Đột quỵ ở người trẻ là do đâu? Dấu hiệu và Cách ngăn chặn

Đột quỵ là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, từ độ tuổi 55 trở lên. Tuy nhiên, tình trạng đột quỵ ở người trẻ hiện đang ở mức đáng báo động, có xu hướng ngày càng gia tăng, đa phần các ca đột quỵ ở người trẻ bị phát hiện muộn, làm lỡ cơ hội vàng để hồi phục dẫn đến nguy cơ tử vong và tàn tật cùng những hệ lụy đáng tiếc. 

Gia tăng các ca đột quỵ ở người trẻ

Theo thống kê, đột quỵ đa số xảy ra ở người cao tuổi, tính từ độ tuổi 55, sau mỗi năm thì nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi. Trước đây, tỷ lệ người dưới 40 tuổi bị đột quỵ chiếm khoảng 5%. Tuy nhiên, theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai, vào cuối tháng 12 năm 2020, tỷ lệ các ca đột quỵ ở người trong độ tuổi từ 18 – 44 mà bệnh viện này tiếp nhận đã ở mức xấp xỉ 10% và ngày càng có xu hướng gia tăng.

Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm, ngày càng có xu hướng gia tăng ở người trẻ tuổi
Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm, ngày càng có xu hướng gia tăng ở người trẻ tuổi

Trong khi đó, theo thống kê của Tổ chức Đột Quỵ Mỹ, tỷ lệ người từ 18 – 45 tuổi mắc đột quỵ hiện nay chiếm tỷ lệ 15% trong tổng số các ca đột quỵ. Có thể thấy, con số này hiện ở mức đáng báo động và đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Đột quỵ là bệnh lý cấp tính, các triệu chứng của bệnh xuất hiện đột ngột và thường không rõ ràng. Bệnh nếu không được sớm phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy cơ tử vong cực kỳ cao, tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở Việt Nam là 50%.

Nếu may mắn sống sót sau cơn đột quỵ, thì tỷ lệ để lại các di chứng cũng vô cùng cao và hết sức nghiêm trọng. Theo thống kê, chỉ có 10% người bệnh sống sót sau cơn đột quỵ là hồi phục hoàn toàn. Các trường hợp khác thường mắc các di chứng của bệnh từ mức độ trung bình đến nặng, thường là nhìn mờ, hay lên cơn đau tim, co giật, động kinh, giảm nhận thức, giảm trí nhớ, khả năng vận động suy giảm, yếu hoặc liệt một tay, mất khả năng vận động, gặp khó khăn trong việc nhai nuốt thức ăn, cần có người chăm sóc đặc biệt…

Đột quỵ ở người trẻ tuổi hiện đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều đáng nói là hầu hết các bệnh nhân thường nhập viện muộn, bỏ lỡ giờ vàng trong điều trị đột quỵ. Kết quả là sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khó phục hồi, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Điều này xuất phát từ việc đa phần người trẻ thường chủ quan trước tình trạng sức khỏe của mình , không nắm được các dấu hiệu điển hình của bệnh.

Đột quỵ ở người trẻ do đâu?

Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố liên quan làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ. Nguyên nhân chính gây đột quỵ là do thiếu máu cục bộ do sự xuất hiện của huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu hoặc do mạch máu bị vỡ dẫn đến xuất huyết ồ ạt, máu chảy vào não, sự tích tụ của máu gây chèn ép các mô não. Mà yếu tố là gia tăng tình trạng này ở người trẻ thường là do:

1. Chế độ ăn uống không lành mạnh 

Một vấn đề chung thường thấy ở người trẻ hiện nay chính là chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng các thực phẩm không lành mạnh gây nguy hại sức khỏe. Các thực phẩm như thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, rượu bia, nội tạng động vật, các thức uống ngọt nhiều đường như trà sữa, nước ngọt có gas, thức ăn chiên rán, đồ nước, thức ăn nhiều gia vị… là những món ăn quen thuộc, được giới trẻ thường xuyên sử dụng. 

Tuy nhiên, các thực phẩm này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do chúng chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, làm tăng mỡ máu, dẫn đến sự hình thành của các mảng xơ vữa xâm lấn lòng động mạch, là nguyên nhân hàng đầu làm tắc nghẽn mạch máu gây ra đột quỵ. Nếu muốn phòng ngừa đột quỵ thì cách tốt nhất là người trẻ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình sao cho phù hợp. 

2. Do làm việc quá sức 

Làm việc quá sức, căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên, áp lực công việc lớn, chạy theo guồng quay của cuộc sống hiện đại khiến người trẻ hiện nay dễ bị co bóp cơ tim mạnh, tăng huyết áp làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Khi lượng máu chảy về não gia tăng đột ngột, cũng sẽ gây nguy cơ hình thành nên các cục máu đông, đây là nguyên nhân gây xuất huyết não hoặc tắc nghẽn mạch máu não thường gặp. 

3. Do lối sống không lành mạnh 

Một lối sống thiếu lành mạnh, không khoa học cũng có thể là yếu tố làm gia tăng tình trạng đột quỵ ở người trẻ. Các thói quen xấu trong lối sống có thể kể đến như:

  • Uống nhiều rượu bia: Người trẻ ở Việt Nam từ 18 – 45 tuổi đa phần thường uống rất nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá. Trong đó, việc uống trung bình 2 ly rượu/ngày khiến nguy cơ đột quỵ cao hơn 34%, hút trung bình 1 điếu thuốc lá làm nguy cơ đột quỵ tăng lên 48%. Việc thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá ở người trẻ kết hợp với việc ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ chính làm nguy cơ mắc đột quỵ ở người trẻ ngày càng tăng cao. 
  • Rối loạn giấc ngủ: Có một thực trạng dễ thấy hiện nay chính là người trẻ không chú trọng đến giấc ngủ. Rất nhiều bạn trẻ thức khuya để chơi game, sử dụng mạng xã hội, xem phim… Theo thống kê, ngủ không đủ 5 tiếng/đêm khiến nguy cơ đột quỵ tăng lên 83%, ngủ nhiều hơn 10 tiếng/đêm khiến nguy cơ mắc bệnh này tăng 63% so với những người có giấc ngủ trọn vẹn, đủ 7 – 8 tiếng/đêm. 
  • Lười vận động: Do tính chất cuộc sống hiện nay, nhiều người trẻ thường rất lười vận động, ít tập thể dục thể thao, ít tham gia các hoạt động xã hội, chủ yếu dành nhiều thời gian để sử dụng các thiết bị điện tử. Lười vận động khiến sức khỏe suy giảm, giảm lưu thông máu và gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ… 
Thức khuya, lười vận động, chế độ ăn uống thiếu khoa học khiến tỷ lệ mắc đột quỵ ở người trẻ ngày càng gia tăng
Thức khuya, lười vận động, chế độ ăn uống thiếu khoa học khiến tỷ lệ mắc đột quỵ ở người trẻ ngày càng gia tăng

4. Yếu tố khác

Bên cạnh những yếu tố đã kể trên, tình trạng đột quỵ ở người trẻ ngày càng gia tăng có liên quan đến các yếu tố khác như:

  • Tình trạng thừa cân, mỡ máu do chế độ ăn uống không phù hợp, ăn nhiều dầu mỡ
  • Chế độ ăn quá nhiều gia vị, thừa muối dẫn đến gia tăng bệnh lý về tim mạch, huyết áp, gây đột quỵ
  • Do tính chất công việc ít vận động làm gia tăng cân nặng, dẫn đến sự xuất hiện của tình trạng máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch
  • Do bệnh lý mãn tính và hội chứng chuyển hóa như tiểu đường type 2, tăng huyết áp, tăng đề kháng insulin… 
  • Do tâm lý chủ quan, cho rằng bản thân giàu sức khỏe, giàu năng lượng, không phòng ngừa và tầm soát đột quỵ cũng như các bệnh lý trong cơ thể. Không nắm được các triệu chứng đột quỵ dẫn đến việc không sớm phát hiện các dấu hiệu của bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời
  • Do các yếu tố khác như di truyền, tình trạng bất thường về đông máu, bất thường về mạch máu làm gia tăng nguy cơ vỡ hoặc tắc mạch máu… 

Dấu hiệu và cách xử lý khi bị đột quỵ ở người trẻ 

Một trong những vấn đề thường gặp ở các ca đột quỵ ở người trẻ là người bệnh thường có tâm lý chủ quan, không sớm nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ, khi được đưa đến bệnh viện thì đã bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị. Do đó, để ngăn ngừa, hạn chế tối đa các biến chứng đột quỵ, chúng ta cần nắm bắt được các dấu hiệu của bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ 

Khi bị đột quỵ, lập tức sau vài phút hoặc vài giờ, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như:

  • Chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, cơ thể bị mất thăng bằng, không kiểm soát được vận động, không thể thực hiện vận động theo ý muốn
  • Đột ngột không nói được, nói ngọng, nói nhảm, vô nghĩa, giọng nói bị méo, không thể hiểu được lời nói của bệnh nhân
  • Đột ngột bị suy giảm tầm nhìn, mất thị lực, nhìn mờ, hay xuất hiện ở một bên mắt
  • Hay bị tê bì tay chân, đột ngột bị tê tay hoặc chân, yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân, thường xuất hiện ở một bên cơ thể hoặc cả hai bên
  • Đau nhức đầu dữ dội, cử động khó khăn, trí nhớ suy giảm đáng kể… 

Khi có những dấu hiệu trên, bạn có thể nói một câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu người bệnh nói không rõ ràng, không thể nhắc lại câu thì nguy cơ bị đột quỵ là rất cao. Ngoài ra, một dấu hiệu đặc trưng thường gặp ở người đột quỵ chính là không thể nâng hai tay qua đầu cùng lúc. Nếu có một vài trong những triệu chứng này thì cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Đặc biệt, người bệnh cần thận trọng với các cơn thiếu máu não thoáng qua (đột quỵ nhẹ). Đột quỵ nhẹ là tình trạng thiếu máu não tạm thời do gián đoạn quá trình cung cấp máu lên não. Bệnh thường có các dấu hiệu như yếu một cánh tay hoặc chân vài phút, mất thị lực đột ngột, đau đầu, choáng váng tạm thời… Khi bị đột quỵ nhẹ, khả năng vận động sẽ sớm trở lại khiến người bệnh chủ quan bỏ qua. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, nếu có dấu hiệu này thì tốt nhất nên sớm thăm khám, tầm soát đột quỵ để có biện pháp xử lý kịp thời. 

Cách xử lý khi bị đột quỵ ở người trẻ 

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu bất cứ ai có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ liên quan đến đột quỵ, dù các triệu chứng khá mơ hồ, không rõ ràng thì cũng cần lập tức gọi cấp cứu 115 hoặc vận chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất để cứu chữa kịp thời. Trong quá trình chờ chuyển bệnh nhân đến bệnh viện hoặc chờ xe cấp cứu thì nên:

  • Nếu bệnh nhân còn tỉnh, nên liên tục đặt câu hỏi, nói chuyện để bệnh nhân không mất ý thức cho đến khi tiếp cận được với nhân viên y tế
  • Trong quá trình chuyển bệnh nhân đến bệnh viện, nên để bệnh nhân nằm nghiêng, nghiêng đầu sang một bệnh để tránh sặc, đầu đặt cao khoảng 30 độ để ngăn ngừa phù não
  • Đồng thời, nên giúp đường thở của bệnh nhân được thông thoáng bằng cách lấy dị vật, chất nôn trong miệng, ngoài ra nên nới rộng quần áo để bệnh nhân dễ thở hơn… 
Người bị đột quỵ cần được đưa đến bệnh viện nhanh chóng để không bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị
Người bị đột quỵ cần được đưa đến bệnh viện nhanh chóng để không bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị

Cách phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ 

Đột quỵ ở người trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng các biện pháp đơn giản như thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, tăng cường và nâng cao sức khỏe. Để phòng ngừa đột quỵ, người trẻ nên:

  • Xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh: Nên ngủ đúng giờ, đủ giấc khoảng 7 – 8 tiếng/ngày, từ bỏ các thói quen xấu như thức khuya, uống rượu bia, hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử… 
  • Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao: Nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe. Có thể chọn đi bộ nhanh, chạy bộ, tập yoga, bơi lội, đạp xe đạp, tập gym… để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa đột quỵ.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Một chế độ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, nhiều muối sẽ làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, chúng ta nên có một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, hợp lý, nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây. Xây dựng chế độ ăn có đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất là vitamin khoáng chất, chất béo, chất đạm và tinh bột. Hạn chế ăn nhiều muối, ăn đồ nướng, đồ chiên rán, thức ăn nhanh, đồ ngọt… Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, tránh sử dụng nước ngọt có gas.
  • Học cách thư giãn, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi: Để phòng ngừa đột quỵ, chúng ta cũng cần cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Nên học cách thư giãn, giảm stress bằng cách đọc sách, nghe nhạc, thay đổi không gian sống, tự thưởng cho mình sau khi làm việc hiệu quả, tập thiền định, tập yoga…

Đặc biệt, đối với những người trẻ có nguy cơ đột quỵ cao, nhất là khi gia đình có người từng bị tai biến mạch máu não, có bất thường về mạch máu, hoặc bản thân mắc các bệnh lý chuyển hóa, huyết áp, bị thừa cân, béo phì… thì nên thăm khám sức khỏe định kỳ, tầm soát đột quỵ để sàng loại loại bỏ yếu tố nguy cơ. Không nên lơ là, chủ quan trước các biểu hiện bất thường của cơ thể để tránh nguy cơ bỏ lỡ thời gian vàng điều trị các bệnh lý của cơ thể, đặc biệt là bệnh đột quỵ. 

Đột quỵ ở người trẻ là bệnh lý ngày càng có xu hướng gia tăng, ước tính mỗi năm tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ tăng 2% trong tổng số các ca bệnh. Bệnh không chỉ gây nguy cơ tử vong cao mà còn dễ để lại các di chứng nặng nề cho sức khỏe, làm suy sụp tinh thần của người bệnh và tạo nên gánh nặng về kinh tế cho người thân trong gia đình. Hy vọng những thông tin về yếu tố nguy cơ, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 16:23 - 05/09/2022 - Cập nhật lúc: 21:40 - 05/09/2022
Chia sẻ:
Sau đột quỵ nên ăn gì kiêng gì tốt cho sức khỏe là thắc mắc chung của nhiều người Đột Quỵ Nên Ăn Gì? 12+ Loại Thực Phẩm Tốt Cần Bổ Sung

Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có thể hỗ…

Thuốc chống đột quỵ chỉ được sử dụng khi có chỉ định 9 Loại Thuốc Chống Đột Quỵ Thường Được Bác Sĩ Chỉ Định

Thuốc chống đột quỵ là những loại thuốc tập trung vào việc điều trị cải thiện các nguyên nhân, yếu…

Phục hồi chức năng sau đột quỵ Phục Hồi Sau Đột Quỵ: 5 Liệu pháp chức năng có cải thiện tốt

Phục hồi chức năng sau đột quỵ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc khắc phục, cải thiện…

Chích máu đầu ngón tay bằng kim được khẳng định là trò bịp bợm, đánh lừa cộng đồng, tuyệt đối không nên áp dụng Sơ Cứu Đột Quỵ Bằng Kim Như Thế Nào Là Đúng Cách?

Sơ cứu đột quỵ bằng kim là một trong những mẹo được nhiều người chia sẻ, truyền tai nhau cho…

Lá ớt chỉ thiên được nhiều người cho rằng có tác dụng điều trị đột quỵ Lá Ớt Chữa Đột Quỵ Có Hay Đúng Như Những Lời Đồn?

Dùng lá ớt chữa đột quỵ là mẹo dân gian được nhiều người chia sẻ và áp dụng. Nhiều người…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua