Côn bố

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Côn bố hay Hải đới là một loài tảo có thân dẹt sinh sống ở biển. Vị thuốc có tác dụng lợi thủy, tiêu phù, tiêu đàm nhuyễn kiên, thường dùng điều trị ung bú, tràng nhạc, trưng hà, thoát vị.

Côn bố chữa bệnh gì
Côn bố là dược liệu bào chế từ một loại tảo dẹt sống dưới biển

  • Tên gọi khác: Hải côn bố, Luân bố, Rau câu, Hải đới, Nga chưởng thái
  • Tên khoa học: Laminaria japonica Aresch.Ecklonia kurome Okam.
  • Họ: Côn bố – Laminariaceae

Mô tả dược liệu Côn bố

1. Đặc điểm sinh thái

Côn bố là một loại tảo có tên khoa học thực vật là Laminaria japonica Aresch, thuộc họ Côn bố – Laminariaceae. Đây là loại tảo có thân hình dẹt, màu nâu, có nhiều móc để bám vào vách đá dưới biển. Tảo có một bộ phận hình trụ, một bộ phận dẹt và dài trông giống như lá. Bộ phận gióng lá của Côn bố dài khoảng 60 cm, rộng 5 – 6 cm, ở giữa kết cấu dày, mép mỏng, uốn lượn hình sóng. Phần dẹt của Côn bố dàu khoảng 15 – 30 cm, dày 1.5 – 2 mm, xẻ hai cánh như lông chim, thùy có lưỡi dài, mép ngoài có răng cưa nhỏ không đều nhau.

Ngoài ra, một loài tảo khác có tên thực vật là Ecklonia kurome Okam, thuộc họ Tảo có cánh –  Alariaceae, cũng được phơi khô để làm thuốc, tác dụng tương tự.

2. Phân bố

Nga chưởng thái mọc hoang ở các vùng biển tại Trung Quốc. Dược liệu thường được tìm thấy ở biển Sơn đông, Phúc kiến, Liêu Ninh.

Tại Việt Nam, một số tài liệu cũ cho biết nước ta có thể có loài Côn bố Laminaria flexicaulis. Tuy nhiên, hiện tại dược liệu Côn bố ở Việt Nam chủ yếu nhập từ Trung Quốc, chưa tiến hành khai thác sử dụng.

3. Bộ phận sử dụng dược liệu

Toàn thân tảo được sử dụng để làm dược liệu.

Tùy theo loại tảo mà dược liệu có thể có màu nâu xanh hoặc nâu đen, bên ngoài thường phủ một ít tinh thể muối, vị mặn, mùi tanh.

dược liệu Côn bố có tác dụng gì
Tùy theo loại tảo mà dược liệu có thể có màu nâu xanh hoặc nâu đen

3. Thu hái – Sơ chế

Dược liệu Hải đới thường được thu hoạch vào mùa thu và mùa hạ.

Tảo được vớt dưới biển lên, nhặt bỏ các tạp chất, ngâm nước sạch để bớt vị mặn. Sau đó vớt ra để héo, cắt thành nhiều sợi nhỏ, phơi khô, bảo quản dùng dần.

4. Bảo quản dược liệu

Hải đới sau khi sơ chế, cuộn lại thành khúc hoặc bó lại thành từng bó. Lưu trữ dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh vị trí có độ ẩm cao.

5. Thành phần hóa học

Côn bố có chứa các thành phần phổ biến như:

  • Khoảng 60% Hydrat Cacbon với thành phần chủ yếu là Pentozan, Angin và Lactozan.
  • Vitamin, một lượng nhỏ chất béo và Protit.
  • Khoảng 14% tro toàn phần trong đó bao gồm các hoạt chất như Canxi, Kali, Sắt, I- ot.
  • Algin bao gồm các thành phần chủ yếu như muối Natri của axit Anginic. Axit Anginic là một dạng Axit Polymannuronic gồm nhiều đơn vị axit D – manuronic khác nhau dưới dạng Pyranoza liên kết ở 1 – 4.

Vị thuốc Côn bố

vị thuốc Côn bố
Dược liệu có vị mặn, hơi tanh, tính hàn, không chứa độc tố

1. Tính vị

Tính hàn, vị mặn, chua, không độc (theo Ngô Phổ Bản Thảo).

Tính hàn, vị đắng, không chứa độc tố (theo Bản Thảo Tái Tân). 

2. Quy kinh

Quy kinh vị (theo Yếu Dược Phân Tễ).

Quy vào kinh Tỳ (theo Bản Thảo Tái Tân).

3. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

  • Có tác dụng hạ huyết áp và hạ Lipid trong máu.
  • Dược liệu giàu I – ot nên có tác dụng phòng ngừa bướu cổ do thiếu I – ot.
  • Các chế phẩm của Côn bố tươi có tác dụng chống hen suyễn, ho (thí nghiệm trên nhiều loại động vật).
  • Có tác dụng ức chế cơ trơn nhờ thành phần Laminine.

Theo y học cổ truyền:

  • Tác dụng trừ đờm, lợi niệu, nhuyễn kiện.
  • Tác dụng điều trị bướu do tuyến giáp với các triệu chứng như to cổ, làm cứng họng.
  • Tác dụng giảm phù chân hoặc phù toàn thân.

Chủ trị các chứng:

  • Loa dịch
  • Anh lựu
  • Thủy thũng
  • Cước khí phù thũng
  • 12 loại thủy, lậu sang (rò, lở)
  • Mặt sưng phù, thử lậu (nhọt độc, rò lở loét)
  • Ngoan đờm tích tụ lâu ngày

4. Cách dùng – Liều lượng

Côn bố có thể dùng ở dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột, dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.

Liều dùng khuyến cáo: 4- 12 g mỗi ngày.

Bài thuốc sử dụng Côn bố

Côn bố
Côn bố thường được sử dụng điều trị các chứng loa dịch, thủy thũng

1. Chữa bướu cổ do tuyến giáp và sưng tuyến Lympho ở cổ

– Bài thuốc thứ nhất:

Dùng Côn bố, Sò, Sứa, mỗi vị 30 g, Hạ khô thảo 15 g, sắc thành thuốc dùng uống.

– Bài thuốc thứ hai:

Dùng Hải đới và Tảo đuôi ngựa (Sargassum), mỗi vị phân lượng bằng nhau, rang khô, nghiền thành bột mịn. Lại gia thêm nước cơm làm thành viên hoàn, kích thước to bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng uống 2 lần, mỗi lần 3 g. Uống liên tục trong 30 ngày là một liệu trình điều trị bướu giáp và sưng tuyến Lympho ở cổ.

2. Điều trị tình trạng tuyến giáp sưng to, kết hạch, đờm tụ thành khối

– Bài thuốc thứ nhất:

Sử dụng Côn bố sấy khô, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 4 g, bọc trong bông y tế, lại dùng rượu tốt hoặc giấm ngâm, dùng ngậm và nuốt nước thuốc. Khi hết thuốc thì lại thay bông thuốc khác để chữa tràng nhạc, đờm hạch, bướu cổ, lao hạch.

– Bài thuốc thứ hai:

Dùng Hải đới, Cải rừng tía, Huyền sâm, Bán biên liên, mỗi vị đều 12 – 20 g, sắc thành thuốc, dùng uống.

Bài thuốc thích hợp để chữa tình trạng trạng tuyến giáp sưng to, đờm tụ thành khối, lâu kết thành hạch.

3. Chữa chứng sưng đau hạch Lympho

– Bài thuốc thứ nhất:

Sử dụng Côn bố, Phục linh, Hải tảo, mỗi vị phân lượng bằng nhau đều 10 g, Xuyên sơn giáp 5 g, Toàn yết 3 g, Long đởm trào 10 g, Đương quy 10 g, Đào nhân 6 g. Mang tất cả dược liệu đi sấy khô, tán thành bột mịn, làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng uống 6 g, mỗi ngày dùng uống 2 lần.

– Bài thuốc thứ hai:

Sử dụng Côn bố, Huyền sâm, mỗi vị đều 10 g, Hạ khô thảo, Mẫu lệ, mỗi vị đều 15 g, Cương tàm 5 g, sấy khô, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 10 g, mỗi ngày 2 lần để điều trị chứng sưng đau hạch Lympho.

4. Điều trị viêm phế quản mạn tính, khí kết tụ ở bàng quang, thủy thũng, bướu cổ

– Bài thuốc thứ nhất:

Dùng Côn bố 10 g, Sinh khương 3 lát, sắc thành thuốc dùng uống. Có thể gia thêm đường đỏ với số lượng vừa đủ để cải thiện hương vị thuốc.

– Bài thuốc thứ hai:

Dùng Hải đới, Bách bộ, mỗi vị đều 100 g, Tri mẫu 200 g, tất cả mang đi sao với mật rồi ngâm với rượu trắng cao độ trong 7 ngày. Mỗi ngày dùng uống 2 lần, mỗi lần 10 ml.

5. Chữa đới hạ, khí hư, tình hoàn sưng đau

Dùng Côn bố, Mẫu lệ, Quất hạch, mỗi vị đều 12 g, Tiểu hồi 8 g, sắc thành thuốc dùng uống.

6. Trị khí kết tụ ở bàng quang, bướu cổ, thủy thũng

Sử dụng Côn bố 60 g, hành lá tươi 1 nắm, thái nhỏ, sắc kỹ đến khi nhừ thì cho thêm Gừng tươi, hạt tiêu và gia vị vừa đủ làm thành canh, dùng ăn.

7. Chữa huyết áp cao

Sử dụng Côn bố dạng bột dùng uống theo chỉ định của bác sĩ hoặc thầy thuốc.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu

Người bệnh Tỳ vị hư hàn tránh dùng.

Côn bố là dược liệu hấp thụ chính khí của đất nước mà sinh sống, do đó có vị mặn, tính hàn nhưng không độc. Vị mặn của dược liệu có thể làm mềm những chỗ chất rắn tụ, tính lạnh có thể điều trị nhiệt kết.

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích điều trị và không gây tổn hại cho sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng nên trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Ngày đăng 13:04 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:04 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Dế

Dế là vị thuốc Đông y có tính hàn, vị mặn thường được ứng dụng để điều trị táo bón, sỏi đường tiết niệu, bí tiểu và hỗ trợ các trường…
con cà cuống

Cà cuống

Cà cuống là một loại côn trùng có kích thước lớn, còn có tên là đà cuống hay long sắt. Loại côn trùng này đem lại nhiều tác dụng tốt…

Mướp khía

Cây mướp khía có nhiều đặc tính dược lý nên không chỉ được dùng để chế biến món ăn mà còn được dân gian tận dụng để trị viêm xoang,…
Cây đuôi công

Cây đuôi công

Cây đuôi công từ lâu được biết đến là loại thực vật được tận dụng để làm dược liệu giúp chữa trị một số bệnh lý như đau nhức khớp,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua