Củ đậu

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Củ đậu (củ sắn nước) có vị ngọt, tính mát, thường được dùng ăn sống để giải khát. Ngoài ra củ sắn còn được dùng để chữa ngộ độc rượu, lở loét, ghẻ ngứa ngoài da và làm mờ vết thâm, tàn nhang trên da mặt.

ăn củ đậu có tốt không
Củ đậu thường được dùng để nấu xào, cuốn hoặc dùng ăn trực tiếp

  • Tên gọi khác: Sắn nước
  • Tên khoa học: Pachyrhizus erosus
  • Họ: Cánh bướm (danh pháp khoa học: Fabaceae)

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm cây củ đậu

Củ đậu là loài thực vật dây leo, rễ phát triển thành củ có hình dạng như con quay lớn. Lá kép gồm có 3 lá chét, phiến lá mỏng và có màu xanh lục.

Quả có vỏ màu vàng nâu nhạt, rộng từ 4 – 12cm, dài từ 4 – 8cm. Hoa mọc ở kẽ lá tạo thành chùm, hoa có màu tím nhạt. Quả không có cuống, bề ngoài hơi có lông, rộng 12mm, dài 12cm. Bên trong quả có khoảng 9 hạt, hình thấu kính, đường kính khoảng 6mm.

2. Bộ phận dùng

Rễ củ (củ đậu) được dùng để làm thuốc hoặc dùng để xào nấu, chăm sóc da, ăn sống như một loại trái cây,…

3. Phân bố

Cây củ sắn được trồng ở nhiều nơi, đặc biệt là các địa phương ở miền Nam.

4. Thu hái – sơ chế

Sau khi hái về đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, được dùng ăn trực tiếp hoặc chế biến thành món gỏi, xào nấu,…

5. Bảo quản

Nơi thoáng mát.

6. Thành phần hóa học

Củ đậu chứa nhiều thành phần hóa học, trong đó gồm có tinh bột, nước, protide, chất vô cơ,… Hạt củ đậu chứa chất béo, đường, tinh bột, độ ẩm, tannin, protide.

Hình ảnh của cây củ đậu

ăn củ đậu có tốt không
Lá củ đậu gồm có 3 lá chét, phiền lá mỏng và có màu xanh lục
hình ảnh củ đậu
Quả của cây củ đậu có 7 – 9 hạt, không cuống hoặc cuống ngắn, bên ngoài hơi có lông
hình ảnh củ đậu
Hình ảnh rễ củ đậu

Vị thuốc củ đậu

1. Tính vị

Vị ngọt thanh, tính mát.

2. Quy kinh

Quy vào kinh Phế, Vị.

3. Tác dụng của củ đậu

– Tác dụng của củ đậu theo Đông Y:

  • Công dụng: Chỉ khát, tinh tân, giải độc rượu.
  • Chủ trị: Ngộ độc rượu, lở loét da.
  • Hạt của cây được nhân dân Trung Hoa sử dụng để trị rầy bông, sâu hại rau,…

– Tác dụng của củ đậu theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Củ đậu không có độc, lá có thể gây độc cho trâu bò và cá.
  • Hàm lượng nước và vitamin trong củ đậu có tác dụng nuôi dưỡng làn da, làm mờ vết tàn nhang và thâm đen do mụn.
  • Kali và phốt pho trong củ đậu có tác dụng duy trì sự chắc khỏe cho răng và xương.
  • Củ đậu chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, có tác dụng cải thiện chức năng đường ruột, ổn định đường huyết và chỉ số men gan. Ăn củ đậu thường xuyên còn ngăn ngừa chứng khó đại tiện, táo bón,…
  • Thảo dược chứa phytoestrogen có tác dụng tương tự hormone estrogen được cơ thể sản sinh. Vì vậy bổ sung củ đậu thường xuyên có thể làm giảm mức độ ảnh hưởng của tiền mãn kinh.
  • Hàm lượng nước và khoáng chất trong củ đậu có tác dụng kiềm hóa dịch vị, làm dịu vết sưng loét ở dạ dày. Do đó bổ sung củ đậu thường xuyên có thể kiểm soát triệu chứng và hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày lan rộng.
  • Với 90% là nước, 2.4% tinh bột và 4.5% đường, củ đậy có tác dụng thanh nhiệt, giải khát và hỗ trợ quá trình bài tiết độc tố trong cơ thể.
  • Nhiều nghiên cứu mới nhất cho thấy, hàm lượng vitamin C và chất xơ trong củ đậu có thể tiêu trừ gốc tự do và làm giảm cholesterol. Do đó sử dụng củ đậu thường xuyên có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm.
  • Với hàm lượng vitamin C và khoáng chất dồi dào, củ đậu có thể nâng cao hệ miễn dịch. Ngoài ra một số hoạt chất chống oxy hóa trong thảo dược này còn có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh hen phế quản.

4. Cách dùng – liều lượng

Rễ củ đậu không có độc nên có thể dùng với liều lượng lớn. Bạn có thể dùng ở dạng xào nấu hoặc dùng ăn trực tiếp.

Một số cách chữa bệnh từ cây củ đậu 

củ đậu có tác dụng gì
Dùng củ sắn nước trộn với đường ăn trực tiếp có thể trị chứng ngộ độc rượu

1. Bài thuốc chữa lở loét và ghẻ ngoài da

  • Chuẩn bị: Hạt củ đậu.
  • Thực hiện: Giã cho nát và nấu với dầu vừng, sau đó dùng thoa hằng ngày lên vùng da cần điều trị. Nếu bị nặng, có thể dùng đồng thời với hạt máu chó và quả bồ hòn.

2. Cách chữa bệnh ghẻ nước

  • Chuẩn bị: Lá củ đậu.
  • Thực hiện: Rửa sạch, để ráo và xát vào chỗ da bị ngứa.

3. Bài thuốc giải độc rượu

  • Chuẩn bị: Củ đậu tươi và đường cát.
  • Thực hiện: Cắt nhỏ củ đậu và trộn với đường cát, dùng ăn trực tiếp.

4. Cách giảm vết thâm và mờ tàn nhang

  • Chuẩn bị: Củ đậu tươi.
  • Thực hiện: Giã lấy nước, sau đó làm sạch mặt và thoa hỗn hợp lên da. Massage trong 10 phút và rửa lại với nước lạnh.

Những lưu ý khi dùng cây củ đậu

Lá và hạt của cây chứa tephrosin và rotenone có thể gây ngộ độc. Nếu ăn phải sẽ có triệu chứng đau bụng dữ dội, co giật, hạ đường huyết, nôn mửa liên tục, mê man bất tỉnh, rối loạn nhịp tim và suy hô hấp dẫn đến tử vong. Trong trường hợp này phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được hỗ trợ hô hấp, sục rửa dạ dày và điều trị triệu chứng.

Củ sắn nước đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên nếu quá nhiều, bạn có thể bị đầy bụng, ợ hơi và khó tiêu. Vì vậy chỉ nên bổ sung loại củ này với liều lượng thích hợp để tăng cường sức khỏe và hạn chế các tác dụng phụ.

Tham khảo thêm: Củ Ấu có tác dụng gì? Và cách sử dụng tốt nhất

Ngày đăng 02:13 - 01/06/2023 - Cập nhật lúc: 02:13 - 02/06/2023
Chia sẻ:

Cây muồng trâu

Cây muồng trâu là loài thực vật mọc hoang nhiều ở các tỉnh của nước ta. Các bộ phận của cây đều có tác dụng dược lý và được sử…

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Bạch biển đậu

Bạch biển đậu (đậu ván) được xếp vào nhóm thuốc bổ khí cùng với bạch truật, hoài sơn, đường quy, đảng sâm, nhân sâm và hoàng kỳ. Vì vậy đậu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua