Cây Huyết dụ

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Cây Huyết dụ (Cordyline terminalis) là thảo dược thuộc họ Huyết dụ. Lá và rễ của cây được thu hái để làm thuốc chữa các chứng bệnh như xuất huyết, đau nhức xương khớp, chảy máu cam, kiết lỵ, rong kinh, trĩ,…

cây huyết dụ chữa sỏi thận
Cây Huyết dụ (Cordyline terminalis) là thảo dược thuộc họ Huyết dụ

  • Tên gọi khác: Phát dụ, thiết thụ, chổng đeng, huyết dụ lá đỏ, long huyết, co trướng lậu, quyền diên ái, phật dụ,…
  • Tên khoa học: Cordyline terminalis
  • Họ: Huyết dụ (danh pháp khoa học: Dracaena terminalis)
  • Phân nhóm: Có 2 loại huyết dụ, một loại có lá cây đỏ cả 2 mặt, loại còn lại có 1 mặt đỏ, 1 mặt xanh.

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Huyết dụ là thực vật thân nhỏ, chiều cao khoảng 1 – 2m. Thân cây mảnh, ít phân nhánh, vỏ cây có nhiều sẹo. Lá cây có màu đỏ đặc trưng, một số cây có màu đỏ tía, lá mọc chủ yếu ở ngọn, chiều dài khoảng 30 – 50cm, rộng khoảng 7 – 10cm.

Hoa mọc thành cụm ở ngọn, mỗi nhánh chứa nhiều hoa màu trắng, mặt ngoài có màu tía, nhánh hoa dài khoảng 30cm. Quả mọng, có hình cầu, cây ra hoa và sai quả vào tháng 12 – 1 hằng năm.

2. Bộ phận dùng

Lá của cây (tên dược: Folium Cordyline).

3. Phân bố

Thảo dược này được trồng nhiều ở nước ta để làm cảnh và làm dược liệu.

4. Thu hái – sơ chế

Thời điểm thu hái thích hợp là vào mùa hè. Nên lựa ngày trời khô ráo và có nắng.

Sơ chế: Sau khi thu hái, đem bỏ tạp chất và lá sâu, sau đó đem phơi và sấy nhẹ, dùng dần. Ở một số địa phương, nhân dân còn dùng rễ để làm thuốc. Rễ được thu hái quanh năm, sau khi hái về đem rửa sạch và phơi khô.

5. Bảo quản

Tránh nơi ẩm mốc, bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo.

6. Thành phần hóa học

Huyết dụ có chứa đường, phenol, anthocyanin, acid amin,…

Vị thuốc huyết dụ

1. Tính vị

Vị hơi ngọt, tính bình.

2. Qui kinh

Qui vào kinh Can và Thận.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

  • Tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, chống ung thư dạ dày.
  • Có khả năng kháng khuẩn, tác dụng mạnh với khuẩn Enterococcus, Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumonia, Salmonella typhi, Streptococcus faecalis,…
  • Tăng co bóp tử cung, gây độc cho tế bào ung thư và có tác dụng estrogen yếu.

Theo y học cổ truyền:

  • Tác dụng cầm máu, bổ huyết, làm mát huyết, tán ứ, định thống, tiêu ứ.
  • Thường dùng để chữa rong kinh, phong thấp, lỵ, xích bạch đới,…

Chủ trị:

  • Trị ho gà ở trẻ em, viêm ruột lỵ.
  • Trị lao phổi, lậu huyết, băng huyết, ho thổ huyết, đau nhức xương, kinh nguyệt ra nhiều, kiết lỵ ra máu,…

4. Liều dùng, cách dùng

Có thể dùng lá tươi/ lá khô sắc lấy nước uống. Nếu dùng lá tươi, có thể dùng từ 20 – 25g. Trong trường hợp dùng lá khô, chỉ nên dùng từ 10 – 15g/ ngày.

Bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu huyết dụ

cây huyết dụ đỏ có tác dụng gì
Cây huyết dụ được dùng để chữa rong kinh, trĩ, chảy máu cam, đau nhức xương khớp,…

1. Bài thuốc trị mất kinh, thổ huyết, tiểu ra máu và lao phổi

  • Chuẩn bị: Lá phật dụ tươi 60 – 100g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống cho đến khi khỏi.

2. Bài thuốc chữa rong kinh

  • Chuẩn bị: Đài tồn của quả mướp 10g, rễ cỏ tranh 10g, lá phật dụ 20g với rễ cỏ gừng 8g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc với 100ml nước, còn lại 100ml, chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.

3. Bài thuốc chữa viêm ruột lỵ

  • Chuẩn bị: Hoa huyết dụ khô 10 – 15g hoặc lá tươi 60 – 100g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, chia thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày.

4. Bài thuốc chữa chảy máu dưới da và chảy máu cam

  • Chuẩn bị: Lá trắc bá (sao cháy) 20g, lá huyết dụ tươi 30g và cỏ nhọ nồi 20g.
  • Thực hiện: Sắc uống đến khi khỏi.

5. Bài thuốc chữa phong thấp đau nhức và bị thương ứ máu

  • Chuẩn bị: Dùng cả lá, rễ và hoa của phật dụ 30g, huyết giác 15g.
  • Thực hiện: Sắc uống đến khi khỏi.

6. Bài thuốc chữa kiết lỵ ra máu

  • Chuẩn bị: Cỏ nhọ nồi 12g, lá phật dụ 20g và rau má 20g.
  • Thực hiện: Đem các vị rửa sạch, giã nát thêm nước và hòa lấy nước cốt. Dùng liên tục trong 3 ngày để cải thiện bệnh.

7. Bài thuốc chữa khí hư, bạch đới

  • Chuẩn bị: Lá thuốc bỏng và bạch đồng nữ mỗi thứ 20g và lá huyết dụ tươi 30g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang.

8. Bài thuốc chữa ho ra máu

  • Chuẩn bị: Dùng trắc bách diệp sao đen 4g, lá thài lài tía 4g, lá huyết dụ 10g với rễ rẻ quạt 8g.
  • Thực hiện: Đem các vị phơi khô và sắc uống, chia thành 2 – 3 lần uống. Mỗi ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi bệnh.

9. Bài thuốc chữa hậu môn lở loét ra máu, viêm ruột, trĩ nội và viêm dạ dày

  • Chuẩn bị: Lá bỏng 20g, lá huyết dụ tươi 40g, lá băn 20g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống, chia thành 2 – 3 lần uống. Mỗi ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi.

10. Bài thuốc chữa rong kinh

  • Chuẩn bị: Cành tử tô 10g, lá huyết dụ tươi 20g và hoa cau đực 10g, 1 ít tóc đốt thành than.
  • Thực hiện: Đem các vị thái nhỏ, sao vàng rồi sắc uống. Ngày dùng 1 thang, chia thành 2 – 3 lần uống.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng dược liệu huyết dụ

Phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh bị sót nhau không nên dùng bài thuốc từ vị thuốc phật dụ.

Cây huyết dụ có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên dược liệu này có thể không phù hợp với một số tình trạng sức khỏe. Để được tư vấn cụ thể, bạn cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi áp dụng.

Ngày đăng 09:14 - 07/10/2022 - Cập nhật lúc: 15:23 - 09/02/2023
Chia sẻ:

Thì là

Thì là có mùi thơm đặc trưng nên thường được dùng trong chế biến các món ăn từ hải sản. Ngoài tác dụng át mùi tanh và kích thích vị…

Rau má

Rau má có tác dụng tiêu nhiệt, dưỡng âm, giải độc,... thường dùng để điều trị nhiều bệnh như viêm họng, viêm amidan, ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, chúng…

Ngũ vị tử

Ngũ vị tử là quả chín đã sấy/ phơi khô của cây ngũ vị. Dược liệu này có tác dụng an thần, thu liễm phế khí, sáp trường, bổ thận,…

Tai chuột

Tai chuột là loại thực vật thân leo mọc hoang nhiều ở nước ra. Thảo dược này có vị hơi chua, tính mát, tác dụng lợi tiểu, thông sữa và…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua