Dây thuốc cá

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Dây thuốc cá có chứa hoạt chất rotenon, có tính độc, thường dùng liều nhẹ để cá ngoi lên mặt nước, giúp việc đánh bắt trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn được người xưa dùng theo đường uống nhằm giúp tẩy giun.

Cây thuốc cá

+ Tên khác: Dây cát, dây mật, lầu tín, dây duốc cá, dây cóc, touba, tuba root (Anh), Derris (Pháp)

+ Tên khoa học: Millettia pachyloba Drake

+ Họ: Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae)

I. Mô tả về dây thuốc cá

+ Đặc điểm thực vật

Là loại cây dây leo, có chiều dài từ 7 – 10 m. Lá thuốc cá là lá kép, có 9 đến 13 lá chét mọc so le nhau. Lá chét lúc đầu mỏng nhưng về sau dai dày, có đầu nhọn, hình mác. Hoa thuốc cá nhỏ, có màu hồng hoặc trắng. Quả giống quả đậu, dẹt, có chiều dài 4 – 8 cm.

+ Phân bố

Dây thuốc cá thường mọc hoang nhiều ở các nước Indonexia, Malaixia, Ấn Độ và Việt Nam. Hiện nay, dược liệu này được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam của nước ta như Bạc Liêu, Phú Quốc, Cà Mau, Trà Vinh,…

+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Rễ
  • Thu hái: Cây thuốc cá có thể thu hoạch sau khi trồng 2 năm, rễ cây càng nhỏ hoạt chất càng cao
  • Chế biến: Rễ sau khi thu hoạch đem rửa sạch và phơi khô
  • Bảo quản: Tránh nơi ẩm ướt

+ Thành phần hóa học

Rễ dây thuốc cá chứa khoảng 10 – 12% nước, 2 – 3% chất vô cơ và một số hoạt chất khác như đường, tinh bột, chất nhựa và tanin. Ngoài ra, rễ dược liệu này còn chứa hoạt chất rotenon. Đây là những tinh thể hình làng rotenon nhân isollavon, không màu, hầu như không tan trong nước nhưng hơi tan trong ete, cồn và tan nhanh trong benzen, axeton và clorofoc.

Rotenon trong dung môi hữu cơ khi chuyển ra ánh sáng, chúng sẽ chuyển ra màu vàng và sang đỏ để thành chất dehydrotenon bền vững, gây độc. Tuy nhiên, khi ở trong môi trường kiềm, dung dịch này không vững bền.

II. Tác dụng dược lý của dây thuốc cá

Cây duốc cá thường được nhân dân vùng Đông Nam Á sử dụng liều nhỏ với mục đích làm thuốc cho cá bị say, giúp việc đánh bắt dễ dàng hơn. Ngoài ra, các hoạt chất chứa trong dược liệu này còn có tác dụng làm thuốc trừ sâu.

Bên cạnh đó, thuốc còn giúp làm tê liệt ấu trùng sâu bọ và ruồi. Còn đối với người và động vật máu nóng, thuốc duốc cá không gây độc tính qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu dùng theo đường tiêm mạch máu có thể gây tê liệt, chết ngạt.

dây thuốc cá có độc không
Dây thuốc cá không độc với người khi sử dụng theo đường uống nhưng nếu dùng theo đường tiêm mạch máu có thể gây liệt và ngạt thở

III. Kinh nghiệm dùng dây thuốc cá ở nước ta

+ Đối với gia súc và người

Dùng rễ cây thuốc cá làm thuốc tẩy giun. Bên cạnh đó, còn dùng chữa bệnh ghẻ dưới dạng thuốc mỡ.

Ở một số vùng, người ta dùng dây thuốc cá tươi quấn lại thành vòng và treo trêm sừng của những con trâu bị dòi hay ký sinh trùng ký sinh. Khi nghe mùi thuốc, dòi tự đi.

+ Đối với cá

Sử dụng một ít rễ cây duốc cá đem giã nhỏ và thảo bột vào nước. Sau khoảng vài giờ, cá bị chất rotenon có trong thuốc gây tê và nghẹt thở. Sau đó, bắt cá bỏ vào trong nước sạch, cá sẽ sống lại. 

Cách sử dụng rễ cây duốc cá diệt cá thường được khuyến cáo dùng trong trường hợp loại bỏ cá tạp trong ao nuôi tôm. Bởi dược liệu này ít tốn kém và ít gây ảnh hưởng đến môi trường như thuốc hóa học.

+ Trừ côn trùng

Dùng dây duốc cá tiêu diệt côn trùng như mối, gián, mọt và mối. Đối với những loại sâu bọ có vỏ cứng nên dùng thuốc có liều gấp hai và ba.

IV. Hướng dẫn cách làm thuốc trừ sâu bọ từ dây thuốc cá

+ Nguyên liệu cần có:

  • Rễ cây duốc cá: 250 gram
  • Nước: 100 lít
  • Xà phòng: 250 gram

+ Cách làm được thực hiện đơn giản như:

  • Rễ cây duốc cá đem rửa sạch rồi giã nát
  • Sau đó ngâm vào 15 lít nước và để trong vòng 24 giờ. Nước rửa cối, chày được dồn vào ngâm chung
  • Sau thời gian ngâm vớt rễ ra và lọc lấy nước
  • Tiếp tục ngâm bã trong 10 lít nước
  • Sau 3 giờ ngâm lọc lấy nước

+ Cách dùng:

Khi sử dụng, lấy nước thuốc hòa tan 250 gram xà phòng rồi thêm lượng nước cho đủ 100 lít. Sau đó cho thuốc vào bình bơm và bơm lên những nơi có côn trùng và sâu bọ ở nhà, vườn rau,…

Đây thuốc cá không gây độc với người theo đường uống nhưng có thể gây chết khi dùng dưới dạng tiêm mạch máu. Do đó, người bệnh nên thận trọng khi sử dụng dược liệu này tẩy giun. Để đảm bảo an toàn cả về sức khỏe và tính mạng, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 02:12 - 01/06/2023 - Cập nhật lúc: 02:12 - 02/06/2023
Chia sẻ:

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Bạch biển đậu

Bạch biển đậu (đậu ván) được xếp vào nhóm thuốc bổ khí cùng với bạch truật, hoài sơn, đường quy, đảng sâm, nhân sâm và hoàng kỳ. Vì vậy đậu…

Bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ là thảo dược quen thuốc có thể điều trị mụn nhọt, viêm gan, kinh nguyệt không đều... Tuy an toàn nhưng vẫn có trường hợp không được…

Bình luận (2)

  1. Vy
    Vy says: Trả lời

    Muốn mua rể cây thuốc cá thịt liên hệ sao

  2. Nguyễn Thị Hằng
    Nguyễn Thị Hằng says: Trả lời

    Cho em hỏi cây thuốc cá trị được bệnh gì ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua