Cây thông đất

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Cây thông đất là một trong những vị thảo dược quý có tính hàn và vị đắng, có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa teo não và giúp cải thiện tình trạng sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, đặc biệt hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer ở người già. Ngoài ra, vị thảo dược tự nhiên này còn giúp hỗ trợ cải thiện các bệnh lý khác như viêm gan cấp tính, trị ho, chữa đau nhức xương,…

Cây thông đất
Cây thông đất có tác dụng phục hồi trí nhớ, điều trị chứng teo não và các bệnh lý liên quan đến tổn thương dây thần kinh

+ Tên khác: Tùng thân gập, thông dùi khô, thạch tùng răng cưa, cây râu rồng.

+ Tên khoa học: Lycopodiella cernua

+ Họ: Thạch tùng Lycopodiaceae

I. Mô tả cây thông đất

+ Đặc điểm sinh thái của cây thông đất

Cây thông đất là loại cây thảo phụ sinh mọc ở dưới mặt đất với chiều cao 50 cm, thân đứng hay thòng. Cây chia nhánh lưỡng phân to cỡ 1,5 mm. Lá trải ra và có chiều dài 6 – 15 mm, rộng 3 – 5 mm. Cây không có hạt và không có hoa, phát triển bằng các bào tử tạo ra ở nách lá.

+ Phân bố

Cây thông đất mọc hoang ở nhiều nơi. Bên cạnh đó, cây được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Thanh Hóa, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Hà Giang,… Ngoài ra, vị thảo dược này còn tìm thấy ở nhiều tỉnh miền Trung như Quảng Nam và Lâm Đồng.

+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Toàn cây
  • Thu hái: Vào mùa hè thu
  • Chế biến: Sau thu hoạch đem rửa sạch và phơi khô
  • Bảo quản: Tránh nơi ẩm mốc và ánh sáng trực tiếp chiếu vào

+ Thành phần hóa học

Trong cây thông đất chứa thành phần hóa học chính là Huperzine A, Donepezil và Physostigmine,… Ngoài ra, cây còn có các hoạt chất khác như alcaloid là cernuin và lượng nhỏ nhỏ hoạt chất nicotin. 

II. Vị thuốc

+ Tính vị

Vị đắng, tính hàn

+ Tác dụng dược lý

#. Theo Y học cổ truyền

Các thầy thuốc Đông y Trung Quốc cho biết, cây thông đất có tác dụng bổi bổ khí huyết. Bên cạnh đó, thảo dược quý này còn có công dụng khu phong khử thấp và thư cân hoạt huyết. Theo Dược liệu thanh can minh mục, cây thông đất giúp giải độc tiêu viêm, thư cân hoạt huyết, khu phong chỉ khái và chỉ huyết an thai.

Tác dụng của cây thông đất
Cây có tính hàn và vị đắng, có tác dụng thư cân hoạt huyết, khu phong khử thấp

#. Theo Y học hiện đại

Vào năm 1948, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và phát hiện hoạt chất Huperzine A có trong cây thông đất có tác dụng tăng cường dẫn truyền thần kinh và tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh. Bên cạnh đó, Viện nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ (NIH USA) cũng chỉ ra, hoạt chất này có tác dụng ức chế men phan hủy chất dẫn truyền thần kinh, từ đó giúp điều trị và cải thiện bệnh Alzhermer. Ngoài Huperzine A, trong cây thông đất còn chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe thần kinh, giúp làm giảm tình trạng sa sút trí tuệ như Donepezil, Physostigmine và Galanthamin,…

Mặt khác, Đại học Y – Chiết Giang (Trung Quốc) cũng tiến hành thử nghiệm lâm sàng về tác dụng của cây thông đất. Tham gia thử nghiệm nghiên cứu có hơn 50 bệnh nhân mắc bệnh suy giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ. Thử nghiệm kéo dài 10 ngày và bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho sử dụng Huperzine A chiết xuất từ cây thông đất với liều lượng 0,2 mg. Và kết thúc quá tình thử nghiệm, có đến 59% người bệnh bị suy giảm trí nhớ có triệu chứng được cải thiện rõ rệt.

+ Cách dùng và liều lượng

Dùng dưới dạng thuốc sắc. Liều lượng tối đa của thông đất là 3 gram/ ngày.

+ Tác dụng phụ

Cây thông đất là dược liệu quý hiếm có tác dụng chủ trị nhiều bệnh lý nhưng chúng chứa một lượng độc tố nhỏ như Nicotin và Alcaloid. Vì vậy, nếu sử dụng quá liều hoặc lạm dụng trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của gan và có thể gây nôn ói. Đồng thời, để giảm thiểu tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra, trong quá trình sử dụng cây thông đất điều trị bệnh, người bệnh nên kiêng chất kích thích.

III. Bài thuốc chữa bệnh từ cây thông đất theo kinh nghiệm dân gian

+ Bài thuốc chữa bệnh teo não

Sử dụng khoảng 3 gram cây thông đất hoặc 1 đến 2 cây nhỏ đem rửa sạch và sắc thuốc uống. Và để làm tăng công dụng điều trị có thể kết hợp với các loại thảo dược tự nhiên khác.

+ Điều trị suy giảm trí nhớ

Lấy 7 gram cây thông đất khô, 10 gram viễn chí nấu với 800 ml nước. Sau khi thuốc cạn còn 400 ml, chia làm 3 và uống trong ngày. Sử dụng thường xuyên để làm tăng tác dụng chữa trị.

+ Chữa viêm gan cấp tính, ho mạn tính, mắt sưng đỏ đau hay phong thấp nhức xương

Dùng 5 gram cây thông đất sắc thuốc và chia ra uống trong ngày. Bên cạnh đó, có thể phối hợp chung với các vị thuốc điều trị khác. Và để thuốc mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt, người bệnh nên uống theo đúng liệu trình bác sĩ kê đơn.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây thông đất
Điều trị viêm gan mạn tính bằng bài thuốc sắc từ cây thông đất

+ Trị ho và phù thũng

Sử dụng cây thông đất đem sắc thuốc và chờ nước nguội dùng súc miệng hoặc rửa vùng bị phù thũng. Thực hiện 2 – 3 lần trong ngày và liên tục vài ngày giúp giảm bệnh một cách rõ rệt.

+ Chữa phát ban da

Cây thông đất đem phơi khô và đốt cháy. Dùng phần tro ngâm trong giấm rồi chườm lên vùng da bị phát ban, giúp giảm ngứa và giảm mẩn đỏ.

+ Chữa quáng gà, ra mồ hôi trộm, trẻ em bị liệt sau di chứng một số bệnh hoặc phụ nữ mang thai có triệu chứng đẻ non

Sử dụng cây thông đất sắc thuốc uống. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và đối tượng sử dụng mà liều dùng khác nhau.

+ Điều trị bệnh gan

Dùng 10 gram cây thông đất sắc chung với 30 gram cây cà gai leo khô và 1 lít nước. Sau khi thuốc cạn còn 700 ml, chia uống nhiều lần trong ngày.

Cây thông đất đã được giới y khoa chứng minh có hiệu quả trong việc phòng và điều trị bệnh teo não. Đồng thời giúp tái táo và tăng cường khả năng truyền dẫn của hệ thống thần kinh, giúp phục hồi trí nhớ và một số bệnh lý về thần kinh. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, tốt nhất để giảm thiểu tác dụng phụ, bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng yêu cầu về liều lượng và cách dùng từ bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 09:30 - 07/10/2022 - Cập nhật lúc: 08:17 - 10/02/2023
Chia sẻ:

Cây vông vang

Cây vông vang có tác dụng lợi thấp, thanh nhiệt, tiêu thũng, bạt độc, bài nung, chỉ thống, hoạt thai,... Thảo dược này được dùng ngoài da để trị vết…

Thì là

Thì là có mùi thơm đặc trưng nên thường được dùng trong chế biến các món ăn từ hải sản. Ngoài tác dụng át mùi tanh và kích thích vị…

Rau má

Rau má có tác dụng tiêu nhiệt, dưỡng âm, giải độc,... thường dùng để điều trị nhiều bệnh như viêm họng, viêm amidan, ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, chúng…

Ngũ vị tử

Ngũ vị tử là quả chín đã sấy/ phơi khô của cây ngũ vị. Dược liệu này có tác dụng an thần, thu liễm phế khí, sáp trường, bổ thận,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua