Cây Chè Rừng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Cây chè rừng là một trong những loại thảo dược lành tính được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh răng miệng, điều hòa huyết áp, giảm stress, giảm cân, đau nhức xương khớp… Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thành phần và công dụng của loại dược liệu này trong bài viết dưới đây. 

Cây chè rừng
Cây chè rừng được sử dụng trong các bài thuốc chữa răng miệng, điều hòa huyết áp, giảm stress, đau nhức xương khớp, cảm mạo…

Đặc điểm thực vật cây chè rừng

  • Tên thường gọi: cây chè rừng
  • Tên gọi khác: cây trà từng, chè dây rừng, trà dây, chè dây leo, hồng huyết long, điền bồ trà, chè hoàng gia, chè hoàng thau, ngưu khiên tụy, song nho Quảng Đông… 
  • Danh pháp: Aidia cochinchinensis 

1. Cây chè rừng là gì?

  • Cây chè rừng là loại cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, không có lông, nhánh mảnh; 
  • Lá chè rừng có phiến thuôn dài từ 11 – 14cm, rộng từ 4 – 5cm, mép lá có răng cưa. 
  • Hoa chè rừng mọc đơn lẻ trên cuống dài.; 
  • Quả nang to khoảng 3cm, trong đó vỏ quả dày 3mm. 

2. Phân bố

Cây chè rừng là loại thực vật rất đặc biệt vì không có một khu vực nào có thể nhân giống và trồng được mà chỉ có thể thu hoạch trong môi trường tự nhiên. Loại cây này được ghi nhận thích nghi tốt trong môi trường khí hậu vùng cao như Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình… hoặc một số tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Bình, Hà Tĩnh… Cây phân bố rải rác ở những nơi thưa vắng, ít người qua lại…

Tuy nhiên, do sự khai thác rừng núi quá mức khiến cho sự phân bố của loài thực vật này ngày càng bị thu hẹp và trở nên khan hiếm. Vì vậy, một số người dân các tỉnh thường tiến hành gieo trồng bằng hạt, quả già hoặc cây non ở các khu vực đồi núi, tạo điều kiện cho cây phát triển tự nhiên. 

3. Phân loại

Cây chè rừng được phân chia làm nhiều loại dựa theo màu sắc của hoa gồm cây chè rừng hoa trắng, hoa vàng, hoa đỏ… 

Một số hình ảnh về cây chè rừng

Cây chè rừng
Cây chè rừng mọc tự nhiên ở một số miền núi phía Bắc
Cây chè rừng
Hình ảnh cây chè rừng hoa đỏ
Cây chè rừng
Hình ảnh cây chè rừng hoa vàng

4. Thành phần hóa học

Theo nhiều nghiên cứu khoa học về cây chè rừng, trong loại thực vật này có chứa nhiều hoạt chất hóa học, trong đó có những loại tốt cho sức khỏe như flavonoid, tanin và glucose. Trong đó, hợp chất flavonoid có chứa 2 hợp chất theo tỷ lệ cụ thể là myricetin 5.32% và dihydromyricetin 58.83%. 

Ngoài ra, loại cây này còn chứa các hoạt chất lành tính, an toàn khi sử dụng như saponin, alcaloid… không gây độc hại cho sức khỏe. 

Công dụng dược liệu cây chè rừng

Cây chè rừng sở hữu những công dụng tốt cho sức khỏe, chữa bệnh hiệu quả nhờ những hoạt chất quý.

1. Theo y học cổ truyền

Theo ghi chép trong Y học cổ truyền, cây chè rừng là vị thuốc quý có khả năng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tiêu viêm, chống khuẩn. Mặc dù vị hơi đắng nhưng có mùi rất thơm. 

Khi sơ chế thành dược liệu, cây chè rừng được ghi nhận có khả năng chữa trị một số bệnh lý về dạ dày như hành tá tràng, viêm loét dạ dày, cải thiện chức năng tiêu hóa, chữa chứng phong nhiệt, cảm mạo, các bệnh lý xương khớp, bệnh viêm họng an thần, giảm stress, ngủ ngon…

Cây chè rừng
Theo Y học cổ truyền, cây chè rừng là vị thuốc quý có khả năng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tiêu viêm, chống khuẩn

2. Theo y học hiện đại

Sau nhiều năm nghiên cứu các chuyên gia đã chứng minh được những công dụng chữa bệnh từ cây chè rừng. Cụ thể như sau:

  • Tiêu diệt vi khuẩn Hp: Dược liệu cây chè rừng giúp diệt trừ vi khuẩn Hp, hỗ trợ chữa trị và cải thiện một số triệu chứng liên quan đến dạ dày hiệu quả. 
  • Chữa chứng đau dạ dày: Trong cây chè rừng có chứa hoạt chất flavonoid giúp làm tăng khả năng chống viêm, giảm viêm, thúc đẩy quá trình tự chữa lành tổn thương trong dạ dày, làm lành vết loét và cải thiện triệu chứng đau dạ dày, hạn chế triệu chứng trào ngược. 
  • Chữa rôm rảy, nổi mụn nhọt, mẩn ngứa: Với đặc điểm lành tính, mát lành, thanh nhiệt, giải độc gan hiệu quả giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng như nổi mụn nhọt, mẩn đỏ, rôm sảy gây ngứa ngáy, khó chịu. 
  • Các vấn đề về răng miệng: Hai hoạt chất quý gồm tanin và flavonoid có khả năng tăng cường sát khuẩn, làm sạch tối đa khoang miệng. Từ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng viêm lợi, đau nhức răng, nổi nhiệt miệng, khắc phục chứng hôi miệng hiệu quả, giúp bạn có hàm răng chắc khỏe. 
  • Điều hòa huyết áp: Khả năng điều hòa huyết áp của cây chè rừng cũng tương tự như công dụng của bất kỳ loại trà nào khác trên thị trường hiện nay. Uống nước chè rừng hằng ngày giúp điều hòa huyết áp từ từ, kiểm soát sự ổn định trong thời gian dài. Từ đó, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, đột quỵ, xơ vữa động mạch, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu…
  • Tốt cho người giảm cân: Nhiều người nhận định rằng sau một thời gian sử dụng dược liệu cây chè rừng giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả, không còn cảm giác nặng nề và vòng eo cũng thon gọn hơn trước rất nhiều. 

Gợi ý một số bài thuốc chữa bệnh hay từ cây chè rừng

Dưới đây là một số bài thuốc dùng cây chè rừng chữa bệnh và cách thực hiện: 

1. Bài thuốc chữa sốt rét bằng cây chè rừng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 60g dược liệu cây chè rừng dạng khô, 60g hồng bì cùng lá tía tô, rễ xoan rừng, đại bì, rễ cây cỏ xước, lá hoặc vỏ của thân cây vối mỗi thứ 12g. 
  • Cho hết dược liệu vào ấm sắc cùng 400ml nước xuống còn khoảng 100ml nước thuốc thì tắt bếp. 
  • Rót phần nước thuốc thu được chia làm 3 phần uống hết trong ngày. Sử dụng liên tục trong vòng 3 ngày sẽ giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng sốt rét. 

2. Bài thuốc chữa các bệnh về dạ dày tá tràng

Cách thực hiện

  • Dùng dược liệu cây chè rừng khô, nếu là dược liệu tươi phải đem đi phơi nắng, sấy khô hoặc sao vàng trước khi sử dụng. 
  • Mỗi lần sử dụng 30 – 50g dược liệu cho vào ấm, đổ nước sôi vào tráng vài giây rồi đổ bỏ. 
  • Tiếp tục cho thêm 500 – 600ml nước sôi vào hãm khoảng 20 phút là có thể sử dụng được. 
  • Nước trà từ cây chè rừng có mùi rất thơm, màu cánh gián và có vị hơi đắng, hậu ngọt thanh. 
  • Để đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất người bệnh cần thực hiện liệu trình này trong vòng 2 – 3 tuần. 

3. Bài thuốc trị chứng cảm mạo 

Cách thực hiện

  • Dùng 15 – 20g cây chè rừng sắc lấy nước uống ngày 2 – 3 lần.
  • Uống liên tục trong vòng vài ngày sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng sốt, giảm đau nhức hầu họng, giải cảm tốt. 

4. Bài thuốc chữa các bệnh lý về răng miệng

Cách thực hiện

  • Nhai trực tiếp lá chè rừng tươi (đã rửa sạch) cho ra nước rồi nhỏ bỏ bã. 
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể sắc nước cây chè rừng uống hằng ngày. 
  • Kiên trì áp dụng cho đến khi các triệu chứng viêm nướu, sưng lợi, đau răng, sâu răng, hôi miệng… được cải thiện. 

5. Bài thuốc chữa các bệnh xương khớp bằng cây chè rừng

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một nắm lá của cây chè rừng tươi, hơ nóng trên bếp lửa cho đến khi lá héo lại nhưng không cháy. 
  • Sau đó, cho phần lá này vào miếng vải mỏng rồi đắp trực tiếp lá thuốc lên vùng xương khớp bị đau nhức cho đến khi lá nguội.
  • Thực hiện cách này trong nhiều ngày liên tục giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng tê bì, đau nhức, đặc biệt ở những người bị chấn thương do té ngã. 

6. Bài thuốc dùng cây chè rừng điều hòa huyết áp

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các loại dược liệu gồm cây chè rừng, giảo cổ lam mỗi thứ 30g. 
  • Đem sắc cùng 800ml nước trên lửa nhỏ cho đến khi nước cạn xuống còn khoảng 500ml thì tắt bếp. 
  • Rót nước ra chén, để cho nguội rồi chia làm 2 phần uống hết trong ngày. 
  • Trường hợp bị cao huyết áp kèm theo chứng tiểu đường có thể cho thêm dược liệu lá chè dung vào sắc cùng. 

7. Bài thuốc chữa đau bụng tiêu chảy

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 50g cây chè rừng tươi và 15g gừng tươi. 
  • Sơ chế dược liệu sạch sẽ, rửa kỹ qua nhiều lần nước, gừng cắt thành từng lát mỏng. 
  • Đem dược liệu đi sắc cùng 2 chén nước nhỏ, đậy kín nắp đun trên lửa vừa khoảng 15 phút là có thể sử dụng được. 
  • Chia thuốc làm 2 – 3 phần nhỏ và uống hết trong ngày. Lưu ý đối với trẻ nhỏ và người lớn tuổi nên giảm liều lượng dược liệu xuống còn một nửa. 

Một số lưu ý khi sử dụng dược liệu cây chè rừng

Mặc dù cây chè rừng được đánh giá là lành tính và an toàn cho người dùng, tuy nhiên trong quá trình sử dụng người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề sau để đạt hiệu quả chữa bệnh, phòng bệnh tốt mà không gây tác dụng phụ ảnh hưởng cho sức khỏe. 

Cây chè rừng
Tuyệt đối không được lạm dụng dược liệu cây chè rừng để tránh gây tác dụng phụ có hại cho sức khỏe
  • Tuân thủ liều dùng phù hợp với thể trạng, mức độ bệnh và độ tuổi. Liều dùng thông thường chỉ sử dụng tối đa 60g dược liệu khô cho mỗi lần pha và phải chia nhỏ làm nhiều lần uống đối với liều này. Tuyệt đối không dùng hơn 60g để tránh các tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. 
  • Uống nước sắc cây chè rừng phát huy tác dụng tốt nhất là trước khi ăn 30 phút vào mỗi buổi sáng sớm. Nên uống khi nước còn ấm nóng để đạt hiệu quả cao. 
  • Với mỗi đợt sắc thuốc nên uống hết trong ngày, không để qua đêm và sử dụng lại vì dễ gây ra độc tố, sản sinh các loại vi khuẩn có hại cho dạ dày gây đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc. 
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần hết sức cân nhắc trước khi sử dụng loại dược liệu này để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hoặc ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. 
  • Trẻ nhỏ và người lớn tuổi cũng có thể sử dụng dược liệu cây chè rừng, tuy nhiên chỉ nên sử dụng liều vừa phải. Khi dùng có thể kết hợp với mật ong để tạo vị ngọt thanh dễ uống. Tuyệt đối không dùng quá liều dẫn đến nước thuốc đậm đặc gây say thuốc, buồn nôn, khó chịu, có cảm giác nôn nao, bứt rứt… 
  • Chống chỉ định sử dụng cây chè rừng với những người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm với các thành phần trong dược liệu. 
  • Tuyệt đối không lạm dụng trong thời gian dài vì có thể dẫn đến hiện tượng mẫn cảm với kháng sinh, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng kháng sinh sau này. 
  • Chỉ nên chọn mua dược liệu cây chè rừng ở những nơi uy tín để đảm bảo mua đúng hàng thật, tránh mua hàng giả, kém chất lượng ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh. 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về dược liệu cây chè rừng. Thông tin chỉ mang tính tham khảo, tốt nhất người bệnh nên thăm khám bệnh và tham vấn ý kiến của bác sĩ Đông y trước khi quyết định sử dụng. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 09:34 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:05 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Hoàng kỳ

Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ấm, tác dụng tiêu thũng, sinh cơ, cố biểu, mạnh gân xương, ích vệ và lợi thủy. Vị thuốc này không chỉ được sử…

Bèo tây

Bèo tây ngoài là thức ăn cho động vật nuôi, dược liệu này còn được biết đến với đặc tính chống viêm và giảm đau, giúp cải thiện các bệnh…

Cà độc dược

Cà độc dược thường được sử dụng như vị thuốc giúp làm giảm say xe, giảm đau nhức xương khớp và cải thiện triệu chứng cảm lạnh, sốt cao. Bên…

Cây giao

Cây giao hay còn gọi là A giao, San hô xanh, Cây xương khô, Cành giao,... Thảo dược này có khả năng loại bỏ mụn thịt, mụn cóc, hỗ trợ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua