Cây mắm

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Cây mắm là một trong những loại cây điển hình của hệ sinh thái vùng ngập mặn. Đây là loại cây đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn việc nước biển xâm lấn, kéo theo tình trạng tăng thủy triều và biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, trong dân gian còn lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cây mắm khá hiệu quả. 

Cây mắm
Cây mắm là một trong những loại cây điển hình của hệ sinh thái vùng ngập mặn và là một vị thuốc quý trong Y học cổ truyền
  • Tên tiếng Việt: Mắm
  • Tên khoa học: Avicennia marina Vierh. var. rumphiana Bakhuiz
  • Họ: Verbenaceae (Cỏ roi ngựa)

Mô tả dược liệu cây mắm

1. Đặc điểm hình thái

Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học thì sự phát triển của rừng ngập mặn gắn liền với sự xuất hiện của cây mắm. Chúng mọc lên từ những bãi bùn dày, có một sức sống mãnh liệt. Loại cây này khi còn non mọc thành bụi nhưng khi lớn thì mọc thành cây độc lập cao đến 25m, thân hình trụ và có đường kính hơn 1m. 

Rễ dày, hình dùi và mọc trên bùn. Phần cành non được phủ bằng một lớp lông xám hoặc trắng, cành già và bóng, có nhiều lỗ. Mỗi cành nhỏ thường có 5 – 7 cặp lá, lá mắm hình bầu dục thuông, mọc đối đầu và góc nhọn, phần mép hơi lượn sóng, bề mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông màu trắng, cuống lá cũng màu trắng và 2 phần mặt của lá có chứa tuyến tiết ra muỗi thừa. 

Hoa của cây mắm mọc ở Việt Nam thường có 4 cánh và kích thước khá lớn từ 8 – 10cm, đài nhỏ và 5 răng không đều, phủ lông ở phần gốc mặt ngoài, 4 cánh đều, tráng có ống ngắn, rễ dụng. Hoa thường mọc thành chùm màu vàng hoặc màu cam. Phần lông dài màu trắng ở mặt ngoài, nhị 4 không đều, bầu có lông và hình trụ, đính ở họng trạng. 

Trái mắm có nhiều kích thước khác nhau từ 1.5 – 3.5 cm và có nhiều hình dạng khác nhau như hình trái hạnh nhân, trái xoài, trái tim… Vỏ quả có màu xanh hoặc màu nâu kèm theo lớp lông vàng mịn. Mỗi trái sẽ một hạt, dẹp và có khả năng nẩy mầm trong nước. 

Một số hình ảnh của cây mắm:

Cây mắm
Quả mắm có rất nhiều hình dạng khác nhau và bên ngoài có một lớp lông tơ
Cây mắm
Lá mắm hình bầu dục thuông và phần dưới của lá có phủ lông màu trắng
Cây mắm
Hoa của cây mắm mọc thành từng chùm và ra nhiều nhất vào tháng 4 – 6 dương lịch

2. Bộ phận dùng

Lá làm phân xanh do chứa nhiều đạm. Quả ăn được. Phần vỏ thân và vỏ rễ được dùng để làm thuốc. 

3. Phân bố

Cây mắm là loại cây ưa ẩm, ưa sáng, chịu khí hậu nóng ẩm nhiệt đới, dễ sinh trưởng và phát triển nhanh chóng trong các bãi bùn lầy, cát, đất sét, nước mặn, lợ. Cây thường mọc tập trung với nhiều loại cây đặc trưng của vùng ngập mặn khác và tạo ra một hệ sinh thái trên nền đất bùn tại cửa sông vùng ven biển. 

Khi cây mắm biển ra hoa, hoa sẽ được thụ phấn tự nhiên bởi côn trùng. Đến khi ra quả, những quả già sẽ rụng xuống nước và tự nảy mầm. Đợi đến khi thủy triều rút xuống, các hạt sẽ nảy mầm và hình thành cây con, tiếp tục phát triển trong đợt thủy triều tiếp theo. 

4. Thu hái – Sơ chế

Đầu hè là thời điểm cây mắm ra hoa nhiều nhất, khoảng từ tháng 4 – 6 dương lịch, còn vào tháng 9 – 11 là lúc cây cho quả. Phần lá, hạt, vỏ và rễ cây mắm chính là phần được sử dụng nhiều nhất để làm thuốc. Nếu thu hái vào thời điểm này sẽ giúp dược liệu có dược tính mạnh nhất.

5. Bảo quản

Bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc những nơi có độ ẩm cao. 

6. Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu khoa học về cây mắm, các nhà khoa học đã công bố kết quả các thành phần hóa học trong nó gồm:

  • Không thấy có sự xuất hiện của Ancaloid và rất ít Glucozid. 
  • Ngoài luteolin 7-O-methylether, chrysoeriol 7-O-glucoside và isorhamnetin 3-O-rutinoside còn có thêm nhựng hợp chất phức tạp kết nối loại galctoside (Fitoterapia Số 71-2000).
  • Một số thành phần khác như Natri, sắt, kali, Carbonat với hàm lượng 7.96%, 0.6% tinh dầu, 2% nhựa, 11% chất đường, 17% tanin. 
  • Ngoài ra, có một chất màu đỏ chuyển sang màu đỏ xim trong môi trường kiềm và vàng rồi kết tủa trong môi trường axit. 

Vị thuốc cây mắm

1. Tính vị

Đang cập nhật.

2. Quy kinh

Chưa có nghiên cứu. 

3. Công dụng của cây mắm

Cây mắm không chỉ được biết đến là một vị thuốc quý được sử trong các bài thuốc Đông y và chữa được khá nhiều bệnh. Có thể kể đến một số bệnh như:

  • Chữa bệnh phong (hủi): Trong dân gian lưu truyền bài thuốc chữa bệnh phong từ vỏ cây mắm và được áp dụng cho đến ngày nay. Vỏ cây mắm sau khi thu hoạch, rửa sạch và chế biến dưới dạng cao mềm dưới dạng thuốc viên hoặc cao lỏng để bôi hoặc đem ngâm rượu uống cũng rất tốt. 
  • Chữa bệnh viêm loét: Đem pha khoảng 50% cao mắm dạng lỏng cùng với 50% nước rồi đắp trực tiếp vào vết loét. Tác dụng của các thành phần trong cây mắm sẽ hỗ trợ làm lành vết thương, kháng viêm, chống khuẩn hiệu quả.
  • Điều trị hoại tử: Trong bài thuốc này sử dụng lá cây mắm biển giã nhuyễn cùng với một ít muối hạt rồi đắp trực tiếp lên vết thương. Đối với vết thương lành không bị lở loét thì đắp kín hết vết thương, còn nếu vết thương hở thì khi đắp nên chừa ra một chỗ trống để các chất độc bên trong vết thương được đẩy ra ngoài. Kiên trì thực hiện bài thuốc này và thay thuốc 2 ngày/ lần. 
  • Viêm da kèm theo lở loét: Bài thuốc này cũng sử dụng lá của cây mắm biển. Lá mắm biển rửa sạch, đun sôi lên với nước, nấu trong vòng 10 – 15 phút thì tắt bếp, lọc lấy phần nước uống hằng ngày. Nước lá cây mắm không chỉ tốt trong việc cải thiện tình trạng viêm da, lở loét mà còn giúp mát gan, thanh lọc cơ thể, trợ tim. 
  • Chữa mất ngủ: Trong Y học cổ truyền còn ghi chép về thông tin cây mắm được sử dụng để chữa bệnh mất ngủ, an thần, chữa chứng suy nhược thần kinh khá hiệu quả. 
  • Làm thuốc kích dục: Trong văn hóa y học Ấn Độ, người ta sử dụng hạt cây mắm để bào chế làm thuốc kích dục. Những quả mắm chưa chín thì dùng để giã nhuyễn, đắp vào vùng bị áp xe mưng mủ. 
  • Một số tác dụng khác: Nhiều người dân miền Nam còn dùng tro gỗ cây mắm dùng để giặt đồ thay bột giặt vì trong đó có chứa hàm lượng cao chất alcaline. Không những vậy, cây mắm còn có tác dụng đuổi muỗi. Hoa cây mắm là nguồn để nuôi lấy mật, thân cây thì lấy củi, lá dùng để làm phân xanh do chứa nhiều đạm và quả của cây mắm biển đen có thể ăn được. 
Cây mắm
Cây mắm là một vị thuốc nam quý và được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh viêm da, lở loét, bệnh phong…

Một số lưu ý khi sử dụng dược liệu cây mắm

  • Không sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 
  • Cây mắm là một vị thuốc nam quý và được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền nên hầu hết các phòng khám Đông y, cửa hiệu thuốc đông dược… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng nên tìm đến những cửa hiệu bán thuốc uy tín, chất lượng và có giấy phép hoạt động. 
  • Cây mắm khác với cây bọ mắm hay cây thuốc dòi nên cần tìm hiểu kỹ và hết sức cân nhắc trước khi sử dụng. 

Có thể nói, cây mắm vừa là loại thực vật đặc trưng của hệ sinh thái vùng ngập mặn vừa đem lại nhiều lợi ích chữa bệnh, tốt cho sức khỏe con người. Vì vậy, con người cần ra sức bảo vệ nguồn tài nguyên này. Bên cạnh đó, trước khi muốn sử dụng vị thuốc này cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để tránh gây phản tác dụng. 

Lưu ý mọi thông tin về cây mắm trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về loại dược liệu này, vui lòng đến những cửa hiệu thuốc Đông y để được tư vấn cụ thể hơn. 

Ngày đăng 12:08 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:07 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Nắp ấm

Cây Nắp ấm hay còn gọi là Bình nước thường được trồng để trang trí và bắt côn trùng. Tuy nhiên, đây cũng là một vị thuốc được sử dụng…
cây húng quế

Húng quế

Húng quế là loại rau gia vị rất quen thuộc còn được gọi với tên rất phổ biến khác là húng chó. Đây cũng chính là một loại dược liệu…
cây cát sâm

Cát sâm

Cát sâm chính là loại sâm nam với hương vị dịu mát, chứa nhiều thành phần dược tính cao. Thường được dùng trong các bài thuốc thanh nhiệt, bồi bổ…
cây màng tang

Màng tang

Màng tang là dược liệu có chứa hàm lượng tinh dầu tương đối lớn với tác dụng dược lý cao. Thường được đùng dể chữa các chứng đầy hơi, tiêu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua