Cảo bản

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Cảo bản (cảo bổn) là thân rễ và củ phơi khô của cây cảo bản. Vị thuốc này có tác dụng khu phong, trừ hàn thấp, thường được dùng để chữa các chứng bệnh do phong hàn như cảm mạo, đau đầu, đau dạ dày, đau bụng, đau nhức xương khớp do phong tê thấp.

cảo bản
Cảo bản là thân rễ hoặc củ sấy khô của cây Cảo bản – Luguslicum sinense Oliv

  • Tên gọi khác: Cảo bổn, Nhi khanh, Địa tân, Vi hành.
  • Tên dược: Rhizoma et Radix Ligustici
  • Tên khoa học: Luguslicum sinense Oliv
  • Họ: Hoa tán (danh pháp khoa học: Umbelliferae)

Mô tả dược liệu cảo bản

1. Đặc điểm cây cảo bản

Cảo bản là loài thực vật thân thảo, sống lâu năm, cây có khoảng 0.5 – 1m. Lá kép lông chim, mỗi lá gồm có khoảng 3 – 5 cặp lá chét. Lá chét nhỏ, phiến lá dài, mép lá có hình răng cưa. Cuống lá dài từ 10 – 20cm, mọc so le. Hoa mọc thành chùm, thường mọc ở đầu ngọn cành, có màu trắng.

2. Bộ phận dùng

Thân rễ  và rễ (củ) của cây được làm thuốc.

3. Phân bố

Cảo bản là loài thực vật có nguồn gốc ở Trung Quốc. Cây mọc nhiều ở Cát Lâm, Nội Mông, Liêu Ninh và Sơn Tây.

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái thân rễ và củ của cây vào tháng 4 – 10 hằng năm. Khi hái về, đem cắt bỏ phần thân trên, sau đó rửa sạch tạp chất, cắt bỏ rễ con và đem phơi khô.

Hoặc có thể bào chế dược liệu theo những cách sau đây:

  • Cắt bỏ đầu, rửa sạch, sau đó thái thành lát và đem phơi khô.
  • Bỏ bớt đất cát, đem rửa sạch, ủ mềm, thái lát và phơi khô.

Dược liệu sau khi bào chế ở vỏ ngoài màu vàng nâu hoặc vàng đất.  Bề mặt dược liệu có nhiều vết nhăn dọc, dược liệu có mùi thơm đặc trưng, vị đắng.

5. Bảo quản

Bảo quản ở nơi kín và khô ráo.

6. Thành phần hóa học

Dược liệu cảo bản chứa 1.5% tinh dầu bay hơi, 3-butylphthalide, alcoloid và hexadecanoic acid,…

Vị thuốc cảo bản

1. Tính vị

Vị cay, mùi thơm, tính ôn.

2. Quy kinh

Quy vào kinh Bàng Quang.

3. Tác dụng dược lý

cảo bản
Cảo bản có tác dụng tán phong hàn, trừ thấp, được dùng để trị chứng cảm mạo, trúng gió,…

– Theo Đông Y:

  • Công dụng: Trừ thấp và tán phong hàn.
  • Chủ trị: Cảm mạo, đau bụng, mụn nhọt, nhức đầu, sang lở, đau bụng.

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng bình suyễn rõ rệt.
  • Dầu chiết xuất từ cảo bản có tác dụng chống viêm, giải nhiệt, giảm đau và ức chế cơ bàng quang – ruột.
  • Cồn chiết xuất từ thuốc có tác dụng ức chế nấm và hạ huyết áp.

4. Cách dùng – liều lượng

Cảo bản thường được dùng ở dạng sắc uống hoặc dùng ngoài. Liều dùng trung bình từ 3 – 6g/ ngày.

Bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc cảo bản

1. Bài thuốc trị chứng gàu gây ngứa đầu và lở ngứa ngoài da

  • Chuẩn bị: Cảo bổn 15g.
  • Thực hiện: Đem đập dập và sắc lấy nước rửa vùng da lở ngứa. Thực hiện 2 lần/ ngày liên tục trong vài ngày sẽ thấy da bớt ngứa và phục hồi.

2. Bài thuốc trị chứng đau nhức ở đỉnh đầu do phong hàn xâm nhập vào não

  • Chuẩn bị: Cam thảo 3g, bạch chỉ, cảo bản và phòng phong mỗi vị 9g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống và dùng sau khi ăn.

3. Bài thuốc trị chứng cảm mạo do phong hàn gây ớn lạnh, đau đầu, người sốt nhưng không ra mồ hôi

  • Chuẩn bị: Cam thảo 3g, khương hoạt 6g, xuyên khung 4.5g, mạn kinh tử, cảo bản, độc hoạt và phòng phong mỗi vị 9g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

4. Bài thuốc trị chứng đau nhức ở đỉnh đầu do hàn tà uất ở kinh Túc thái dương

  • Chuẩn bị: Thông bạch, cảo bổn, tế tân, xuyên khung và khương hoạt, gia giảm liều lượng theo từng trường hợp.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

5. Bài thuốc trị chứng đau nhói ở tim nhưng dùng thuốc hạ lợi rồi không khỏi

  • Chuẩn bị: Thương truật 30g và cảo bản 15g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 1 chén nước còn lại 1 chén, uống thuốc khi nước còn nóng ấm.

6. Bài thuốc trị chứng da đầu bị gàu

  • Chuẩn bị: Bạch chỉ và cảo bản bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Tán các vị thành bột, sau đó xát vào da đầu và gội lại vào sáng hôm sau.

7. Bài thuốc trị chứng ghẻ lở, chốc đầu ở trẻ nhỏ

  • Chuẩn bị: Cảo bổn.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước giặt quần áo và tắm.

8. Bài thuốc trị chứng thiên đầu thống (đau nửa đầu)

  • Chuẩn bị: Cam thảo 3g, bạch chỉ 3g, cảo bổn 6g, tế tân 2g, phòng phong 5g và xuyên khung 3g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 600ml nước còn lại 200ml, dùng thuốc sau bữa ăn và uống hết trong ngày.

9. Bài thuốc trị chứng phong thấp

  • Chuẩn bị: Cam thảo 6g, bạch chỉ, cảo bản và phòng phong mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

10. Bài thuốc trị chứng nhiễm phong hàn gây đau đầu, đau nửa đầu, đau cột sống

  • Chuẩn bị: Xuyên khung và cam thảo mỗi vị 6g, mạn kinh tử, cảo bản, độc hoạt và phòng phong mỗi vị 12g, khương hoạt 8g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

11. Bài thuốc chữa đau đầu do hàn tà

  • Chuẩn bị: Hành tây, tế tân, xuyên khung và cảo bản.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

12. Bài thuốc trị chứng đau đầu kèm mạch hoạt, rêu lưỡi nhớt, ngực đầy, buồn nôn, ăn kém

  • Chuẩn bị: Xuyên khung, bán hạ chế, câu đằng mỗi vị 15g, huyền minh phấn 6g, thiên ma, bạch chỉ và cảo bản mỗi vị 10g.
  • Thực hiện: Sắc uống hằng ngày.

13. Bài thuốc trị chứng đau dạ dày và đau bụng do hàn

  • Chuẩn bị: Thương truật 12g và cảo bản 20g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

14. Bài thuốc chữa bệnh trĩ kèm ngứa

  • Chuẩn bị: Hồng hoa và tế tân mỗi vị 2g, cam thảo, cảo bản , thăng ma mỗi vị 4g, ma hoàng 5g, khương hoạt 15g, sài hồ và phòng phong mỗi vị 6g, hoàng kỳ và tần giao mỗi vị 8g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống hằng ngày.

15. Bài thuốc chữa đau bụng do lạnh khi đang hành kinh

  • Chuẩn bị: Can khương, mộc hương, cam thảo, cảo bản, phục linh, phòng phong và tế tân mỗi vị 4g, đan bì, thương truật, ô dược, mạch môn, quy đầu, bán hạ và ngô thù du mỗi vị 8g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước và chia thành 2 lần uống. Ngày dùng 1 thang cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

16. Bài thuốc trị chứng phế hư do phong hàn thấp xâm nhập

  • Chuẩn bị: Xuyên khung 8g, thăng ma, tế tân, phòng phong, bạch chỉ, cảo bản và chích cam thảo mỗi vị 6g, tân di 8g, khương hoạt 8g và mộc thông 12g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống, chia làm 2 lần uống.

17. Bài thuốc chữa chứng mắt sưng đau, đỏ và chảy nhiều nước

  • Chuẩn bị: Đào nhân 1 hạt, hoa tiêu 10 hạt, xuyên khung 1.6g, hồng hoa 0.8g, tế tân 0.8g, cảo bản 2g, quy thân 2g, ma hoàng 3.2g, phòng phong 2.4g, mạn kinh tử 2.4g, kinh giới 2.4g, phục linh 2g, khương hoạt 2.4g, sinh địa 2.4g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

18. Bài thuốc trị chứng đau đầu do huyết hư

  • Chuẩn bị: Thục địa hoàng, cam thảo, cúc hoa, đương quy, sinh địa, cảo bản, thiên môn, đồng tiện và bạch thược, gia giảm liều lượng theo triệu chứng bệnh.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống hằng ngày.

Những lưu ý khi dùng vị thuốc cảo bản

  • Không dùng cho người bị đau đầu do huyết hư.
  • Không có thực tà phong hàn và âm hư hỏa vượng không nên dùng cảo bản.

Cảo bản là vị thuốc quý và có nhiều công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên để tránh tình trạng tương tác và tác dụng phụ khi sử dụng, bạn nên trao đổi với thầy thuốc trước khi áp dụng bài thuốc từ dược liệu này.

Ngày đăng 08:29 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:05 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Trắc bách

Lá và hạt của cây trắc bách được sử dụng để làm dược liệu trong y học cổ truyền. Lá (trắc bách diệp) được dùng để điều trị các vấn…

Na rừng

Na rừng hay Nắm cơm là vị thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Ngoài ra, Na rừng còn…

Viễn chí

Viễn chí là thảo dược có đặc tính an thần, khứ đờm và cường khí. Vì vậy dược liệu này thường được sử dụng để điều trị ho nhiều đờm,…

Phá cố chỉ

Phá cố chỉ là dược liệu có vị đắng cay, tính ôn, không độc, có tác dụng làm tăng bạch cầu trong máu, chữa đái dầm, đi tiểu nhiều lần,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua