Cây giao

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Cây giao hay còn gọi là A giao, San hô xanh, Cây xương khô, Cành giao,… Thảo dược này có khả năng loại bỏ mụn thịt, mụn cóc, hỗ trợ làm giảm cơn đau xương khớp và viêm xoang.

Cây giao
Cây giao (Euphorbia tirucalli) được trồng để làm cảnh và làm dược liệu

  • Tên khác: A giao, San hô xanh, Cây xương khô, Cây xương cá, Lục ngọc thụ, Cành giao, Quang côn thụ, Thanh san hô, Cây kim dao,…
  • Tên khoa học: Euphorbia tirucalli
  • Họ: Thầu dầu (danh pháp khoa học: Euphorbiaceae)

Mô tả dược liệu Cây giao

1. Đặc điểm thực vật

Cây giao có thân to, chiều cao từ 4 – 8m. Cành mọc nhiều, có xu hướng mọc vòng xung quanh thân, màu lục, ít lá hoặc không lá có hình dạng như cành san hô.

Lá cây ngắn, chiều dài khoảng 12 – 16mm, rộng 2mm, rụng sớm nên hiếm khi nhìn thấy lá của cây. Hoa nhỏ và thường mọc thành cụm. Quả nang, có lông phủ nhưng ít, hạt hình trái xoan và nhẵn.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây.

3. Phân bố

Cây có nguồn gốc từ Châu Phi. Hiện tại, cây xương khô đã được di thực vào nước ta để làm cảnh và làm dược liệu.

4. Thu hái – sơ chế

Có thể thu hái cây quanh năm. Tùy vào mục đích sử dụng, có thể dùng cây xương khô ở dạng phơi khô hoặc dùng tươi.

5. Bảo quản Cây giao

Nơi khô thoáng, tránh gió và ẩm.

6. Thành phần hóa học

Cây giao có chứa các thành phần như: euphorbon, isoeuphorol, cycloeucalenol, Y – taraxasteryl acetat, triterpen cycloeuphordenol, resiniferonol, alcol ingenol,…

Vị thuốc từ Cây giao

1. Tính vị

Vị hơi chua, cay, hơi có độc, tính mát.

2. Qui kinh

Chưa có nghiên cứu.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

  • Cao Ethanol từ cây có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, giúp hạn chế co giật và giảm đau.
  • Ngoài ra, cao Ethanol còn có khả năng ức chế vi khuẩn Staphylococcus aureus và Bacillius subtilis.

Theo Đông y:

  • Tác dụng giải độc, tiêu viêm, sát trùng, khu phong và kích sữa.
  • Nhựa của cây có độc, có thể gây mù mắt nếu để dây vào mắt. Vì vậy khi sử dụng cần thận trọng.

Chủ trị:

  • Tại Thái Lan, nhân dân dùng mủ tươi của cây để loại bỏ mụn cóc và u mềm lây.
  • Tại Ấn Độ, nhựa cây cũng được dùng để trị mụn cóc. Ngoài ra nguyên liệu này còn có khả năng cải thiện hen suyễn, đau dây thần kinh, đau nhức xương khớp do thấp khớp, đau răng, ho, đau tai,…
  • Tại Trung Quốc, thảo dược này được dùng để chữa nấm da, sản phụ thiếu sữa và đau nhức xương khớp.
  • Tại Indonesia, nhân dân dùng nhựa cây để loại bỏ mụn mủ, bướu, các bệnh ngoài da và dùng làm thuốc tẩy.
  • Ở nước ta, cây giao được dùng để trị liệt dương, táo bón và một số bệnh ngoài da. Một số nơi còn dùng để chữa đau răng, trĩ nội/ trĩ ngoại và lở loét mũi.

4. Cách dùng – liều lượng

Rễ và cành của cây thường được dùng bằng cách sắc hoặc giã nát, còn mủ được dùng ở ngoài da. Cây giao có độc nên cần tránh dùng liều cao, ngay cả khi dùng ngoài.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây giao

Cây xương cá
Cây xương cá có tác dụng trị mụn cóc, mụn thịt, viêm xoang, đau nhức răng,…

1. Bài thuốc chữa đau răng

  • Chuẩn bị: 50g cành giao, cồn 90 độ 100ml.
  • Thực hiện: Đem cành giao rửa sạch, để ráo và ngâm trong vồn trong vài ngày. Sau đó dùng nước ngậm để sát khuẩn răng và nhổ đi. Ngày thực hiện 3 – 4 lần liên tục trong vài ngày để làm giảm cơn đau răng.

2. Bài thuốc trị viêm xoang

  • Chuẩn bị: 70g cây xương khô tươi.
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu đun sôi với 1 lít nước. Để nước sôi và trùm khăn xông mũi.

3. Bài thuốc chữa mụn thịt và mụn cóc

  • Chuẩn bị: Mủ cây giao (nên dùng mủ mới, không nên để mủ lâu vì có thể giảm tác dụng điều trị).
  • Thực hiện: Dùng tăm bông thoa mủ cây giao vùng nốt mụn cóc. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày.
  • Chú ý: Không nên dùng trên diện rộng, áp dụng khoảng 1 tuần sẽ thấy mụn thịt rơi ra. Nếu không có tiến triển, bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn về cách loại bỏ mụn.

4. Bài thuốc chữa bong gân và sưng tay chân

  • Chuẩn bị: 1 nắm cành cây xương khô tươi.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch, để ráo nước, bọc trong bao nilon và đập dập. Sau đó đắp thuốc lên vùng khớp sưng đau.

5. Bài thuốc trị côn trùng cắn

  • Chuẩn bị: Mủ/ cành tươi cây giao.
  • Thực hiện: Thoa mủ lên vết cắn hoặc đắp cành giao đã giã nhuyễn lên vết thương.

Những điều cần lưu ý khi dùng cây giao

Khi dùng cây xương khô chữa bệnh, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Nhựa từ cây giao có khả năng gây độc, nếu để tiếp xúc vào mắt có thể làm mất thị lực vĩnh viễn.
  • Ở một số làn da nhạy cảm, áp dụng các bài thuốc từ mủ của cây có thể gây kích ứng da nặng (phồng rộp, phát ban, nổi mụn nước,…)
  • Các bài thuốc từ cây xương khô còn có thể gây bỏng rát cổ họng, lưỡi, niêm mạc miệng, loét dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng,…
  • Có thể tương tác với thuốc ho và gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Độ an toàn của dược liệu chưa được thiết lập đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Cây giao là thảo dược có độc tính mạnh. Để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn chỉ nên sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 09:14 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:07 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Kê huyết đằng

Kê huyết đằng (Millettia reticulata) là thảo dược thuộc họ Đậu/ Cánh bướm. Dược liệu này có tác dụng chỉ thống, thông kinh lạc, bổ huyết, hòa huyết, mạnh gân…

Mộc qua

Dược liệu mộc qua là quả đã sấy hoặc phơi khô của loài thực vật cùng tên. Dược liệu này có vị chua, sáp, khí ôn, tính bình, tác dụng…
Hoa tiên

Hoa tiên

Hoa tiên còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như trầu tiên, hoa tiên to, đại hoa tế tân... là một trong những loại dược liệu quý trong Y…

Hoàng bá

Hoàng bá là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần tả hỏa. Chủ trị hoàng đản, tiêu chảy, nhiệt lỵ, di tinh, mộng tinh âm hộ…

Bình luận (3)

  1. Nguyễn Tiến Anh
    Nguyễn Tiến Anh says: Trả lời

    Rất bổ ích

  2. Nguyễn Quốc Khánh
    Nguyễn Quốc Khánh says: Trả lời

    Cho tôi hỏi sd mủ cây giao tươi nhỏ tt vào mũi đc ko, hoặc dùng thân giao tươi nấu lên nhỏ thẳng vào mũi hoặc bỏ vào máy xông khí dung xông mũi đc ko

  3. Bùi Thị Phương Huyền
    Bùi Thị Phương Huyền says: Trả lời

    Chồng em bị gai cột sống, có người chỉ đắp cây xương cá có được không thưa bác sĩ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua