tơ hồng xanh
Vị thuốc thỏ ty tử được sử dụng để chữa chứng thận hư yếu, di hoạt dinh, đau lưng mỏi gối,…

1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh liệt dương

  • Chuẩn bị: Bá tử nhân, thục địa, phục linh, thỏ ty tử và phá cố chỉ mỗi vị 12g, lộc giác giao 20g.
  • Thực hiện: Tán bột, làm viên, mỗi ngày dùng 20 – 30g. Thực hiện 3 – 5 liệu trình, mỗi liệu trình kéo dài 15 ngày.

2. Bài thuốc trị bệnh di tinh và tiểu đêm nhiều lần

  • Chuẩn bị: Phúc bồn tử 4g, thỏ ty tử 7g và kim anh tử 6g.
  • Thực hiện: Sắc với 400ml nước còn lại 100ml. Sau đó lọc bã, lấy nước chia thành 2 – 3 lần uống và dùng hết trong ngày. Dùng bài thuốc trong vòng 10 ngày là kết thúc 1 liệu trình, có thể lặp lại từ 3 – 5 lần nếu cần thiết.

3. Bài thuốc trị tiểu tiện không thông

  • Chuẩn bị: Dây tơ hồng vàng tươi 1 nắm.
  • Thực hiện: Đem sắc cùng với gốc hẹ, lấy nước thoa xung quanh rốn. Áp dụng từ 3 – 5 ngày sẽ nhận thấy tiểu tiện thông trở lại.

4. Bài thuốc trị thận hư gây khí hư

  • Chuẩn bị: Củ mài và thục địa mỗi vị 12g, tang phiêu tiêu, sơn thù, trạch tả, phục linh, khiếm thực, phụ tử chế, thỏ ty tử và đan bì mỗi vị 8g, nhục quế 4g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.

5. Bài thuốc trị thận hư không di tinh, tàng tinh

  • Chuẩn bị: Đương quy, phụ tử chế, củ mài, đỗ trọng, hạt của dây tơ hồng và kỷ tử mỗi vị 8g, cao ban long và thục địa mỗi vị 12g, quế chi 4g, sơn thù 6g.
  • Thực hiện: Tán bột làm viên, mỗi lần dùng 10 – 20g hoặc có thể sắc uống, ngày dùng 1 thang.

6. Bài thuốc trị chứng kiết lỵ

  • Chuẩn bị: Dây tơ hồng vàng (lấy cả cây), gừng tươi vài lát.
  • Thực hiện: Dùng 30g dược liệu sắc với gừng lấy nước uống. Áp dụng bài thuốc liên tục trong vòng 5 ngày.

7. Bài thuốc trị chứng thận hư yếu gây đau lưng mỏi gối

  • Chuẩn bị: Củ mài và cẩu tích mỗi vị 20g, hạt dây tơ hồng 12g, dây đau xương, rễ cỏ xước và rễ gối hạc mỗi vị 12g, tỳ giải, bổ cốt toái và đỗ trọng mỗi vị 16g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang, Áp dụng bài thuốc trong vòng 10 ngày là xong 1 liệu trình. Có thể lặp lại liệu trình nếu triệu chứng chưa thuyên giảm hẳn.

8. Bài thuốc giúp bồi bổ tinh khí và cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới

  • Chuẩn bị: Xa tiền tử và ngũ vị tử mỗi vị 1g, phúc bồn tử 4g, hạt cây tơ hồng và khởi tử mỗi vị 8g.
  • Thực hiện: Cho các dược liệu tán thành bột mịn, sau đó chế với mật ong làm thành viên to bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng 4g liên tục trong vòng 10 ngày. Ngưng 5 – 7 ngày rồi lặp lại liệu trình.

9. Bài thuốc trị tiểu tiện nhỏ giọt, lưng đau gối mỏi, di tinh và dương suy ở nam giới, chứng bạch đới ở phụ nữ

  • Chuẩn bị: Dây tơ hồng vàng 9 – 12g.
  • Thực hiện: Sắc với nước, sau đó đường hoặc rượu vào uống.

10. Bài thuốc trị di tinh kèm bạch trọc

  • Chuẩn bị: Ngũ vị tử 6g, liên nhục, thỏ ty tử, phục linh mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Đem sơn dược nấu thành hồ, sau đó chế với thuốc bột làm thành viên. Mỗi lần dùng 8g uống với nước muối nhạt, ngày dùng từ 2 – 3 lần.

11. Bài thuốc trị chứng tiểu nhiều, lưng đau, thận hư, di tinh, liệt dương

  • Chuẩn bị: Hoài sơn 60g, thỏ ty tử, trạch tả, tế tân và ngũ vị tử mỗi vị 40g, thục địa và sung úy tử mỗi vị 80g.
  • Thực hiện: Đem các vị nghiền thành bột mịn, sau đó chế với mật làm thành viên. Mỗi lần dùng 8g uống với nước ấm, ngày dùng 2 lần.

12. Bài thuốc trị tai ù, choáng đầu, dương nuy, răng lung lay, lưng đùi mệt mỏi, tảo tiết, nghe kém

  • Chuẩn bị: Hoài sơn, sinh địa, hoàng tinh chế, mạch môn và thỏ ty tử mỗi vị 30g, kim anh tử, ngũ vị tử, sơn thù nhục mỗi vị 10g, hạch đào (đốt cả vỏ) 1 quả, câu kỷ tử 15g.
  • Thực hiện: Sắc uống, chia thành 3 lần uống trong ngày.

13. Bài thuốc trị yếu sinh lý, di tinh, thể trạng hư nhược, thận suy yếu

  • Chuẩn bị: Lộc giác giao, thỏ ty tử, bá tử nhân và thục địa mỗi vị 32g, phục thần và bổ cốt chi mỗi vị 16g.
  • Thực hiện: Tán bột làm viên, mỗi lần dùng 8g uống với nước ấm, ngày dùng 3 lần.

14. Bài thuốc trị thận thủy bị táo, tinh khí bất túc, lưng đau gối mỏi, da sạm đen, mắt mờ

  • Chuẩn bị: Ngũ vị tử 40g và thỏ ty tử (chưng rượu) 80g.
  • Thực hiện: Tán bột mịn, sau đó trộn với mật làm thành viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 8 – 10g uống với nước muối nhạt, ngày sử dụng từ 2 – 3 lần.

15. Bài thuốc tráng dương đạo, bổ thận khí, giảm đau lưng, trợ tinh thần và mỏi gối

  • Chuẩn bị: Phụ tử chế 80g và hạt dây tơ hồng 320g.
  • Thực hiện: Tán bột mịn, chế với rượu và hồ làm thành viên bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 50 viên, ngày dùng từ 2 – 3 lần.

16. Bài thuốc giúp tinh bền, ích tinh và bổ thận

  • Chuẩn bị: Xa tiền 4g, thỏ ty tử 12g, phúc bồn tử 8g, ngũ vị 4g và câu kỷ tử 12g.
  • Thực hiện: Tán bột mịn, chế với mật làm thành viên. Mỗi lần dùng 8g, ngày dùng 2 lần.

17. Bài thuốc trị phiền nhiệt, tâm thận bất túc, họng khô, tinh thiếu, tinh hư

  • Chuẩn bị: Mạch môn đông 80g và thỏ ty tử (chưng rượu) 80g.
  • Thực hiện: Tán bột mịn, chế với mật làm hoàn. Mỗi lần dùng 10 – 12g uống với nước muối nhạt trước khi ăn, ngày dùng 3 lần.

18. Bài thuốc trị tâm khí bất túc, ngủ hay mơ, suy tư quá độ, di tinh, nước tiểu đục

  • Chuẩn bị: Bạch phục linh 120g, hạt dây tơ hồng 200g, thạch liên tử bỏ vỏ 80g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán bột, trộn với rượu và mật làm thành viên. Mỗi lần dùng 8 – 10g uống với nước muối nhạt khi đói, ngày dùng 3 lần.

19. Bài thuốc trị mụn trên mặt

  • Chuẩn bị: Hạt của dây tơ hồng.
  • Thực hiện: Giã nát, ép lấy nước bôi lên mụn.

20. Bài thuốc trị hậu môn đau và trĩ sưng ngứa

  • Chuẩn bị: Trứng gà 1 quả và thỏ ty tử (chưng hơi vàng đen, tán nhuyễn).
  • Thực hiện: Tán nhuyễn dược liệu đem hòa với trứng gà rồi bôi lên vùng giang môn.

21. Bài thuốc trị tiêu chảy lâu ngày do thận hư

  • Chuẩn bị: Hạt sen, đảng sâm, hạt của dây tơ hồng, phục linh và câu kỷ mỗi vị 12g, sơn dược 16g.
  • Thực hiện: Tán bột mịn, dùng gạo làm hồ và chế thành hoàn. Mỗi lần dùng 12g, ngày dùng 2 – 3 lần.

22. Bài thuốc trị can thận suy do mắt mờ

  • Chuẩn bị: Xa tiền tử, hạt dây tơ hồng và thục địa mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Tán bột mịn, chế với mật làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 12g uống với rượu, ngày dùng 2 lần.

23. Bài thuốc trị chứng tiêu lỏng do tỳ thận đều hư

  • Chuẩn bị: Hoài sơn 15g, thạch liên tử và thỏ ty tử mỗi vị 9g, phục linh 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

24. Bài thuốc trị thân thể và mặt sưng to, sưng phù

  • Chuẩn bị: Rượu 5 thăng và thỏ ty tử 1 thăng.
  • Thực hiện: Đem ngâm với 2 – 3 ngày, mỗi lần dùng 1 thăng, ngày dùng 3 lần.

25. Bài thuốc trị chứng dễ sảy thai

  • Chuẩn bị: Tang ký sinh, a giao và tục đoạn mỗi vị 80g, hạt dây tơ hồng (sao) 160g.
  • Thực hiện: Đem a giao nấu với nước cho chảy ra, sau đó đem các vị còn lại tán thành bột mịn và trộn đều với nước a giao làm thành hoàn nặng 0,4g. Mỗi lần dùng 20 viên, ngày dùng 2 lần.

26. Bài thuốc trị can huyết suy khiến mắt mờ

  • Chuẩn bị: Địa hoàng, hạt dây tơ hồng, cúc hoa và sơn thù các vị bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Tán bột mịn, luyện với mật ong làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 12g uống với rượu, ngày dùng 2 lần.

27. Bài thuốc trị tiêu khát

  • Chuẩn bị: Thỏ ty tử.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

28. Bài thuốc trị viêm khớp

  • Chuẩn bị: Bột xương trâu 15g, thỏ ty tử 6g và vỏ trứng gà 9g.
  • Thực hiện: Tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 6g uống với nước. Ngày dùng 3 lần.

29. Bài thuốc chữa chứng di tinh ở nam giới

  • Chuẩn bị: Thục địa 40g, cúc hoa vàng, thỏ ty tử, đỗ đen, khiếm thực và hoài sơn mỗi vị 20g.
  • Thực hiện: Sắc các vị lấy nước uống, ngày dùng 1 thang.

30. Bài thuốc chữa bệnh liệt dương và rối loạn cương dương

  • Chuẩn bị: Ngũ vị tử và câu kỷ tử mỗi vị 9g, tiên mao và thỏ ty tử mỗi vị 10g.
  • Thực hiện: Đem các vị phơi khô, thái nhỏ rồi đem sắc với 200ml còn 50ml. Dùng uống hết 1 lần trong ngày.

31. Bài thuốc chứng tiểu đục, háo khát

  • Chuẩn bị: Mạch môn 10g và thỏ ty tử 20g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

32. Bài thuốc giúp bồi bổ thần kinh

  • Chuẩn bị: Hà thủ ô đỏ 1kg, hạt của dây tơ hồng 1kg, đỗ đen (sao cháy) 500g, thân cây ớt làn lá to 1kg, lạc tiên 500g, ba kích 500g.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu thái nhỏ rồi đun sôi 2 lần lấy khoảng 700ml nước sắc. Lọc bã, chắt nước và thêm 300ml siro vào để thành 1 lít thành phẩm. Mỗi lần dùng 20ml, ngày dùng 2 lần.

33. Bài thuốc trị chứng suy nhược cơ thể ở người cao tuổi

  • Chuẩn bị: Vừng đen 30g, đỗ đen (sao cháy), hà thủ ô, thỏ ty tử, củ mài mỗi vị 100g, gạo nếp (rang vàng) 10g, ngải cứu 20g.
  • Thực hiện: Đem tất cả dược liệu phơi khô, tán bột và trộn với mật làm thành viên to bằng hạt đậu xanh. Ngày dùng 10 – 20g, có thể chia thành 2 lần uống.

34. Bài thuốc giúp bồi bổ khí huyết

  • Chuẩn bị: Đỗ trọng, sa nhân, thục địa và đẳng sâm mỗi vị 12g, hạt dây tơ hồng, long nhãn, bạch truật, viễn chí và củ mài mỗi vị 8g, đại táo 4 quả.
  • Thực hiện: Cho các vị sắc với 400ml nước còn lại 200ml. Mỗi lần dùng 100ml, ngày dùng 2 lần.

35. Bài thuốc giúp bền chặt tinh khí, ích thận và bổ tỳ

  • Chuẩn bị: Câu kỷ tử và thỏ ty tử mỗi vị 12g, xa tiền tử 10g, liên tu 8g.
  • Thực hiện: Sắc với 400ml nước còn lại 200ml. Mỗi lần dùng 100ml, ngày dùng 2 lần.

36. Bài thuốc làm sáng mắt và bổ can thận

  • Chuẩn bị: Quyết minh tử, cốc tinh thảo, cam cúc hoa mỗi vị 10g, câu kỷ tử và thỏ ty tử mỗi vị 12g, linh dương giác và bạch tật lê mỗi vị 8g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 400ml nước còn lại 1/2 , sau đó chia nước sắc thành 2 lần uống trong ngày.

37. Bài thuốc gối lạnh tê đau và lưng đau

  • Chuẩn bị: Đẳng sâm và hạt của dây tơ hồng mỗi vị 12g, vừng đen (bọc trong túi vải) 8g, ngưu tất và bạch truật mỗi vị 10g.
  • Thực hiện: Sắc với 400ml nước còn lại 200ml, chia thành 2 lần và uống hết trong ngày.

38. Bài thuốc trị mắt mờ do can huyết kém

  • Chuẩn bị: Hạt cây tơ hồng, thục can địa hoàng và xa tiền tử mỗi vị 12.
  • Thực hiện: Tán dược liệu thành bột mịn, luyện với mật làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 12g uống với nước ấm, ngày dùng từ 2 – 3 lần.

39. Bài thuốc trị suy nhược thần kinh

  • Chuẩn bị: Táo nhân, sơn thù, bá tử nhân và quy bản (mai rùa) mỗi vị 8g, thục địa, kỷ tử, ngưu tất, thỏ ty tử, lộc giác giao và củ mài mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

40. Bài thuốc trị chứng tiểu năng tạo máu ở tủy xương

  • Chuẩn bị: Kỷ tử, sơn thù mỗi vị 12g, ba kích, thỏ ty tử, nhục thung dung, hà thủ ô, hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi) và thiên môn mỗi vị 20g, thục địa 40g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

41. Bài thuốc chữa chứng thận hư yếu, kém dương sự

  • Chuẩn bị: Đậu đen 1.5kg, hoàng tinh 500g, sâm bố chính 1kg, hạt tơ hồng 200g, liên tu, củ mài, ba kích, liên nhục, tục đoạn, cẩu tích và sừng nai mỗi vị 1kg.
  • Thực hiện: Đem đậu đen sao tồn tính, ba kích tẩm với muối sao vàng, sừng nai đắp đất sét nung tồn tính và đem các vị còn lại tán thành bột. Sau đó hợp lại làm thành viên, mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng từ 8 – 12g.

42. Bài thuốc lợi tiểu, thích hợp với trường hợp tiểu tiện không thông

  • Chuẩn bị: Tang phiêu tiêu, ba kích thiên, ích trí nhân và thỏ ty tử các vị bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem dược liệu tán mịn, chế với rượu làm thành viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 12 viên uống với rượu pha muối.

43. Bài thuốc trị chứng liệt dương ở nam giới

  • Chuẩn bị: Nhục thung dung 60g, xà sàng tử, tục đoạn, ba kích, ích trí nhân, viễn chí, thỏ ty tử, ngưu tất, phục linh, ngũ vị tử, sơn thù và sơn dược mỗi vị 30g.
  • Thực hiện: Tán mịn, thêm mật ong vào nặn thành viên. Mỗi lần dùng 6 – 12 viên uống khi đói.

44. Bài thuốc trị chứng da xanh tái, mạch yếu

  • Chuẩn bị: Nhân sâm, thỏ ty tử, bạch truật, phúc bồn tử, bạch long cốt, ba kích, cốt toái bổ, mẫu lệ, nhục thung dung, ích trí nhân và tiểu hồi hương mỗi vị 40g.
  • Thực hiện: Tán thành bột và bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần dùng 10 – 20g, ngày sử dụng 2 lần.

45. Bài thuốc trị chứng tê nhức chân tay, chảy nước mắt sống, ăn uống không tiêu do thận hư

  • Chuẩn bị: Nhục thung dung, ba kích, trầm hương, tục đoạn và thỏ ty tử mỗi vị 30g, thiên môn 40g, xà sàng tử, tỳ giải, thự dự, viễn chí, thạch nam, bá tử nhân, thạch long nhục, bạch linh, thạch hộc, ngũ gia bì, phúc bồn tử, ngưu tất, phòng phong.
  • Thực hiện: Tán thành bột mịn, trộn với mật ong làm thành viên. Khi đói, dùng khoảng 20g/ lần/ ngày.

Kiêng kỵ – Lưu ý khi dùng hạt của dây tơ hồng

  • Hạt của dây tơ hồng kỵ thịt thỏ, vì vậy không nên ăn thịt thỏ khi đang sử dụng bài thuốc từ dược liệu này.
  • Cẩn thận khi dùng cho trường hợp táo bón, hỏa vượng, thận hư, âm hư hỏa vượng, cường dương và phụ nữ có thai.

Dây tơ hồng (thỏ ty tử) là dược liệu quý hiếm. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt khi dùng vị thuốc này, bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn bài thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe. Tùy tiện dùng bài thuốc có thể làm gián đoạn quá trình điều trị và gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Ngày đăng 00:00 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:04 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Cây đa lông

Cây đa lông thường được thu hái lá, búp non hay tua rễ để làm thuốc điều trị các bệnh lý như viêm mũi xoang, sỏi thận, vàng da... Dưới…

Rau bợ

Rau bợ có vị ngọt, đắng, tính mát, thường được dùng để nấu canh, xào hoặc ăn sống trong những ngày nắng nóng. Ngoài ra loại rau này còn được…

Cúc mốc

Cây cúc mốc có màu xám trắng đặc trưng nên thường được trồng để làm cảnh. Ngoài ra thảo dược này còn có nhiều công dụng hữu ích và được…

Chuối hột

Chuối hột là vị thuốc Nam quý, thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn. Vị thuốc này có tác dụng chữa…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua