Cây sui

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Theo dân gian, cây sui có tác dụng gây nôn mửa và chữa đau bụng. Tuy nhiên nghiên cứu hiện đại cho thấy, thảo dược này chứa 2 hoạt chất glucoside có tác dụng trợ tim mạnh nhưng chứa độc tính cao, có thể gây chậm nhịp tim, ngừng tim và tử vong.

Cây sui
Cây sui (Antiaris toxicaria) còn được gọi là Cây thuốc bắn, Nong, Nỗ tiễn tử, thuộc họ Dâu tằm

  • Tên gọi khác: Nong, Nỗ tiễn tử, Cây thuốc bắn.
  • Tên khoa học: Antiaris toxicaria
  • Họ: Dâu tằm (danh pháp khoa học: Moraceae)

Mô tả dược liệu cây sui

1. Đặc điểm thực vật

Sui là loài thực vật thân gỗ lớn, chiều cao trung bình từ 20 – 30m. Gây có gốc lớn, thân cây rắn chắc và có vỏ ngoài xù xì. Lá mọc đối xứng, có màu xanh đậm, gân chạy dọc từ gốc đến ngọn lá, các gân nhỏ tỏa ra từ gân chính. Phiến lá hình trứng dài, rộng 5 – 5.5cm, dài 6cm, cả hai mặt lá đều nhám.

Hoa mọc thành cụm ở kẽ lá, có cùng gốc. Quả thịt, dài 12mm, đường kính 18mm, có màu xanh và bên trong chứa hạt nhỏ có hình trứng.

2. Một số hình ảnh của cây sui

Cây sui
Sui là loài thực vật thân gỗ lớn, gốc to và có chiều cao trung bình từ 20 – 30m
Cây sui
Lá mọc đối xứng, có màu xanh đậm và cả hai mặt lá đều nhám
Cây sui
Hoa của cây sui mọc thành cụm ở kẽ lá và có cùng gốc

3. Bộ phận dùng

Nhựa của cây.

4. Phân bố

Cây sui mọc hoang nhiều tại các địa phương ở nước ta. Ngoài ra cây cũng có thể được trồng để làm cảnh và cho bóng mát.

5. Thu hái – sơ chế

Có thể thu hái nhựa cây quanh năm. Tuy nhiên dược liệu chứa độc tính mạnh, vì vậy nên tránh tình trạng tùy tiện thu hoạch. Hầu hết những người thu hoạch nhựa cây đều là thầy thuốc có nhiều năm kinh nghiệm. Ngoài ra, người dân cũng sử dụng nhựa cây tẩm vào mũi tên khi săn bắt thú rừng.

Nhựa cây sui được thu hoạch bằng cách băm nhỏ vỏ cây cho mủ chảy ra. Sau đó dùng mủ sử dụng để làm thuốc hoặc dùng để săn bắt.

6. Bảo quản

Nơi khô ráo và thoáng mát.

7. Thành phần hóa học

Từ năm 1890, nhựa cây sui đã được sử dụng để nghiên cứu. Theo tài liệu ghi chép, dược liệu có chứa 2 chất glucoside, bao gồm beta antiarin và alpha antiarin. Khi thủy phân mạnh, 2 glucoside đều cho hoạt chấy dihydroantiarigenin.

Vị thuốc cây sui

Cây sui
Nhựa từ cây sui có độc tính rất mạnh nên tuyệt đối không tự ý sử dụng (ngay cả dùng ngoài da)

1. Tính vị và Quy kinh

Vì nhựa cây chứa chất độc mạnh nên hầu như không được sử dụng ở dạng uống.

2. Tác dụng dược lý

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Hai chất glucoside trong dược liệu chứa độc tính mạnh và tác dụng mạnh đối với hệ tim mạch. Tuy nhiên thực nghiệm cho thấy, tác dụng của beta antiarin mạnh hơn so với alpha antiarin.
  • Một số tài liệu ghi chép, tác dụng của beta antiarin và alpha antiarin còn cao hơn so với Digitalis (thuốc Tây có tác dụng trợ tim).
  • Dùng nhựa cây tiêm dưới da đối với chó thực nghiệm nhận thấy chó có dấu hiệu nôn mửa, thở nhanh, co quắp rồi chết, khó nhọc,…
  • Sử dụng nhựa cây lên da có thể gây kích ứng da nghiêm trọng.

– Theo Đông Y:

  • Đông Y cho rằng nhựa sui sắc không độc nhưng nếu dùng trực tiếp lên vết thương hở hoặc vết loét, độc tính có thể đi vào tuần hoàn máu.
  • Nhân dân lưu truyền nhựa từ cây sui có tác dụng gây ỉa mạnh và chữa đau bụng. Tuy nhiên các tác dụng này chưa được nghiên cứu trên cơ sở khoa học.

– Tham khảo thêm:

  • Nhựa cây chứa tannin nên còn được nhân dân sử dụng để nhuộm vải.
  • Ở Nhật Bản, rễ và lá cây sui được sử dụng để trị bệnh tâm thần.
  • Ở Philipine, nhân dân sử dụng hạt sui 3 lần/ ngày để chữa bệnh lý. Vỏ cây và lá được dùng để hạ sốt.
  • Tại Vân Nam, Trung Quốc, nhựa sui được sử dụng để gây nôn.

Những lưu ý khi sử dụng cây sui chữa bệnh

  • Hiện tại các nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của cây sui chưa thống nhất. Vì vậy bạn không nên tự ý sử dụng dược liệu này.
  • Ngay khi nhận thấy các triệu chứng ngộ độc nhựa sui, bao gồm tim đập chậm, giãn cơ,… cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất. Nếu chậm trễ, chất độc trong dược liệu có thể gây ngừng tim và tử vong.
  • Nếu nhựa cây dính vào da hoặc mắt, cần rửa ngay với nước sạch và đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý.

Hiện tại cây sui đang được nghiên cứu và ứng dụng làm thuốc trợ tim, điều trị các bệnh lý về tâm thần,… Tuy nhiên trong tự nhiên, nhựa của loại cây này chứa độc tố rất mạnh, có thể gây ngừng tim và tử vong. Vì vậy tuyệt đối không tự ý sử dụng thảo dược để chữa bệnh.

Tham khảo thêm: 

Ngày đăng 11:00 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:06 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Cây thành ngạnh

Nhân dân Tây Bắc thường sử dụng lá cây thành ngạnh (cây đỏ ngọn) nấu lấy nước uống giúp thanh nhiệt và giải độc. Ngoài ra dược liệu này còn…

Cà Dại Hoa Vàng

Cà dại hoa vàng là một trong những vị thuốc có công dụng điều trị bệnh được sử dụng phổ biến trong Đông y. Ngoài ra, tại nhiều nước trên…

Xạ đen

Xạ đen là một trong số các loại dược liệu sử dụng trong nhiều bài thuốc, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, ưng thư, ổn…
Cây rau má lá rau muống

Cây rau má lá rau muống

Cây rau má lá rau muống là loại cỏ mềm mọc rất nhiều ở các vùng quê, bờ ruộng, bãi hoang... Đặc biệt, Y học cổ truyền còn ghi nhận…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua