Cỏ bạc đầu

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Cỏ bạc đầu mọc hoang nhiều ở vệ đường và nương bãi tại nhiều địa phương ở nước ta. Với vị cay, tính bình, tác dụng giải biểu, khu phong, chỉ thống và tiêu thũng, vị thuốc này được nhân dân sử dụng để trị cảm mạo, ho gà, viêm phế quản, viêm xoang,…

cỏ bạc đầu trị bệnh gì
Hình ảnh của cỏ bạc đầu – Vị thuốc nam quý với nhiều công dụng chữa bệnh

  • Tên gọi khác: Bạc đầu cánh, Cỏ đầu tròn, Thủy ngô công, Cói bạc đầu lá ngắn, Pó dều dều, Nhá boóc đon (tiếng Thái).
  • Tên khoa học: Kyllinga Nemoralis
  • Tên dược: Herbal Kyllinga Nemoralis
  • Họ: Cói (danh pháp khoa học: Cyperaceae)

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm cây cỏ bạc đầu

Cỏ bạc đầu là loại cỏ sống lâu năm, thân nhỏ, chỉ cao khoảng 7 – 25cm, thân rễ mọc bò. Lá có hình dải, nhỏ và ngắn hơn thân, có màu xanh lục, giữa phiến lá có dải gân nhỏ kéo từ gốc đến ngọn.

Hoa mọc thành cụm ở ngọn, có hình cầu, mỗi cụm chứa 1 – 3 bông hình trụ và đường kính của cụm hoa dao động từ 4 – 8mm. Cây thường ra hoa vào mùa hè. Quả bế, hình bầu dục hơi dẹt, thường có màu vàng nhạt. Toàn cây cỏ bạc đầu có mùi thơm đặc trưng nhưng thơm nhất là phần rễ.

2. Hình ảnh cỏ bạc đầu

cỏ bạc đầu có tác dụng gì
Hình ảnh cỏ bạc đầu – Loại cỏ sống lâu năm, thân nhỏ, chỉ cao khoảng 7 – 25cm
hình ảnh cỏ bạc đầu
Hình ảnh hoa của cỏ bạc đầu – Hoa mọc thành cụm ở ngọn, hình cầu, có màu xanh nhạt hoặc màu trắng

3. Bộ phận dùng

Toàn cây được sử dụng để làm thuốc.

4. Phân bố

Cỏ bạc đầu là loài thực vật nhiệt đới, phân bố tại Campuchia, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Myanmar, Srilanka, Australia và một số quốc gia tại châu Phi.

Ở nước ta, cây mọc hoang ven đường, trong vườn,… từ Lào Cai, Cao Bằng và trải dài đến các tỉnh miền Nam như Lâm Đồng, TP HCM và An Giang.

5. Thu hái – sơ chế

Thu hái dược liệu quanh năm. Sau khi thu hoạch, đem cây rửa sạch đất cát rồi dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.

6. Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát. Tránh để dược liệu ở nhiệt độ cao vì có thể làm mất mùi thơm đặc trưng.

7. Thành phần hóa học

Toàn cây chứa mùi thơm đặc trưng và tinh dầu. Ngoài ra cây cỏ bạc đầu còn chứa nhiều thành phần hóa học khác nhưng chưa được nghiên cứu cụ thể.

Vị thuốc cỏ bạc đầu

1. Tính vị

Vị cay, tính bình.

2. Quy kinh

Chưa có nghiên cứu.

3. Cỏ bạc đầu có tác dụng gì?

Cỏ bạc đầu là vị thuốc Nam được sử dụng trong phạm vi nhân dân nên hiện nay chưa được nghiên cứu trên cơ sở khoa học.

cỏ bạc đầu có tác dụng gì
Vị thuốc cỏ bạc đầu có tác dụng gì?

Theo dân gian, dược liệu có tác dụng chỉ thống (giảm đau), tiêu thũng, khu phong và giải biểu. Vì vậy nhân dân thường sử dụng cỏ bạc đầu trị chữa lở loét da, sâu quảng, làm thuốc sát trùng vết thương và trị ỉa chảy.

4. Cỏ bạc đầu trị bệnh gì?

Hiện nay cỏ bạc đầu được sử dụng trị các bệnh lý như ho gà, viêm họng, cảm mạo, viêm phế quản, tiêu chảy, lỵ trực tràng, sốt rét, mụn nhọt, sâu quảng, rắn cắn, lở ngứa ngoài da,…

5. Cách dùng – liều lượng

Cỏ bạc đầu chủ yếu được dùng ở dạng đắp ngoài. Ngoài ra dược liệu còn được sử dụng ở dạng sắc uống với liều 10 – 16g/ ngày.

Bài thuốc trị bệnh từ cỏ bạc đầu

1. Bài thuốc trị viêm gan gây vàng da

  • Chuẩn bị: Cây cỏ bạc đầu 40 – 80g tươi.
  • Thực hiện: Sắc uống và dùng hết trong ngày.

2. Bài thuốc trị mụn nhọt, viêm mủ ngoài da và rắn cắn

  • Chuẩn bị: Cây cỏ bạc đầu 30 – 60g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

3. Bài thuốc trị chứng đái ra dưỡng chấp

  • Chuẩn bị: Long nhãn và cỏ bạc đầu mỗi vị 15g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

4. Bài thuốc trị ho, viêm khí quản và ho gà

  • Chuẩn bị: Cây cỏ bạc đầu 60g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước và chia thành 2 lần uống trong ngày.

5. Bài thuốc trị sốt rét

  • Chuẩn: Cỏ bạc đầu tươi 60g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống trước khi có triệu chứng sốt khoảng 4 giờ đồng hồ.

6. Bài thuốc chữa viêm xoang

  • Bài thuốc 1: Cỏ bạc đầu 60g, đem sắc lấy nước và dùng khi thuốc còn ấm.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị mẫu kinh, cỏ bạc đầu, lá cây dừa và rễ bồ hòn mỗi vị 15g. Đem các vị sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

7. Bài thuốc xông trị chứng cảm mạo

  • Chuẩn bị: Cỏ bạc đầu và tía tô mỗi thứ 1 nắm, dùng tất cả nguyên liệu tươi.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch rồi đun với nước cho sôi rồi dùng xông mặt để giải cảm, trị ho và nghẹt mũi.

Các nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng về tác dụng của vị thuốc cỏ bạc đầu còn rất hạn chế. Do đó, một số bài thuốc từ dược liệu chưa được chứng minh về mức độ cải thiện lâm sàng. Để hạn chế tình trạng áp dụng bài thuốc không có hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

Tham khảo thêm: Cây Cỏ Ngọt – Hình ảnh, tác dụng trị bệnh và cách dùng

Ngày đăng 11:00 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:06 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Cây thành ngạnh

Nhân dân Tây Bắc thường sử dụng lá cây thành ngạnh (cây đỏ ngọn) nấu lấy nước uống giúp thanh nhiệt và giải độc. Ngoài ra dược liệu này còn…

Cà Dại Hoa Vàng

Cà dại hoa vàng là một trong những vị thuốc có công dụng điều trị bệnh được sử dụng phổ biến trong Đông y. Ngoài ra, tại nhiều nước trên…

Xạ đen

Xạ đen là một trong số các loại dược liệu sử dụng trong nhiều bài thuốc, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, ưng thư, ổn…
Cây rau má lá rau muống

Cây rau má lá rau muống

Cây rau má lá rau muống là loại cỏ mềm mọc rất nhiều ở các vùng quê, bờ ruộng, bãi hoang... Đặc biệt, Y học cổ truyền còn ghi nhận…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua