Bạch cương tằm

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Bạch cương tằm là dược liệu phổ biến trong Đông y có nguồn gốc từ con tằm ăn lá dâu. Được sử dụng để chữa đau đầu do phong nhiệt, viêm amidan, cổ họng nhiều đờm, khản tiếng, mất giọng, đau do viêm họng.. 

Bạch cương tằm là dược liệu phổ biến trong Đông y có nguồn gốc từ con tằm ăn lá dâu
Bạch cương tằm là dược liệu phổ biến trong Đông y có nguồn gốc từ con tằm ăn lá dâu

Tên gọi khác: Cương tàm, cương trùng, thiên trùng, bạch cam toại, tử lăng, cương nghĩ tử, chế thiên trùng, Sao cương tằm, Sao giai tam, Tằm cô chỉ

Tên khoa học: Bombyx cum Botryte

Họ: Tằm Bombycidae

Mô tả dược liệu

Bạch cương tằm là vị thuốc có nguồn gốc từ con tằm ăn lá dâu hay tằm vôi, bị chết do một loại vi khuẩn có tên là Botrytis bassiana gây ra

Đặc điểm thực vật

Con tằm dùng làm bạch cương tằm khi chết thường được cho vào vôi sấy khô cứng. Vì thế bạch cương tằm hình con tằm hình ống tròn, cong queo, vỏ ngoài màu xám trắng hoặc màu nâu xám dài khoảng 3 – 9,5 cm, đường kính 5mm. Có chất cứng nhưng giòn, khi bẻ đôi, ở vết bẻ có màu xanh nâu, mùi hơi khắm, vị hơi đắng. 

 Thành phần hóa học

Hiện nay, vẫn chưa rõ hoạt chất của bạch cương tằm là gì, chỉ biết:

  • Trong bạch cương tằm có khoảng 67,44% chất protit, 4,38% chất béo, 6,34% tro và 11,34% độ ẩm.
  • Theo một số nghiên cứu của Nhật Bản, chất protit trong bạch cương tằm có tác dụng kích thích hocmon vỏ thượng thận.

Cách thu hái, bào chế

Có nhiều cách bào chế như sau:

  • Vào giữa tháng 4 – 5, người ta thường chọn những con tằm chết cứng do bị nhiễm vi khuẩn, đem phơi khô nơi có gió hoặc phơi nắng. Sau đó cho tằm vào bình hút ẩm có chứa vôi sống hoặc có thể sấy khô hay ngâm nước vo gạo 1 đêm để dùng. Khi ngâm nước vo gạo, nên quấy nhẹ tay cho tơ và nhớ ra hết, vớt ra, phơi hoặc sấy khô lại.
  • Ngâm tằm trong nước vo gạo nếp 1 ngày cho nhớt và dầu nổi lên mặt nước, vớt ra, sấy khô trên lửa nhỏ, chùi sạch miệng đen, lông vàng để se khô rồi mới đem sao lửa nhỏ cho đến khi khô hoàn toàn.
  • Sao tằm với cát vàng hoặc với rượu rồi sấy khô.

Khi chọn mua tằm, cần chọn loại toàn thân chia đốt, các đốt ở đầu và thân rõ rật, Đầu tròn, 2 bên bụng có 8 đôi chân giả, mặt ngoài thường kèm ít tơ, phần lớn có chất màu xám trắng. Không nên chọn những loại bạch cương tằm mình cong queo, ruột ướt đen vì loại này thường là tằm chết rồi mới đem ướp vôi để làm giả.

Bảo quản

Bạch cương tằm được bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm thấp bụi bẩn. Hiện nay, người ta sản xuất vị thuốc này bằng cách phun vi khuẩn Batrytis Bassiana Bals lên mình con tằm có chiều dài khoảng 4 – 5cm. Sau khi tằm nhiễm khuẩn chết thường cứng, trắng ra và được sử dụng để chế biến làm thuốc.

Vị thuốc bạch cương tằm

Bạch cương tằm là vị thuốc đa dụng chủ trị các bệnh liên quan đến phong nhiệt
Bạch cương tằm là vị thuốc đa dụng chủ trị các bệnh liên quan đến phong nhiệt

Bạch cương tằm là vị thuốc đa dụng, chủ trị đau đầu do phong nhiệt, viêm amidan, đau họng do viêm thanh quản, hỗ trợ trị liệt dương, di tinh, sản phụ thiếu sữa…

Tính vị

Theo y học cổ truyền, bạch cương tằm có vị mặn cay, tính bình.

Quy tâm

Quy 4 kinh là tâm, can, tỳ, phế.

Tác dụng

  • Chữa kinh giản, co giật của trẻ em, trẻ em khóc đêm
  • Giải cảm, trị mất tiếng, cổ họng sưng đau
  • Hỗ trợ trị xuất huyết não
  • Chủ trị băng huyết khí hư trắng hay đỏ, đẻ xong đau bụng ở nữ giới
  • Chữa liệt dương, di tinh ở nam
  • Hỗ trợ chữa ngứa da, mày đay, sản phụ thiếu máu
  • Chữa các vết nám, sạm đen trên da mặt 

Cách dùng và liều lượng

Thường được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, có thể kết hợp với các dược liệu khác để tăng hiệu quả điều trị.

Kiêng kỵ

Khi dùng bạch cương tằm cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Không dùng bạch cương tằm với các vị thuốc khác như cát cánh, phục linh, phục thần, tăng phiêu tiêu
  • Nếu mắc các bệnh lý trên mà không có ngoại tà thì không được dùng bạch cương tằm
  • Không dùng cho các bệnh không phải do phong nhiệt gây ra. 

Bài thuốc chữa bệnh với bạch cương tằm

thường được kết hợp với nhiều dược liệu khác để tăng hiệu quả điều trị
Bạch cương tằm thường được kết hợp với nhiều dược liệu khác để tăng hiệu quả điều trị

Bạch cương tằm là vị thuốc quý, được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc. Cụ thể:

1. Bài thuốc chữa đau đầu do phong nhiệt

  • Cách 1: Lấy bạch cương tằm và cao lương khương một lượng bằng nhau, sấy khô tán bột để dùng dần. Mỗi ngày lấy 1,5g hỗn hợp này với nước sắc đại táo để uống.
  • Cách 2: Lấy 9g tang diệp, 6g bạch cương tằm, 6g mộc tặc, 6g kinh giới, 3g sinh cam thảo sắc uống với nước, mỗi ngày một thang. Kiên trì thực hiện 3 – 5 ngày sẽ thấy chứng đau đầu cải thiện đáng kể.

2. Bài thuốc chữa viêm amidan, cổ họng nhiều đờm

  • Lấy 10g bạch cương tằm, 5g phèn chua, 5g phèn đen trộn đều, tán mịn, cho vào lọ để dùng dần
  • Mỗi khi dùng lấy 5g bạc hà, 5g sinh khương, 2g bột đã chuẩn bị sắc với ít nước
  • Lấy nước này chấm vào cổ họng cho nôn ra hết đờm

3. Bài thuốc chữa mất tiếng do viêm thanh quản

  • Chuẩn bị 10g bạch cương tằm, 10g kha tử tán bột
  • Dùng bột này để ngậm và nuốt dần trong ngày
  • Thực hiện liên tục 3 – 5 ngày sẽ thấy chuyển biến tích cực

4. Bài thuốc chữa khản tiếng do viêm họng

  • Chuẩn bị 5g bạch cương tằm, 1g phèn chua, 1g phèn đen
  • Trộn đều hỗn hợp này, tán nhuyễn, mỗi ngày lấy 2g sắc với 1g lá bạc hà, 1g gừng tươi làm nước súc miệng để ngậm.

Ngoài ra, có thể lấy 6g bạch cương tằm, 6g thiên nam tinh sấy khô tán bột, uống với nước gừng tươi.

5. Bài thuốc chữa mề đay, mề ngứa

  • Lấy bạch cương tằm, khổ sâm, địa phu tử mỗi thứ 10g cùng 5g ma hoàng, 15g thích tật lê sắc lấy nước uống 1 thang/tuần. 

6. Bài thuốc hỗ trợ trị liệt dương, di tinh

  • Lấy 5g bạch cương tằm chiêu với 1 chén rượu trắng nhỏ
  • Uống 2 lần/ngày, sau bữa ăn khoảng 2 giờ
  • Sử dụng 3 – 4 tuần liên tiếp để thấy hiệu quả

Cách khác: Lấy 40g bạch cương tằm ngâm với 400ml rượu gạo 30 – 35 độ. Sau 3 – 4 tuần lấy rượu này để uống, uống 3 lần/ngày, mỗi lần 30 – 50ml, uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

7. Bài thuốc chữa thiếu sữa ở sản phụ

  • Lấy 6g bạch cương tằm uống với một ít rượu nhạt, thực hiện 1 lần/ngày, liên tiếp 5 – 7 ngày sẽ thấy hiệu quả. 

8. Bài thuốc trị trẻ nhỏ bị trúng phong

  • Lấy 2 con bạch cương tằm, bỏ đầu, tán bột, trộn với mật ong bôi lên miệng và lưỡi trẻ mỗi ngày 1 lần. Sử dụng cho đến khi khỏe hẳn.

9. Bài thuốc trị trẻ em bị động kinh

  • Nguyên liệu: 7 củ tỏi, 40g bạch cương tằm
  • Lấy đất đốt cho đỏ lên rồi dùng tỏi mài trên đất thành cao
  • Lấy Bạch cương tằm bỏ đầu và chân, để trên đất đó, úp tô lại để qua đêm đừng làm hở hơi
  • Hôm sau lấy bạch cương tằm này tán bột, thổi vào mũi hàng ngày. 

10. Bài thuốc chữa vết nám, sạm trên da

  • Lấy bạch cương tằm tán thành bột
  • Mỗi ngày dùng một lượng vừa đủ bột hòa với nước đun sôi để nguội cho thành hỗn hợp sền sệt
  • Lấy hỗn hợp này bôi lên da mặt đặc biệt là các vùng da có vết nám trước khi đi ngủ
  • Thực hiện liên tục nhiều ngày liền sẽ thấy hiệu quả tốt.

11. Bài thuốc chữa tàn nhang, mụn trứng cá

  • Nguyên liệu: Bạch cương tằm, bạch đinh hương, bạch cập, bạch khiên ngưu, bạch tật lê mỗi thứ 110g; 75g bạch chỉ; 18g bạch phụ tử, 18g bạch linh, 50g tạo giác và một ít đậu xanh.
  • Tạo giác bỏ vỏ, tước xơ, đem sấy khô cùng các vị thuốc khác rồi tán tất cả thành bột mịn, cho vào hủ thủy tinh đậy kín để dùng dần
  • Mỗi tối, lấy một ít bột thuốc hòa với nước ấm, thoa một lớp mỏng trên mặt, sau 30 phút thì rửa lại với nước
  • Thực hiện thường xuyên sẽ giúp giảm nám, tàn nhang, mụn trứng cá giúp da sáng mịn và mềm mại hơn. 

Có thể thấy, bạch cương tằm là một vị thuốc đa tác dụng, thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo. Người bệnh nếu muốn sử dụng, trước tiên phải có sự tự vấn của thầy thuốc và các bác sĩ chuyên môn. Không được tự ý sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 09:15 - 14/01/2023 - Cập nhật lúc: 09:57 - 09/02/2023
Chia sẻ:

Atiso đỏ

Atiso đỏ hay còn gọi là cây Bụp giấm thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý về gan, hỗ trợ tiêu hóa, giúp lợi tiểu tự nhiên…
Lạc tiên

Lạc tiên

Lạc tiên là một loại dược liệu thiên nhiên thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, thanh nhiệt…

Hoa hòe

Hoa hòe có vị đắng, tính bình, mát, không độc. Thảo dược này là có mặt trong hầu hết các bài thuốc chữa bệnh trĩ, đại tiện ra máu, cao…

Kim thất tai

Theo Y học cổ truyền, kim thất tai có tính bình có tác dụng ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường, đau nhức lưng,... và một số…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua