Càng cua

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Càng cua không chỉ được biết đến như một loại rau ăn quen thuộc mà còn có nhiều công dụng trong điều trị bệnh. Cây có tác dụng thanh nhiệt, khu phong, hoạt huyết thường dùng chữa viêm họng, thiếu máu, giải độc cơ thể và cả hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường…

hình ảnh rau càng cua
Rau càng cua không chỉ là loại rau ăn mà còn là vị thuốc chữa bệnh

  • Tên gọi khác: Rau tiêu, đơn kim, cương hoa thảo…
  • Tên khoa học: Peperomia pellucida.
  • Họ: Hồ tiêu (Piperaceae).

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Càng cua là một loại cây thân thảo, thường bò lan khi trưởng thành, có độ cao vào khoảng từ 20 – 30cm. Thân cây nhỏ và nhẵn bóng, có chữa nhiều nước hơi nhớt.

Lá cây có màu xanh trong, mọc so le nhau. Phiến lá dạng màng, có cuống và có nhiều hình thù tương tự nhau. Thường là hình tam giác hoặc trái xoan, tình tim ở gốc, còn ở chóp hơi tù và nhọn. Lá dài khoảng 15 – 20mm với chiều rộng gần bằng đài.

Hoa càng cua mọc thành từng chùm dài ở đầu cây và hợp với nhau thành bông dạng dọi có uống ở ngọn. Hoa có chiều dài gấp khoảng 2 – 3 lần lá. Quả mọng có hình cầu và có mũi nhọn cứng ngắn ở phía đỉnh.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây trừ phần rễ.

3. Phân bố

Loại rau này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, đến này được trồng rất rộng rãi ở nhiều quốc gia. Riêng ở nước ta, rau càng cua mọc dại khắp nơi. Đặc biệt là ở những vùng đất ẩm ướt có khí hậu nhiệt đới.

4. Thu hái và sơ chế

Có thể thu hái rau càng cua vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Loại rau này dược dùng ở dạng tươi, chỉ cần loại bỏ rễ, đem rửa sạch là có thể sử dụng được.

5. Thành phần hóa học

Phân tích rau càng cua cho thấy sự xuất hiện của một số thành phần sau:

  • Beta-caroten
  • Dillapiole
  • Etanolic
  • Vitamin C
  • Caroteneoid
  • Kali
  • Magie
  • Canxi
  • Sắt
  • Photphor
cây càng cua
Cây càng cua được dùng ở dạng tươi với nhiều cách khác nhau

Vị thuốc rau càng cua

1. Tính vị

Theo các tài liệu Đông y, dược liệu có vị đắng và tính bình.

2. Quy kinh

Chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Tan máu ứ, chỉ thống, hoạt huyết, thanh nhiệt, giải độc.
  • Chủ trị: Nhiễm trùng đường hô hấp, viêm dạ dày ruột, tiêu hóa kém, chấn thương sưng đau, mụn nhọt, ghẻ lở.

Theo y học hiện đại:

  • Kháng khuẩn và chống oxy hóa: Theo Tạp chí Dược điển thì chiết xuất tinh dầu từ lá và thân dược liệu có đặc tính kháng khuẩn mạnh. Đáp ứng tốt với các họ vi khuẩn đường ruột, khuẩn E.Coli, tụ cầu vàng. Đồng thời còn giúp kiểm soát stress oxy hóa.
  • Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, cải thiện chức năng sinh sản ở nam giới: Tạp chí Nghiên cứu Y sinh quốc tế cho biết chiết xuất từ rau càng cua có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Ngoài ra còn giúp cải thiện số lượng và chất lượng của tinh trùng. Loại rau này rất có tiềm năng để điều chế thành thuốc chữa tiểu đường và cải thiện khả năng sinh sản cho nam giới.
  • Điều trị hồng cầu lưỡi liềm: Đây là một trong những tác dụng của rau càng cua được Tạp chí Dược lý và Dược phẩm châu Phi ghi nhận.
  • Điều trị viêm loét dạ dày: Thành phần Dillapiole trong dược liệu chính là hợp chất hoạt động rất mạnh với vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Tái tạo xương: Tác dụng này của dược liệu là do chiết xuất etanolic mang lại. Có tác dụng tốt nhất với việc tái tạo xương sau chấn thương.

4. Cách dùng – liều lượng

Rau càng cua được dùng ở dạng tươi với nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Phổ biến như nấu canh, ăn sống, giã lấy nước uống, giã đắp ngoài da. Liều lượng không cố định, có thể điều chỉnh cho phù hợp với mục đích dùng.

8 bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu càng cua

Rau càng cua thường được sử dụng trong những bài thuốc quen thuộc sau:

1. Bài thuốc chữa viêm họng

  • Chuẩn bị: 50 – 100g rau càng cua.
  • Thực hiện: Dược liệu trên đem rửa sạch với nước muỗi loãng rồi nhai ngậm. Hoặc có thể cho vào máy xay lấy nước uống hằng ngày. Cần duy trì liên tục 3 – 5 ngày cho một lần điều trị.

2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường

  • Chuẩn bị: 100g rau càng cua cùng với 1con ếch khoảng 100g.
  • Thực hiện: Dược liệu trên đem rửa sạch rồi bóp với giấm. Ếch cần làm sạch, lột da và bỏ đầu, lấy phần thịt đi tẩm bột rồi đem đi chiên vàng. Tất cả đem trộn đều và ăn trực tiếp. Cần sử dụng với tần suất 2 – 3 lần/tuần.

3. Bài thuốc chữa thiếu máu

  • Chuẩn bị: 100g rau càng cua cùng với 100g thịt bò.
  • Thực hiện: Rau đem rửa thật sạch rồi bóp với giấm. Còn thịt bò nêm gia vị vừa đủ và xào cho chín tới. Sau đó trộn đều rau với thịt để ăn với cơm. Cần duy trì 3 lần ăn/tuần.
công dụng của rau càng cua
Rau càng cua chế biến cùng thịt bò giúp ngăn ngừa thiếu máu

4. Bài thuốc chữa đau lưng cơ co rút

  • Chuẩn bị: 50 – 100g rau càng cua.
  • Thực hiện: Rửa sạch dược liệu rồi cho vào nồi sắc chung với 1 thăng nước trong 10 – 15 phút. Chia làm nhiều lần uống trong ngày, duy trì liều 1 thang/ngày.

5. Bài thuốc giúp lợi tiểu

  • Chuẩn bị: 150 – 200g rau càng cua.
  • Thực hiện: Đem dược liệu đi rửa sạch rồi cho vào ấm đun sôi lên cùng 300ml nước. Chia đều thành 2 lần uống trong ngày. Duy trì liên tục trong khoảng 5 ngày.

6. Bài thuốc chữa chín mé

  • Chuẩn bị: 100 – 150g rau càng cua.
  • Thực hiện: Rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với 250ml nước. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Cần dụng luôn phần bã để đắp ngoài. Bài thuốc chỉ đáp ứng được trong trường hợp bị sưng tấy nhưng chưa vỡ mủ.

7. Bài thuốc chữa mụn nhọt

  • Chuẩn bị: 150g rau càng cua.
  • Thực hiện: Đem dược liệu đi rửa sạch rồi ăn sống hoặc có thể xay nước uống. Nên kết hợp thêm việc dùng rau giã và đắp ngoài da. Bài thuốc này có thể giúp chữa cả khô sần ngoài da, lở ngứa, vết thương chậm lành.

8. Canh rau càng cua giúp giải nhiệt

  • Chuẩn bị: 300g rau càng cua, 100g thịt nạc heo, 50g nấm rơm, 50g nấm kim châm, 1 thìa cà phê tỏi băm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê dầu ăn và 1/4 thìa cà phê tiêu.
  • Thực hiện: Thịt nạc heo đem băm nhuyễn rồi ướp với hạt nêm. Rau càng cua nhặt rồi rửa sạch. Nấm rơm và nấm kim châm đem ngâm với nước muối loãng 5 phút rồi cắt bỏ gốc và rửa sạch. Phi thơm dầu ăn và tỏi rồi cho thịt băm vào xào sơ, đổ khoảng 700ml nước vào nấu sôi và nêm gia vị cho vừa ăn. Cuồi cùng cho rau càng cua vào đảo nhẹ rồi tắt bếp. Khi cho ra tô thì rắc tiêu lên cho thơm.

Những lưu ý khi sử dụng rau càng cua để chữa bệnh

Rau càng cua mặc dù rất hữu dụng nhưng cũng có thể gây ra một số vấn đề tiềm ẩn khi dùng không đúng cách. Cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Những người đang bị tiêu chảy không nên ăn.
  • Tránh dùng cho người bị sỏi thận.
  • Phụ nữ đang mang thai hay cho con bú cũng cần kiêng kỵ.
  • Đối với những người quá mẫn với loại rau này có thể gặp phải các triệu chứng tương tự như bệnh hen suyễn.

Những thông tin về rau càng cua được tổng hợp trên đây chỉ có giá trị tham khảo. Mặc dù chưa có báo cáo về độc tính của loại rau này với con người nhưng bạn vẫn nên cẩn trọng khi dùng, nhất là trường hợp dùng hỗ trợ chữa bệnh. Nếu gặp phải các vấn đề bất thường cần chủ động tìm đến bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 12:08 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:06 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Nắp ấm

Cây Nắp ấm hay còn gọi là Bình nước thường được trồng để trang trí và bắt côn trùng. Tuy nhiên, đây cũng là một vị thuốc được sử dụng…
cây húng quế

Húng quế

Húng quế là loại rau gia vị rất quen thuộc còn được gọi với tên rất phổ biến khác là húng chó. Đây cũng chính là một loại dược liệu…
cây cát sâm

Cát sâm

Cát sâm chính là loại sâm nam với hương vị dịu mát, chứa nhiều thành phần dược tính cao. Thường được dùng trong các bài thuốc thanh nhiệt, bồi bổ…
cây màng tang

Màng tang

Màng tang là dược liệu có chứa hàm lượng tinh dầu tương đối lớn với tác dụng dược lý cao. Thường được đùng dể chữa các chứng đầy hơi, tiêu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua