Chuối hột

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Chuối hột là vị thuốc Nam quý, thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn. Vị thuốc này có tác dụng chữa hắc lào, ho ra máu, băng huyết, tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp cao và sỏi đường tiết niệu.

quả chuối hột
Chuối hột (chuối chát) là vị thuốc Nam quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

  • Tên gọi khác: Chuối chát
  • Tên khoa học: Musa balbisiana Colla
  • Tên dược: Frutus, Caulis, Rhizoma Musa Balbisiana
  • Họ: Chuối (danh pháp khoa học: Musaceae)

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm & Hình ảnh cây chuốt hột

Chuối hột có thân thẳng, nhẵn, cao từ 3 – 4m. Lá có phiến dài, mặt dưới màu tía, mặt trên màu lục. Hoa mọc thẳng đứng ở ngọn, có màu đỏ thẫm. Quả chuối hột có khoảng 4 cạnh, bên trong chứa hạt to 4 – 5mm.

Hình ảnh của cây chuối hột:

hình ảnh cây chuối hột
Hình ảnh của cây chuối hột
hình ảnh cây chuối hột
Hoa của cây chuối hột thường mọc thẳng đứng, không trĩu xuống giống như các loại chuối khác
hình ảnh cây chuối hột
Hình ảnh của quả chuối hột

2. Bộ phận dùng

Quả, thân, hạt và củ của cây đều được dùng làm thuốc.

3. Phân bố

Cây mọc nhiều ở Malaysia, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng ở nhiều địa phương.

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái quanh năm. Có thể dùng tươi hoặc sao vàng để dùng dần.

5. Bảo quản

Nơi thoáng mát và khô ráo.

6. Thành phần hóa học

Cây chuối hột chứa thành phần hóa học khá đa dạng, bao gồm cyaniding, delphinidin, anthocyanin, enzyme polyphenol oxidase, saponin, tannin, tinh dầu, phytosterol,…

Vị thuốc chuối hột

1. Tính vị

Vị ngọt, chát, tính bình.

2. Quy kinh

Quy vào kinh Phế, Can và Tỳ.

3. Tác dụng của chuối hột

– Tác dụng của chuối hột theo Đông y:

  • Công năng: Lương huyết, thoái nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát trùng, tiêu cơm và giải phiền khát.
  • Chủ trị: Sỏi đường tiết niệu, bỏng da, bệnh đường ruột, đái tháo đường, tâm nhiệt, cảm nắng, sốt cao, hắc lào,…

– Tác dụng của chuối hột theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Nore-pinephrin, dopamine, catecholamine và serotonin trong chuối có tác dụng trị loét đường tiết hóa, đau tạng phủ và táo bón.

4. Cách dùng – liều lượng

Chuối hột thường được dùng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng ngoài. Dược liệu không có độc tính nên có thể dùng với liều lượng lớn.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây chuối hột

tác dụng của chuối hột
Rượu chuối hột thường được dùng để kích thích tiêu hóa, trị thận hư yếu, đau nhức xương khớp,…

1. Bài thuốc trị chứng táo bón ở trẻ nhỏ

  • Chuẩn bị: 1 – 2 trái chuối chín.
  • Thực hiện: Đem vùi trong bếp lửa đến khi vỏ chuyển sang màu đen là được. Để nguội, bóc vỏ cho trẻ ăn, đợi khoảng 10 – 20 phút là đi đại tiện được.

2. Bài thuốc trị sỏi bàng quang

  • Chuẩn bị: Một lượng chuối hột xanh vừa đủ.
  • Thực hiện: Đem thái mỏng, sấy cho khô, sau đó sao vàng, hạ thổ trong vài ngày. Mỗi lần dùng 50 – 100g sắc với 400ml nước, chia nước sắc thành 2 lần uống sau khi ăn.

3. Bài thuốc trị hắc lào

  • Chuẩn bị: Cắt quả chuối còn ở trên cây.
  • Thực hiện: Đem cắt đôi quả, sau đó lấy nhựa bôi lên vùng da cần điều trị.

4. Bài thuốc trị bệnh viêm loét dạ dày

  • Chuẩn bị: Vài quả chuối hột xanh.
  • Thực hiện: Đem quả sấy khô, tán thành bột mịn và dùng uống hằng ngày. Khi dùng bài thuốc này, nên hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và gia vị.

5. Bài thuốc trị bệnh thống phong

  • Chuẩn bị: Củ ráy rừng 4g, chuối hột rừng 3g, tỳ giải 2g và khổ qua 1g.
  • Thực hiện: Sao vàng hạ thổ, cứ 10g làm thành 1 gói. Mỗi ngày dùng 2 – 3 gói pha nước uống.

6. Cách xổ giun bằng chuối hột

  • Chuẩn bị: Một vài quả chuối hột chín.
  • Thực hiện: Dùng ăn khi đói sẽ thấy giun chui ra ngoài.

7. Rượu chuối hột trị thấp khớp, chân tay nhức mỏi, đau nhức lưng

  • Chuẩn bị: Rượu 40 độ 1 lít và chuối hột 200g.
  • Thực hiện: Đem chuối hột giã nát và ngâm với rượu từ 10 ngày trở lên. Thỉnh thoảng lắc đều để tinh chất từ chuối hột ra hết. Dùng 15ml trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ, mỗi ngày dùng 2 lần.

8. Bài thuốc trị chứng sỏi bàng quang và sỏi thận

  • Chuẩn bị: Hạt chuối hột rang giòn.
  • Thực hiện: Đem giã thành bột mịn, mỗi lần dùng 2 thìa bột hòa với nước ấm uống. Dùng liên tục trong vòng 30 ngày sẽ thấy kích thước sỏi thuyên giảm đáng kể.

9. Bài thuốc trị chứng đau bụng kinh niên

  • Chuẩn bị: Cam thảo 2g, quế chi 4g, vỏ quả chuối hột 40g.
  • Thực hiện: Đem vỏ chuối phơi khô, sao vàng, sau đó dùng tán bột với các vị thuốc còn lại. Chế mật ong vào làm thành viên. Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần uống với nước ấm.

10. Bài thuốc trị tiêu chảy và đau bụng

  • Chuẩn bị: Vỏ chuối hột rừng chín vàng.
  • Thực hiện: Thái nhỏ, phơi khô, mỗi lần dùng 4 – 8g hãm với nước sôi uống. Ngày dùng 2 lần cho đến khi khỏi bệnh.

11. Bài thuốc trị chứng kiết lỵ

  • Chuẩn bị: Vỏ quả lựu, vỏ quả chuối hột, rễ tầm xuân, rễ gai tầm xọng mỗi vị 20g, búp ổi 10g.
  • Thực hiện: Đem các vị phơi khô và sắc uống.

12. Bài thuốc trị chứng nôn ra máu và băng huyết

  • Chuẩn bị: Mốc cây cau 20g, lá chuối hột phơi khô 10g, tinh tre 20g.
  • Thực hiện: Đem các vị đốt tồn tính, tán thành bột mịn và hòa uống với nước.

13. Bài thuốc làm mát phổi, tiêu độc

  • Chuẩn bị: Hoa và lá bắc (lá màu đỏ bao quanh buồng chuối).
  • Thực hiện: Đem rửa sạch và sắc uống.

14. Bài thuốc giúp cầm máu vết thương

  • Chuẩn bị: Lõi thân cây chuối rừng.
  • Thực hiện: Đập dập và đắp vào vết thương.

15. Bài thuốc giúp ổn định đường huyết

  • Chuẩn bị: Chọn cây chuối có bắp đang nhú, cắt lấy cây chừa khoảng 20 – 25cm.
  • Thực hiện: Sau khi đem về, khoét một lỗ to ở thân cây chuối để trong vòng 1 đêm. Vào sáng hôm sau, dùng thìa múc nước từ lỗ rỗng ở giữa do thân cây tiết ra. Dùng nước này uống có thể ổn định được lượng đường huyết.

16. Bài thuốc trị chứng mê sảng, háo khát, sốt cao và cảm nóng

  • Chuẩn bị: Củ chuối hột.
  • Thực hiện: Đem cạo bỏ vỏ ngoài, sau đó rửa sạch, cắt thành miếng mỏng và vắt lấy nước uống.

17. Bài thuốc trị chứng ho ra máu

  • Chuẩn bị: Thài lài tía, tang ký sinh, chuối hột và rễ cỏ tranh mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Đem thái nhỏ và sắc với 400ml nước còn 100ml, chia thành 2 lần uống.

18. Bài thuốc trị chứng kiết lỵ ra máu

  • Chuẩn bị: Tầm gửi cây táo, củ sả và củ chuối hột mỗi vị 4g.
  • Thực hiện: Đem các vị sao vàng và sắc lấy nước uống.

19. Bài thuốc trị chứng trằn trọc khó ngủ, hay mơ, tim hồi hộp

  • Chuẩn bị: Tim heo 1 quả (200 – 300g) và củ chuối hột 20g.
  • Thực hiện: Nấu nhừ, ăn tim và uống hết nước.

20. Bài thuốc kích thích tiêu hóa, tiêu khát và giải độc

  • Chuẩn bị: Củ chuối hột.
  • Thực hiện: Đem hãm với nước sôi và dùng uống hằng ngày.

21. Rượu chuối hột giúp tăng cường sức khỏe, tráng dương, hỗ trợ điều trị bệnh thận, tiểu đường, ăn ngủ kém

  • Chuẩn bị: Rượu 40 – 45 độ 2 – 2.5 lít và chuối hột rừng 1 kg.
  • Thực hiện: Đem ngâm trong vòng 30 ngày là dùng được. Mỗi lần dùng 1 ly nhỏ trước khi ăn, ngày dùng 2 lần.

22. Bài thuốc trị chứng cao huyết áp do béo phì hoặc do bệnh thận

  • Chuẩn bị: Chuối hột sắp chín.
  • Thực hiện: Thái lát, đem phơi khô và sao qua. Sau đó dùng củ ráy rừng gọt vỏ, thái lát ngâm trong nước gạo 2 giờ. Sau thời gian này, đem củ ráy rửa sạch, phơi cho khô và sao nhỏ lửa. Dùng 1 nắm chuối hột và 1/3 nắm củ ráy sắc với 3 chén nước lấy 1 chén, chia thành 2 lần uống.

23. Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng mỡ trong máu

  • Chuẩn bị: Chuối hột già còn xanh.
  • Thực hiện: Đem phơi khô, sao vàng, hạ thổ và đem sắc với 3 chén nước còn lại 1 chén. Uống thuốc khi no, mỗi lần dùng 1 chén.

24. Bài thuốc làm tăng tiết sữa ở phụ nữ sau sinh

  • Chuẩn bị: Hoa chuối hột xắt nhỏ.
  • Thực hiện: Làm gỏi hoặc luộc ăn.

Những lưu ý khi dùng chuối hột trị bệnh

  • Không nên ăn chuối xanh vì lúc này chuối chứa nhiều tannin có thể gây táo bón và ngộ độc.
  • Có thể dùng món ăn từ cây chuối hột để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh lý.

Chuối hột là loại thực phẩm và vị thuốc quen thuộc đối với người Việt. Khi sử dụng bài thuốc từ dược liệu này, bạn cần điều chỉnh liều lượng cho phù hợp để đạt được kết quả tối ưu và ngăn ngừa các tác dụng phụ phát sinh.

Ngày đăng 02:13 - 01/06/2023 - Cập nhật lúc: 02:13 - 02/06/2023
Chia sẻ:

Cây muồng trâu

Cây muồng trâu là loài thực vật mọc hoang nhiều ở các tỉnh của nước ta. Các bộ phận của cây đều có tác dụng dược lý và được sử…

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Bạch biển đậu

Bạch biển đậu (đậu ván) được xếp vào nhóm thuốc bổ khí cùng với bạch truật, hoài sơn, đường quy, đảng sâm, nhân sâm và hoàng kỳ. Vì vậy đậu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua