Cây cơm nguội

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Cây cơm nguội được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý như viêm gan, các bệnh về thực quản, viêm da, chàm, đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị ung thư thực quản.

cây cơm nguội là cây gì
Hình ảnh cây Cơm nguội

  • Tên gọi khác: Cơm nguội năm cạnh, Quả nổ trắng, Mác ten (tên tiếng Tày), Co cáng (tên tiếng Thái)
  • Tên khoa học: Ardisia quinquegona Blume
  • Họ khoa học: thuộc họ Đơn nem – Myrsinaceae

Mô tả dược liệu cây Cơm nguội

1. Đặc điểm sinh thái

Cơm nguội cây gỗ nhỏ, thân cao khoảng 1.5 m, phân thành nhiều nhánh, cành nhẵn, rất mềm. Lá cây thuôn, dài, hình mác, gốc lá tù, có mũi ngắn, nhọn hoặc tù ở đầu. Mép lá có thể thẳng hoặc hơi lượn sóng, mỏng như giấy, dài khoảng 5 – 12 cm, rộng 1 – 2.5 cm.

Hoa Cơm nguội có màu hồng, thường mọc xếp ở gần tán lá. Học mọc dày khoảng 2 – 12 hoa trên một trục chính rất mảnh, chiều dài trục khoảng 2.5 cm thường mọc ở nách lá. Trái Cơm nguội hình cầu, đường kính quả khoảng 3 – 4 mm. Đầu quả cứng, có 5 cạnh dọc ở bên, cạnh mờ dần khi quả chín. Khi còn quả có màu đen.

Mùa hoa vào tháng 2 – 8, mùa quả vào tháng 5 – 12.

tác dụng của cây cơm nguội
Cơm nguội thường được sử dụng trong y học cổ truyền với nhiều công dụng khác nhau

2. Bộ phận sử dụng dược liệu

Lá cây Cơm nguội được sử dụng để làm dược liệu. Tên khoa học gọi là Folium Ardisiae Quinquegonae.

3. Phân bố

Có khoảng 100 loài Cơm nguội khác nhau mọc hoang hoặc được trồng để làm cảnh. Cây thường được tìm thấy ở Trung Quốc, Indonexia, Malayxia và Việt Nam.

Ở nước ta, cơm nguội được tìm thấy nhiều ở Lào Cai, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình, Nghệ An, Gia Lai.

4. Thu hái – Sơ chế

Lá Cơm nguội có thể thu hái quanh năm. Sau đó rửa sạch, phơi khô, bó lại, bảo quản dùng dần.

5. Bảo quản dược liệu

Bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao.

6. Thành phần hóa học

Một số thành phần chính được tìm thấy trong 100 g lá non Cơm nguội bao gồm:

  • 76.9 g nước
  • 13 g Glucid
  • 2.6 mg Caroten
  • 4.1 g Protid
  • 3.9 g chất xơ
  • 30 mg vitamin C
  • Các Triterpenoid và các dẫn chất
  • Các Steroid

Vị thuốc từ cây Cơm nguội

cây cơm nguội trị bệnh gì
Dược liệu cây Cơm nguội tính mát thường dùng để kháng viêm, giảm đau, và điều trị các bệnh ngoài da

1. Tính vị

Cây Cơm nguội tính mát, vị hơi cay, chát.

2. Tác dụng của cây cơm nguội

Theo y học hiện đại:

  • Nước sắc lá và cành Cơm nguội có tính kháng sinh cao, do đó có thể ức chế nhiều vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn ngoài da.
  • Tác dụng kháng viêm, giảm đau và trục huyết ứ ở phụ nữ sau khi sinh.

Theo y học cổ truyền:

  • Cơm nguội tính mát có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ huyết, hoạt huyết, tiêu thũng, khử độc.

3. Cây cơm nguội trị bệnh gì?

Cây Cơm nguội thường được sử dụng để điều trị một số bệnh lý sau:

  • Ho dai dẳng, kéo dài.
  • Trị té ngã, chấn thương, sưng đau.
  • Chữa kiết lỵ, tiêu chảy.
  • Chữa ăn tay chân, chàm da.
  • Điều trị phong thấp, xương khớp đau nhức
  • Chữa viêm gan do virus.
  • Chữa mề đay mẩn ngứa, viêm nhiễm ngoài da.
  • Hỗ trợ cải thiện ung thư dạ dày.

4. Cách dùng – Liều lượng

Cơm nguội có thể dùng để uống trong hoặc thoa ngoài, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.

Liều dùng không cố định, phụ thuộc vào đơn thuốc và chỉ định của thầy thuốc.

Bài thuốc sử dụng Cơm nguội

cây thuốc nam cây cơm nguội
Lá Cơm nguội thường được sử dụng để sát khuẩn và điều trị nhiều bệnh lý ngoài da

1. Chữa tiêu chảy, lỵ

Sử dụng lá Cơm nguội khoảng 40 – 60 g, rửa sạch, sắc lấy nước, dùng uống, chia thành 2 – 3 lần trong ngày.

Ngoài ra, có thể dùng lá Cơm nguội, rau Sam, mỗi vị đều 20 g, nấu thành canh, dùng ăn mỗi ngày khoảng 1 – 2 lần.

2. Chữa bệnh phong tê thấp, xương khớp đau nhức

Sử dụng khoảng 12 g Vỏ thân và lá Cơm nguội, sao vàng, 12 g Dây đau xương, 12 g Thổ Phục Linh, sắc thành thuốc, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày dùng một thang thuốc, liên tục trong 10 – 15 ngày.

3. Chữa bệnh bạch đới, khí hư

Sử dụng lá Cơm nguội khoảng 50 – 80 g, sắc lấy nước dùng uống mỗi ngày một thang. Bên cạnh đó, kết hợp dùng lá nấu nước, pha thêm phèn chua dùng ngâm rửa mỗi ngày.

4. Điều trị bệnh chàm, nước ăn tay chân

Sử dụng một lượng vừa đủ lá Cơm nguội nấu thành nước, dùng để ngâm rửa vùng da bệnh.

5. Điều trị viêm nhiễm ngoài da, mề đay mẩn ngứa

Sử dụng lá Cơm nguội và Nghề răm, mỗi vị phân lượng bằng nhau, nấu thành nước, dùng để tắm rửa. Dùng bã lá xát lên vùng da bị tổn thương.

6. Chữa bệnh viêm gan

Sử dụng lá cây Cơm nguội 20 g, Diệp hạ châu (Chó đẻ răng cưa) 20 g, Cam thảo đấu 16 g, Rau má khô 12 g, sắc lấy nước, chia thành 2 – 3 lần dùng uống trong ngày. Mỗi ngày uống một thang thuốc.

7. Bài thuốc hỗ trợ cho phụ nữ mới sinh con

Sử dụng Cây Cơm nguội 20 g, cây Dủ dẻ 30 g, Ngũ gai bì gai (hay cây Chân chim) 30 g, lá Gai 20 g, cây Mua 30 g. Cắt nhỏ các loại dược liệu, sau đó sắc cùng 2 lít nước, để khi còn 1 lít thì dùng uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 15 – 30 ngày.

8. Bài thuốc chữa ho dai dẳng không dứt

Sử dụng cây Cơm nguội, cây Thuốc giòi, mỗi vị 20 g, Trần bì (vỏ quýt) 2 cái, Cam thảo 8 g (hoặc Cam thảo đất 12 g), sắc với 1 lít nước, đến khi còn phân nửa thì dùng uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 3 ngày liên tục để cải thiện các triệu chứng.

9. Hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, ung thư thực quản

Sử dụng 60 g lá Cơm nguội, sắc lấy nước dùng uống mỗi ngày một thang.

10. Hỗ trợ điều trị chấn thương do té ngã

Sử dụng một lượng lá Cơm nguội vừa đủ, Gừng tươi 1 củ, muối trắng 1 muỗng cạnh. Rửa sạch, giã nát các nguyên liệu cùng với muối băng vào vết thương. Mỗi ngày thay băng một lần.

Kiêng kỵ sử dụng cây Cơm nguội

Cây Cơm nguội kỵ thai, do đó không sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Ở vỏ thân và rễ có chứa một lượng độc tố nhẹ. Do đó, nước ngấm rễ và thân cây thường được sử dụng như một loại thuốc trừ sâu.

Cây Cơm nguội thường được ứng dụng để điều trị viêm da, mụn nhọt, đắp lên các vết thương để sát trùng, rút mủ, hạn chế áp xe. Ở Ấn Độ, nước sắc lá cây Cơm nguội còn được sử dụng để chữa tiêu chảy, kiết lị, chóng mặt, chân tay run. Tuy nhiên, độc ở thân và rễ cây có thể gây tác động lên hệ thống thần kinh trung ương, do đó chỉ sử dụng dược liệu theo hướng dẫn và chỉ định của thấy thuốc.

Ngày đăng 00:00 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:04 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Cây đa lông

Cây đa lông thường được thu hái lá, búp non hay tua rễ để làm thuốc điều trị các bệnh lý như viêm mũi xoang, sỏi thận, vàng da... Dưới…

Rau bợ

Rau bợ có vị ngọt, đắng, tính mát, thường được dùng để nấu canh, xào hoặc ăn sống trong những ngày nắng nóng. Ngoài ra loại rau này còn được…

Cúc mốc

Cây cúc mốc có màu xám trắng đặc trưng nên thường được trồng để làm cảnh. Ngoài ra thảo dược này còn có nhiều công dụng hữu ích và được…

Chuối hột

Chuối hột là vị thuốc Nam quý, thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn. Vị thuốc này có tác dụng chữa…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua