Cao ban long

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Là một trong những dược liệu quý của Đông y, cao ban long được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền. Người dùng cần phải tìm hiểu kỹ về công dụng, cách dùng và những lưu ý để sử dụng vị thuốc này hiệu quả và an toàn nhất. 

Giải đáp cao ban long là gì? Những thông tin cơ bản

Thuốc cao ban long là sản phẩm được bào chế từ sừng hươu và nai già. Nguyên liệu có xuất xứ từ tự nhiên, trải qua quá trình xử lý đã tạo nên dược liệu cô đặc, có tính ấm và vị ngọt.

  • Tên dược liệu: Cao ban long

  • Tên gọi khác: Cao sừng hươu, lộc giác giao và bạch giao

  • Tên gọi trong Tiếng Anh: Colla Cornus Cervi

Đặc điểm dược liệu

Được bào chế từ sừng hươu và nai đã già nên dược liệu này mang những đặc điểm riêng rất dễ nhận biết. Người dùng có thể phân biệt vị thuốc này qua những đặc điểm cơ bản như sau:

  • Bên ngoài, dược liệu có hình dáng gần giống bánh xà phòng cà có độ dày khoảng 5cm. Dược liệu nặng khoảng 50gr – 100gr. 

  • Vị thuốc có màu nâu sẫm và trên bề mặt có nhiều nếp nhăn to – nhỏ, không giống nhau. Bề mặt có sự xuất hiện bọt khí, những vết lõm và khi sờ vào thường có cảm giác dính tay. 

Cao ban long được bào chế từ sừng hươu và nai già
Cao ban long được bào chế từ sừng hươu và nai già

Lựa chọn nguyên liệu và bào chế dược liệu

Khác với những dược liệu từ thực vật khác, việc bào chế cao ban long đòi hỏi người làm phải thật cẩn thận. Tất cả các quy trình từ lựa chọn nguyên liệu tới cách nấu cao ban long đều phải được tuân theo quy trình có sẵn để cho ra sản phẩm chất lượng nhất.

Lựa chọn nguyên liệu:

  • Để bào chế cao ban long, người dùng nên lựa chọn những sừng hươu hoặc nai phân nhánh, cân xứng và có kích thước đều nhau. Phần thân của sừng có gốc to và bè ra như cái đĩa.

  • Những chiếc sừng tốt sẽ có độ nhẵn bóng, có đường khía dọc, màu vàng nâu và ở phần đầu nhánh có màu nhạt. 

  • Theo các chuyên gia Đông y, sừng hươu nai rụng hàng năm sẽ có chất lượng tốt, sừng có đế sẽ tốt  hơn sừng không có đế.

Sau khi chuẩn bị kỹ nguyên liệu, người dùng phải tuân thủ các bước bào chế dược liệu như sau:

  • Sử dụng nước phèn 1% để ngâm nguyên liệu trong khoảng thời gian 10 – 15 phút. Ngoài ra cũng có thể ngâm nguyên liệu với nước ấm, để qua đêm cho lớp sừng mềm ra. Theo kinh nghiệm, nên sắp xếp sừng theo chiều dọc để đảm bảo đế sừng sẽ không bị va chạm vào nước trong quá trình ngâm rửa.

  • Sử dụng bàn chải chà sạch lớp vỏ bên ngoài sừng và để lộ ra phần sừng ở bên trong.

  • Dùng vật dụng sắc nhọn để cưa sừng thành từng đoạn ngắn dài khoảng 5 – 6 cm. Thái lát sừng thành những miếng mỏng hoặc chẻ đôi.

  • Cạo phần tủy bên trong sừng và rửa lại với nước, sau đó đem phơi khô hoàn toàn. 

  • Xếp nguyên liệu đã sơ chế vào thùng nho,, sao cho khít với nhau rồi đặt rọ tre ở giữa để chiết lấy dịch. Cho nước vào sừng, để ngập nước khoảng 10cm và đun liên tục trong khoảng thời gian 24 giờ.

  • Khi đun cần chú ý, không để nước bị cạn và vớt sạch bọt khi có. Sau đó dùng phần nước chiết được để cô đặc.

  • Tiếp tục thực hiện như vậy 2 lần rồi gộp 3 phần nước chiết với nhau. Đun thật nhỏ lửa, khuấy đều tay cho tới khi thu được phần cao đặc.

  • Chuẩn bị một khay nhôm, bôi một lớp dầu lạc lên trên để tránh dính khay. Đổ cao vào khay rồi chờ cho cao nguội hẳn thì cắt thành từng miếng có trọng lượng từ 50gr – 100gr. 

  • Bọc dược liệu bằng giấy bóng rồi bảo quản tại khu vực thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc những khu vực ẩm thấp, hạn chế việc ảnh hưởng tới dược tính của cao. 

Quy trình lựa chọn và bào chế dược liệu phức tạp và đòi hỏi sự tỉ mỉ
Quy trình lựa chọn và bào chế dược liệu phức tạp và đòi hỏi sự tỉ mỉ

Tác dụng của dược liệu

Không hề ngạc nhiên khi cao ban long trở thành vị thuốc được xuất hiện nhiều trong các bài thuốc Đông y. Thực tế, công dụng của cao ban long đã được nhiều tài liệu y học cổ truyền ghi chép lại. Trong Tây y cũng có không ít nghiên cứu kiểm chứng tác dụng của dược liệu này với người dùng. 

Tác dụng của cao ban long trong y học cổ truyền

Từ góc nhìn của Đông y, vị thuốc cao ban long có vị ngọt, mặn, tính ấm và không có độc tố. Dược liệu được quy vào hai kinh Can và Thận, từ có có khả năng chủ trị những chứng bệnh sau:

  • Giúp hoạt huyết, sinh tinh dịch và cường tinh.

  • Có tác dụng với hệ xương khớp, tăng cường sức khỏe xương, giúp xương chắc khỏe và dẻo dai. 

  • Có hiệu quả ích khí, giúp chống suy nhược sức khỏe và hỗ trợ bồi bổ cơ thể.

Cao ban long có tác dụng gì trong Tây y?

Thành phần cao ban long có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, cụ thể như: Cystein, muối Canxi, Tyrosin, Arginin, Lysin, Axit Glutamic. Các hoạt chất tồn tại trong dược liệu có công dụng:

  • Hỗ trợ và tham gia điều trị một số bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa như xuất huyết dạ dày, chảy máu trong ruột. 

  • Phòng chống và ngăn ngừa xuất huyết âm đạo, kinh nguyệt kéo dài, chảy máu tử cung.

  • Có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, ra nhiều mồ hôi trộm, lạnh chân tay, tiểu về đêm.

  • Sử dụng cao ban long giúp tăng cường sức đề kháng và chống suy nhược cơ thể.

  • Có khả năng tăng cường chức năng thụ thai, bổ sung các dưỡng chất cho thai phụ và phụ nữ sau khi sinh. 

Tác dụng của cao ban long được kiểm chứng qua các thí nghiệm của Tây y
Tác dụng của cao ban long được kiểm chứng qua các thí nghiệm của Tây y

Các bài thuốc Đông y từ cao ban long

Cao ban long trở thành vị thuốc quen thuộc trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền. Người dùng có thể tham khảo và áp dụng một số bài thuốc Đông y sau:

Trị mất ngủ, kém ăn và sốt về chiều

Nguyên liệu: 20gr dược liệu và 20gr long nhãn. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 200ml nước rồi đun long nhãn cùng trong khoảng thời gian 10 đến 15 phút.

  • Vớt long nhãn ra rồi cao cao ban long vào, để đun nhỏ lửa cho tới khi cao tan ra, hòa cùng với nước thì tắt bếp và sử dụng. 

  • Các bác sĩ Đông y khuyên nên dùng dược liệu khi còn nóng sẽ thấy hiệu quả hơn. 

Chống suy nhược cơ thể, đẩy lùi các chứng bệnh xương khớp

Nguyên liệu: Ích trí nhân, quy đầu, nhục đầu khấu, phục thần, hoài sơn, cao ban long, bổ cốt chỉ.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế cẩn thận và sạch sẽ các dược liệu đã chuẩn bị, đun nhỏ lửa khoảng 15 đến 20 phút thì tắt bếp.

  • Cho phần thuốc thu được ra bát, chia thành hai lần uống trong ngày, sử dụng vào 10h sáng và 10h tối để đạt được hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị chứng kém ăn, bổ tỳ âm tiễn

Nguyên liệu: Can khương sao đen, long nhãn, thục địa nướng khô và cao ban long. 

Cách thực hiện: 

  • Cho tất cả các dược liệu đã chuẩn bị vào ấm và sắc thuốc cho tới khi phần thuốc cô đặc thành cao. 

  • Sử dụng thuốc hàng ngày, uống cùng hạt sen để tăng cường hiệu quả sử dụng cao ban long.

Hỗ trợ chữa đổ mồ hôi trộm và hồi phục sức khỏe sau khi ốm

Nguyên liệu: Dược liệu, mật ong, cao ngũ gia bì và Triphosphat Calc.

Cách thực hiện:

  • Đun nóng chảy dược liệu rồi trộn tất cả các dược liệu cùng nhau. Vo tròn thành từng viên nhỏ như hạt ngô để tiện trong mỗi lần sử dụng. 

  • Mỗi ngày người dùng sử dụng 2-3 viên. Tùy thuộc vào độ tuổi cũng như thể trạng của từng người để có liều dùng phù hợp nhất. 

Hỗ trợ trị bệnh lý dạ dày

Nguyên liệu: Cam thảo, bồ hoàng và cao ban long.

Sử dụng cao sừng hươu hỗ trợ điều trị bệnh lý dạ dày
Sử dụng cao sừng hươu hỗ trợ điều trị bệnh lý dạ dày

Cách thực hiện: 

  • Đun tất cả các dược liệu đã chuẩn bị cùng với 400ml nước, để nhỏ lửa cho tới khi chỉ còn 100ml thì tắt bếp.

  • Sử dụng thuốc khi còn nóng và chỉ sử dụng trong ngày để đảm bảo dược tính của cao ban long cũng như hiệu quả của bài thuốc.

Ngoài những bài thuốc trên, người dùng cũng có thể tham khảo và kết hợp cao ban long với những  nguyên liệu khác: Cao ban long ngâm rượu, cao ban long ngâm mật ong…

Lưu ý khi sử dụng cao ban long

Với những công dụng và bài thuốc Đông y nêu trên, người dùng đã hiểu rõ được hiệu quả của dược liệu này với sức khỏe con người. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người dùng cần lưu ý và ghi nhớ một số vấn đề như sau để gia tăng hiệu quả sử dụng:

  • Đây là dược liệu phù hợp cho một số đối tượng mắc chứng: Thiếu hụt canxi, viêm khớp, loãng xương, người kém ăn, cơ thể bị suy nhược, thường xuyên mất ngủ…

  • Bệnh nhân đang kết hợp điều trị những loại thuốc khác cần phải tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng cao ban long. 

  • Một số đối tượng được khuyến cáo không nên sử dụng dược liệu này: Bệnh nhân bị tim, viêm thận nặng, cao huyết áp, người béo phì hoặc bị nóng trong. 

Cách uống cao ban long ảnh hưởng tới hiệu quả dược liệu mang lại
Cách uống cao ban long ảnh hưởng tới hiệu quả dược liệu mang lại

Với những hiệu quả mang lại, cao ban long ngày càng được ưa chuộng trong những năm gần đây. Tuy nhiên để có được sản phẩm chất lượng tốt, người dùng cần lưu ý lựa chọn điểm mua hàng uy tín và được đánh giá cao từ người tiêu dùng. 

Ngày đăng 12:08 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:07 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Nắp ấm

Cây Nắp ấm hay còn gọi là Bình nước thường được trồng để trang trí và bắt côn trùng. Tuy nhiên, đây cũng là một vị thuốc được sử dụng…
cây húng quế

Húng quế

Húng quế là loại rau gia vị rất quen thuộc còn được gọi với tên rất phổ biến khác là húng chó. Đây cũng chính là một loại dược liệu…
cây cát sâm

Cát sâm

Cát sâm chính là loại sâm nam với hương vị dịu mát, chứa nhiều thành phần dược tính cao. Thường được dùng trong các bài thuốc thanh nhiệt, bồi bổ…
cây màng tang

Màng tang

Màng tang là dược liệu có chứa hàm lượng tinh dầu tương đối lớn với tác dụng dược lý cao. Thường được đùng dể chữa các chứng đầy hơi, tiêu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua