Bầu đất

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Bầu đất còn được biết đến với tên gọi khác rất phổ biến là cây kim thất, từ lâu đã được sử dụng để làm rau ăn. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, loại cây này cũng chính là dược liệu xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc quý. Giúp chữa chứng táo bón, kiết lỵ, ho gió, ho khan, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, giúp an thần, cải thiện giấc ngủ…

cây bầu đất
Bầu đất không chỉ là một loại rau ăn mà còn là một vị thuốc chữa bệnh

  • Tên gọi khác: Kim thất, Thiên hắc địa hồng, Rau lúi, Xà tiếp cốt…
  • Tên khoa học: Gynura procumbens (Lour) Merr. (G. sarmentosa DC).
  • Họ: Cúc (Asteraceae).

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Bầu đất là một loại cây thân thảo, khi cây trưởng thành thì độ cao có thể lên tới gần 1m. Thân cây có màu tím, mọng nước và có nhiều cành nhỏ mọc ra. Lá cây mọc so le nhau, dày, thuôn nhọn ở 2 đầu, phần mép lá có răng cưa. Mặt trên lá nhẵn nhũi, có màu xanh đậm và mặt dưới lá có màu tím sẫm rất đặc trưng.

Hoa có màu vàng mọc thành từng cụm, cánh hoa có dạng sợi và hơi quăn lại. Hoa có thể mọc ở cả đầu cành hay các kẽ lá. Quả của cây có kích thước nhỏ, hình trụ. Bên ngoài quả sẽ được phủ 1 lớp lông trắng, mọc dày hơn ở phần đỉnh. Mùa xuân chính là thời điểm thích hợp nhất để cây ra hoa và kết trái.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây đều có thể được sử dụng để làm vị thuốc chữa bệnh.

3. Phân bố

Bầu đất được tìm thấy ở rất nhiều nước như Ấn Độ, Thái lan, Indonexia, Philippin… Riêng ở nước ta, loại cây này thường mọc hoang dại ở rất nhiều nơi, có nơi còn trồng làm rau ăn và vị thuốc.

4. Thu hái và sơ chế

Mùa hè là thời điểm thích hợp nhất để thu hái dược liệu. Cây sau khi được thu hái về thì đem rửa sạch, có thể dùng tươi hay cắt thành từng khúc rồi phơi khô dùng dần.

5. Bảo quản

Trường hợp dược liệu đã qua sơ chế khô cần để trong túi kín và bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát.

6. Thành phần hóa học

Sau đây là một số thành phần được ghi nhận khi phân tích dược liệu bầu đất:

  • Protein
  • Gluxit
  • Nước
  • Chất xơ
  • Tro
  • Vitamin C
  • Caroten

Vị thuốc cây bầu đất

1. Tính vị

Dược kiệu có vị cay, ngọt, hơi đắng và tính bình.

2. Quy kinh

Chưa tìm thấy tài liệu ghi nhận thông tin này.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

  • Chống mỡ máu
  • Chống viêm nhiễm
  • Kiểm soát lượng đường huyết

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát, lợi tiểu, tán ứ tiêu thũng, tiêu viêm.
  • Chủ trị: Viêm họng, phong tê thấp, chấn thương sưng đau, viêm phế quản mạn, ho gà, ho gió, nhọt độc, táo bón, điều hòa máu huyết, trị nhức đầu, chóng mặt, điều hòa kinh nguyệt…

4. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu có thể được dùng đơn thuần hay kết hợp với các vị thuốc khác ở cả dạng tươi và dạng khô. Thường dùng sắc lấy nước uống, nấu canh ăn hay dùng giã để đắp ngoài da. Liều lượng được khuyến cáo là khoảng 10 – 15g/ngày khi dùng ở dạng khô.

10 bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu bầu đất

Dưới đây là những bài thuốc thông dụng có dùng vị thuốc bầu đất:

1. Bài thuốc trị bệnh viêm bàng quang ở phụ nữ

  • Chuẩn bị: 12g rau bầu đất, 12g thổ tam thất cùng với 12g ý dĩ.
  • Thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc với nửa thăng nước trên lửa nhỏ để lấy 200ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, tần suất 1 thang/ngày. Cần duy trì trong nhiều ngày liên tục.
tác dụng của bầu đất
Dùng bầu đất nấu canh ăn giúp thanh lọc cơ thể, an thần, ngủ ngon

2. Bài thuốc chữa khí hư, bạch đới, kinh nguyệt không đều

  • Chuẩn bị: 20g bầu đất, 15g rễ củ gai sao vàng, 15g cỏ xước, 12g kim ngân hoa cùng với 16g cam thảo đất.
  • Thực hiện: Tất cả các vị thuốc đem cho hết vào ấm sắc cùng với nước để thu lấy 300ml. Chia đều thành 2 – 3 lần uống trong ngày, chỉ dùng 1 thang/ngày.

3. Bài thuốc chữa tiểu buốt, tiểu són

  • Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị 80g bầu đất đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng 700ml nước. Lượng nước rút còn khoảng 200ml thì đạt. Chia đều thành 2 phần và uống hết trong ngày, dùng đúng 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 30g bầu đất, 20g mã đề, 20g râu ngô. Đem cho hết tất cả vị thuốc vào nồi sắc lấy nước, chia đều làm 2 lần uống trong ngày, dùng 1 thang/ngày. Cần duy trì liên tục trong ít nhất 10 ngày mới có hiệu quả.

4. Bài thuốc chữa đái dầm ở trẻ em

  • Chuẩn bị: 80g lá bầu đất tươi.
  • Thực hiện: Nấu thành canh để cho trẻ ăn vào buổi trưa và kết hợp uống nhiều nước.

5. Bài thuốc trị chứng táo bón, kiết lỵ

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá bầu đất.
  • Thực hiện: Đem vị thuốc trên đi giã nát rồi hòa cùng với 100ml nước sôi ấm. Chia đều thành 2 lần uống vào buổi sáng và buổi chiều. Cần duy trì liên tục trong ít nhất là 5 – 6 ngày.

6. Bài thuốc chữa bầm tím do va đập

  • Chuẩn bị: 1 nắm nhỏ lá bầu đất cùng với vài hạt hồ tiêu đen.
  • Thực hiện: Đem các vị thuốc trên đi giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng tổn thương. Cứ 3 tiếng đồng hồ thay thuốc 1 lần. Cần duy trì trong ít nhất 3 ngày sẽ thấy hiệu quả.

7. Bài thuốc trị mất ngủ

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá cây bầu đất tươi.
  • Thực hiện: Dùng vị thuốc để xào hay nấu canh ăn hằng ngày. Bài thuốc này giúp an thần, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.

8. Bài thuốc trị ho khan, ho gió, ho có đờm nhiều

  • Chuẩn bị: 2 – 3 lá cây bầu đất.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch rồi dùng ăn sống. Khi nhai nên ngậm nước tiết ra từ lá khoảng 1 vài phút rồi mới nuốt dần. Ngoài ra, việc dùng lá dược liệu nấu canh ăn hằng ngày cũng có thể giúp cải thiện chứng ho.

9. Bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường

  • Chuẩn bị: 7 – 9 lá cây bầu đất.
  • Thực hiện: Đem dược liệu đi rửa sạch rồi để ráo và dùng ăn sống. Ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều.

10. Bài thuốc chữa táo bón ở trẻ em

  • Chuẩn bị: 30g bầu đất, 30g rau ngót cùng với 1 quả bầu dục lợn.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên đem sơ chế cho sạch rồi cho vào nồi nấu thành canh. Cho trẻ ăn trong ngày khi còn ấm nóng với liều 1 thang thuốc/ngày.

Mặc dù có nhiều công dụng trong điều trị bệnh nhưng bạn vẫn nên cẩn trọng khi dùng thảo dược này. Tốt nhất, nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu bầu đất cho mục đích chữa bệnh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ngày đăng 00:00 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:04 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Cây đa lông

Cây đa lông thường được thu hái lá, búp non hay tua rễ để làm thuốc điều trị các bệnh lý như viêm mũi xoang, sỏi thận, vàng da... Dưới…

Rau bợ

Rau bợ có vị ngọt, đắng, tính mát, thường được dùng để nấu canh, xào hoặc ăn sống trong những ngày nắng nóng. Ngoài ra loại rau này còn được…

Cúc mốc

Cây cúc mốc có màu xám trắng đặc trưng nên thường được trồng để làm cảnh. Ngoài ra thảo dược này còn có nhiều công dụng hữu ích và được…

Chuối hột

Chuối hột là vị thuốc Nam quý, thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn. Vị thuốc này có tác dụng chữa…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua