Bấc đèn

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Cây cỏ bấc đèn có vị ngọt, tính hàn, tác dụng thông lâm, thanh phế nhiệt và lợi tiểu. Nhân dân thường dùng dược liệu này trong bài thuốc trị các chứng bệnh do thấp nhiệt như viêm bàng quang, viêm họng, viêm amidan, nóng sốt,…

cây bấc đèn
Cây cỏ bấc đèn còn có tên là Xích tu, Đăng thảo, Đăng tâm, Đăng tâm thảo

  • Tên gọi khác: Đăng tâm thảo, Hổ tu thảo, Tịch thảo, Cỏ ất tâm, Xích tu, Bích ngọc thảo, Đăng thảo, Đăng tâm.
  • Tên khoa học: Juncus effusus
  • Tên dược: Medulla Junci Effusi
  • Họ: Bấc (danh pháp khoa học: Juncaceae)

Mô tả dược liệu bấc đèn

1. Đặc điểm cây bấc đèn

Bấc đèn là cây cỏ sống nhiều năm, thường mọc thành từng cụm dày. Thân nhỏ, tròn, cứng và cao khoảng 35 – 100cm. Thân có màu xanh nhạt, đường kính khoảng 1 – 2mm và có vạch dọc ở mặt ngoài.

cây bấc đèn
Hoa của cây bấc đèn có màu vàng nâu, lưỡng tính và mọc ở ngọn

Lá tiêu giảm nhiều chỉ còn lại một số bẹ ở gốc thân. Hoa có màu vàng nâu, lưỡng tính và mọc ở ngọn. Quả nang, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ.

2. Bộ phận dùng

Ruột của cây bấc đèn được sử dụng để làm thuốc, được gọi là Đăng tâm thảo.

3. Phân bố

Cây cỏ bấc đèn thường mọc ở những nơi ẩm ướt như bờ ruộng, bờ sông suối. Loài thực vật này mọc hoang nhiều ở các tỉnh nước ta như Hà Nam và Nam Định.

4. Thu hái – sơ chế

Vào mùa thu, cắt cây cỏ bấc đèn về. Sau đó rạch dọc để lấy lõi riêng, cột thành từng bó rồi đem phơi khô để dùng dần. Dược liệu sau khi phơi khô có màu trắng/ vàng nhạt, dài 90cm, đường kính 0.1 – 0.3cm và không có mùi vị.

5. Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

6. Thành phần hóa học

Cây cỏ bấc đèn chứa một số thành phần hóa học như methyl pentosan, araban, phlobaphen, xylan,…

Vị thuốc bấc đèn

1. Tính vị

Vị ngọt, tính hàn.

2. Quy kinh

Quy vào kinh Tiểu trường, Phế và Tâm.

3. Tác dụng dược lý

– Tác dụng của đăng tâm thảo theo Đông Y:

  • Công dụng: Lợi tiểu trường, giáng tâm hỏa, thanh phế nhiệt, lợi tiểu thông lâm.
  • Chủ trị: Mất ngủ, thủy thũng, đau họng (hầu tỳ), nhiệt lâm, trẻ em bị khóc đêm, mụn nhọt, viêm họng, ho, sốt cao,…

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Chưa có nghiên cứu.

4. Cách dùng – liều lượng

Đăng tâm thảo được sử dụng ở dạng tán bột hoặc dạng sắc uống, liều dùng tham khảo: 1 – 2g/ ngày.

Bài thuốc trị bệnh từ cây bấc đèn – đăng tâm thảo

cây bấc đèn
Cỏ bấc đèn thường được dùng để trị chứng tiểu khó, tiểu đỏ, khó ngủ, vết thương chảy máu,…

1. Bài thuốc chữa chứng phù thũng, tiểu tiện ít và ăn ngủ kém

  • Chuẩn bị: Lõi cây bấc đèn 8g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 250ml nước để sôi trong vòng 15 phút, sau đó chia nước sắc thành 3 lần uống.

2. Bài thuốc trị miệng khát và tâm phiền

  • Chuẩn bị: Mạch môn và lá tre mỗi vị 12g, bấc đèn 4g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

3. Bài thuốc cầm máu với những trường hợp bị thương nhẹ

  • Chuẩn bị: Đăng tâm thảo.
  • Thực hiện: Giã nhỏ và đắp vào nơi bị thương.

4. Bài thuốc trị tiểu gắt và tiểu đỏ

  • Chuẩn bị: Hoàng bá, biển súc, xa tiền tử mỗi vị 9g, hoạt thạch và mộc thông mỗi vị 6g, bấc đèn 9g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 800ml nước đun nhỏ lửa còn lại 250ml. Chia nước sắc thành 3 lần uống trong ngày, dùng bài thuốc liên tục trong 10 ngày.

5. Bài thuốc trị chứng lậu gây tiểu ra máu, tiểu đục, tiểu buốt

  • Chuẩn bị: Rễ cỏ tranh và cỏ bấc đèn mỗi vị 8g.
  • Thực hiện: Sắc uống.

6. Bài thuốc trị chứng khó ngủ

  • Bài thuốc 1: Đạm trúc diệp 9g và bấc đèn 3g, đem hãm lấy nước uống hằng ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị bấc đèn 2g đem sắc với 400ml nước còn lại 100ml. Liệu trình kéo dài 15 ngày, thực hiện từ 2 – 4 liệu trình cho đến khi bệnh thuyên giảm.

7. Bài thuốc trị các chứng rối loạn tiểu tiện

  • Bài thuốc 1: Phượng vĩ thảo và xa tiền thảo mỗi vị 30g, bấc đèn 10g. Dùng nước cháo sắc với dược liệu lấy nước uống.
  • Bài thuốc 2: Đông quỳ tử, cam thảo tiêu, chi tử và mộc thông mỗi vị 10g, bấc đèn 3g, hoạt thạch 15g. Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.

8. Bài thuốc trị chứng phù do tim

  • Chuẩn bị: Thổ ngưu tất 50g và bấc đèn 6g.
  • Thực hiện: Sắc uống.

9. Bài thuốc trị trẻ nhỏ bị hô mê và nói sảng do sốt cao

  • Chuẩn bị: Chu sa 6g, ngưu hoàng 1g, sơn chi 12g, uất kim 8g, hoàng cầm 12g và sinh hoàng liên 15g, đăng tâm 1 lượng vừa đủ.
  • Thực hiện: Đem đăng tâm sắc riêng, các vị còn lại đem tán thành bột mịn làm hồ. Mỗi lần dùng 1 – 3g uống với nước sắc đăng tâm.

10. Bài thuốc trị chứng thấp nhiệt hạ chú gây nhiệt lâm, huyết lâm

  • Chuẩn bị: Cù mạch, đại hoàng (hơ nóng), mộc thông, xa tiền, biển súc, chích cam thảo, hoạt thạch và sơn chi các vị bằng lượng nhau, nước sắc của cây bấc đèn.
  • Thực hiện: Đem các vị thuốc sao giòn, tán mịn. Mỗi lần dùng 10 – 15g sắc với nước bấc đèn, ngày dùng 3 lần cho đến khi khỏi.

11. Bài thuốc trị chứng cao lâm (tiểu ra dưỡng chất)

  • Chuẩn bị: Hoạt thạch, hải kim sa mỗi vị 40g, cam thảo 10g, cỏ bấc đèn 10g.
  • Thực hiện: Đem cỏ bấc đèn sắc lấy nước, các vị còn lại tán bột mịn. Mỗi lần dùng 8g thuốc bột uống với nước sắc cỏ bấc đèn, ngày dùng 3 lần.

12. Bài thuốc trị người bồn chồn, phát nóng, chân tay vật vã

  • Chuẩn bị: Búp tre 15 cái, đọt non của cây dứa dại 30g, cỏ bấc đèn 6g và xích tiểu đậu 30g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

13. Bài thuốc trị bệnh viêm amidan và viêm họng mãn tính

  • Chuẩn bị: Phèn chua phi khô 2.5g, mai hoa phiến 1g, cỏ bấc đèn 3g, hoàng bá (đốt thành than) 2g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán bột mịn, mỗi lần dùng khoảng 3 – 4g thổi vào bên trong cổ họng.

14. Bài thuốc trị thấp nhiệt bàng quang

  • Chuẩn bị: Đăng tâm, xuyên tâm liên, bạch mao căn và xa tiền tử, gia giảm liều lượng theo từng trường hợp.
  • Thực hiện: Sắc uống.

15. Bài thuốc trị tiêu chảy

  • Chuẩn bị: Bạch phục linh, đảng sâm, xa tiền tử, hương nhu và trư linh mỗi vị 12g, cỏ bấc đèn 2g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

16. Bài thuốc trị sỏi tiết niệu và tiểu ra máu

  • Chuẩn bị: Mộc thông, chi tử, cù mạch, xa tiền tử và biển súc mỗi vị 10g, bấc đèn 2g, cam thảo 3g, đại hoàng 6g, hoạt thạch 20g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

17. Bài thuốc trị trẻ em bị hay khó về đêm, cảm sốt do viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản

  • Chuẩn bị: Kim ngân hoa 12g, cam thảo 3g, kinh giới tuệ 4g, cát cánh 6g, ngưu bàng tử 8g, hoàng cầm 8g, táo nhân 8g và đăng tâm 2g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

18. Bài thuốc trị viêm màng tiếp hợp cấp

  • Chuẩn bị: Liên kiều 10g, cỏ bấc đèn 4g, kim ngân hoa, thảo quyết minh, cúc hoa, địa hoàng tươi và long đởm thảo mỗi vị 12g, thuyền thoái 2 – 4g.
  • Thực hiện: Sắc uống.

19. Bài thuốc trị mắt đỏ sưng đau do phong nhiệt ứ tại kinh can

  • Chuẩn bị: Xích thược, cúc hoa, sài hồ, tang diệp mỗi vị 12g, bấc đèn 2 – 4g, quyết minh tử 8g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng từ 1 – 2 thang.

20. Bài thuốc trị tiểu không thông, tiểu bí, nhiệt ở thượng tiêu

  • Chuẩn bị: Cù mạch 1.6g, hổ phách 1.6g, biển súc 2g, xa tiền tử 3g, bấc đèn 0.4g, trư linh 10g, mộc thông 2g, trạch tả 1.6g, phục linh 6g và thông thảo 0.8g.
  • Thực hiện: Trộn đều các dược liệu, mỗi lần dùng 16g sắc lấy nước và dùng khi đói.

21. Bài thuốc trị chứng khí hư bạch đới

  • Chuẩn bị: Phượng vĩ thảo, rau khúc, bấc đèn mỗi vị 12g, bấc đèn 15g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

22. Bài thuốc trị chứng lạnh bụng, chướng hơi, mệt mỏi do nhiễm nấm đường ruột mãn tính

  • Chuẩn bị: Thanh mộc thương, cốc nha và thanh bì mỗi vị 20g, bấc đèn và đinh hương mỗi vị 16g, củ gấu, tam lăng và nghệ đen mỗi vị 160g, khiên ngưu và binh lang mỗi vị 40g.
  • Thực hiện: Tán các vị thành bột sau vo thành hạt, mỗi lần dùng 8 – 12g uống với nước sắc từ gừng tươi.

Kiêng kỵ và Lưu ý khi dùng cỏ bấc đèn

  • Không dùng cho người trúng hàn, thể trạng hư và tiểu tiện không kìm được.
  • Tránh dùng trong thời gian dài.

Các bài thuốc từ cỏ bấc đèn có độ an toàn cao nên có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên dược liệu có tính hàn nên cần sử dụng với liều lượng và tần suất thích hợp. 

Ngày đăng 00:00 - 14/01/2023 - Cập nhật lúc: 10:00 - 09/02/2023
Chia sẻ:
Lạc tiên

Lạc tiên

Lạc tiên là một loại dược liệu thiên nhiên thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, thanh nhiệt…

Hoa hòe

Hoa hòe có vị đắng, tính bình, mát, không độc. Thảo dược này là có mặt trong hầu hết các bài thuốc chữa bệnh trĩ, đại tiện ra máu, cao…

Kim thất tai

Theo Y học cổ truyền, kim thất tai có tính bình có tác dụng ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường, đau nhức lưng,... và một số…

Cây Sa sâm

Cây Sa sâm là thảo dược quý, được sử dụng để chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe. Dược liệu này có vị đắng, ngọt, tính mát, tác dụng thanh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua