Các bài thuốc đông y điều trị bệnh viêm bàng quang

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh viêm bàng quang trong dân gian có nhiều cách chữa trị, trong đó cách điều trị bằng những bài thuốc Đông y điều trị viêm bàng quang được nhiều người biết đến và áp dụng với những kết quả nhất định. Tuy nhiên bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng đều có ưu nhược điểm, nhất là khi người bệnh không biết cách áp dụng đúng dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.

Đông y điều trị viêm bàng quang có hiệu quả không
Thuốc Đông y hiện nay được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau

Bệnh viêm bàng quang theo Đông y là gì?

Theo các ghi chép từ Đông y và y học dân tộc lâu năm, bệnh viêm bàng quang cũng như nhiều căn bệnh khác ở đường tiết niệu đều được liệt vào nhóm bệnh tỳ hư, thấp nhiệt gây ra. Trong đó, y học cổ truyền cho rằng viêm bàng quang thuộc chứng Ngũ lâm. Bệnh sinh ra ở những thể có chứng thấp nhiệt, từ đó gây ra các bệnh cấp tính, nếu như bẩm tố âm hư hay huyết nhiệt tiếp tục tồn tại lâu ngày sẽ hình thành nên bệnh mạn tính. 

Do đó mà để điều trị bệnh, chủ yếu các thầy thuốc sẽ áp dụng phương pháp thanh trừ thấp nhiệt, lợi niệu.Trong hướng dẫn điều trị bệnh viêm bàng quang cấp theo Đông y, có thể điều trị đơn thuần bằng các vị thuốc y học cổ truyền, nếu như bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, đi tiểu ra máu sẽ cần kết hợp điều trị với các loại kháng sinh. Ngoài ra bệnh nhân cũng cần dùng thuốc nam dự phòng nếu như để xảy ra tình trạng tái bệnh. Kết hợp song song đó, người bệnh cần loại bỏ những nguyên nhân thuận lợi gây bệnh thì kết quả điều trị mới có tiên lượng tốt.  

Về dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang, theo Đông y được chia thành những nhóm sau:

  • Nhiệt lâm: Ở những người mắc chứng nhiệt lâm, bên cạnh tình trạng tiểu gắt, nóng rát vùng kín, người bệnh còn có biểu hiện sốt cao, mạch hồng sác hoặc hoạt sác, nước tiểu sẫm đục, mùi khai nồng, đau vùng hạ vị, màu sắc lưỡi bất thường lúc nhợt nhạt lúc đỏ…
  • Huyết lâm: Nhóm dấu hiệu huyết lâm kèm theo những triệu chứng như đái khó, mỗi khi đái bị đau rát ở lỗ niệu đạo và lỗ tiểu, viêm đường tiểu và có máu trong nước tiểu. Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp phải những triệu chứng khác không phổ biến như sốt, mạch hoạt sác hoặc nhu sác, lưỡi chấm đỏ như bị ứ huyết.
  • Lao lâm: Người bệnh mệt mỏi, xuất hiện những cơn đau âm ỉ hai bên thắt lưng, kèm theo đó là tình trạng nước tiểu ra lắt nhắt, buồn tiểu nhiều, tiểu xong vẫn có tình trạng đau ngầm hạ bộ xảy ra. Kèm theo đó là những dấu hiệu như đái đục, đái dắt, mạch tế sác vô lực….
Thuốc Đông y điều trị viêm bàng quang hiệu quả
Các dạng viêm bàng quang khác nhau sẽ được điều trị theo từng bài thuốc khác nhau

Theo Y học hiện đại, triệu chứng viêm bàng quang rất dấu với tình trạng viêm đường tiết niệu thông đường. Ban đầu triệu chứng chỉ xảy ra ở niệu đạo, bệnh nhân có biểu hiện tiểu rắt, tiểu nóng rát…. Sau đó tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bệnh tự khỏi hoặc bệnh nhân có thể viêm nhiễm nặng, tiểu ra máu cục và nhiễm trùng lan đến thận . Bàng quang là cơ quan nằm trong  hệ tiết niệu, do đó nếu bàng quang viêm và không được điều trị đúng cách thì khả năng ảnh hưởng đến thận có thể xảy ra. 

Nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang

Đông y điều trị viêm bàng quang
Nguyên nhân gây viêm bàng quang có thể đến từ thói quen vệ sinh và viêm nhiễm ở cả nam lẫn nữ giới

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm bàng quang thường là do chứng thấp nhiệt xâm phạm vào cơ thể gây bệnh cấp tính. Trường hợp bẩm tố âm hư hay huyết nhiệt, thấp nhiệt sẽ tiếp tục gây tổn hại đến sức khỏe và gây ra các bệnh mạn tính khác.

Theo y học hiện đại, viêm bàng quang còn được gọi là bệnh viêm bóng đái, đây  là cơ quan chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi được bài tiết. Viêm bàng quang xảy ra khi bàng quang bị nhiễm trùng, trong đó vi khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm . 

Hầu hết, nguyên nhân viêm bàng quang là do vi khuẩn gram âm, vi khuẩn đường ruột xâm nhập vào niệu đạo và gây viêm bàng quang. Phổ biến nhất là các chủng khuẩn như E.coli,  Pseudomonas aeruginosa,  Proteus mirabilis, Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm bàng quang là những người đã từng có tiền sử mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, viêm nhiễm đường tiết niệu mãn tính, hoặc tái phát nhiều lần. Ngoài ra những bệnh nhân đã hoặc đang điều trị bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, tắc nghẽn đường tiết niệu, hoặc người gặp phải các rối loạn chức năng ở hệ thống bài tiết, bệnh tiểu đường cũng sẽ có khả năng viêm bàng quang kèm theo.

Điều trị viêm bàng quang theo Đông y là gì?

Các loại thuốc Đông y điều trị viêm bàng quang
Dùng thảo dược Đông y điều trị viêm bàng quang an toàn và ít gây ra tác dụng phụ cho người bệnh

Áp dụng các bài thuốc Đông y điều trị viêm bàng quang là một cách thức điều trị lâu đời, chủ yếu là dùng các phương thuốc từ thảo dược đã qua sơ chế, sao vàng hoặc phơi khô để sắc thành thuốc. Thuốc Đông y thường lành tính, ít gây tác dụng phụ và được kê đơn tùy thuộc theo từng thể viêm. Trong đó viêm bàng quang cấp tính do thấp nhiệt và viêm bàng quang mạn tính do thận hư, thận âm hư sẽ điều trị theo từng cách khác nhau:

Viêm bàng quang cấp tính: Theo Đông y, viêm bàng quang cấp tính thường là do thấp nhiệt mà thành. Trong đó những triệu chứng đặc trưng là tình trạng đau tức vùng hạ vị, tiểu rắt, tiểu buốt kèm theo máu. Tình trạng sốt cao và có rêu vàng ở lưỡi cũng xảy ra. Để điều trị viêm bàng quang cấp tính ở dạng này, bệnh nhân sẽ được kê các bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm .

Ngoài ra khi cần thiết, thầy thuốc cũng sẽ thực hiện châm cứu hỗ trợ kích thích mạch máu lưu thông. Châm tại các huyệt như: quan nguyên, khí hải, trung cực, khúc cốt, thận du, tam âm giao, thái khê. Thời gian điều trị thường kéo dài trong vòng 10-15 ngày.

Viêm bàng quang mạn tính: Ở thể viêm mạn tính, nguyên nhân có thể là do âm hư, thận âm hư, hoặc kết hợp với thấp nhiệt mà thành bệnh. Người bệnh có thể nhận thấy những dấu hiệu của bệnh là đặc trưng là cơn đau nhói ở vùng hạ vị , tức ngực, đái rắt, tiểu tiện nhiều lần, kèm theo đó là tình trạng đau mỏi lưng, có rêu lưỡi màu trắng, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

 Điều trị viêm bàng quang mạn tính bằng thuốc Đông y cần thời gian lâu dài. Chủ yếu bệnh nhân được điều trị kết hợp củng cố chức năng thận, thanh nhiệt trừ thấp, thông lâm. Châm cứu cũng được áp dụng tại các vùng huyệt điểm như  huyệt trung cực, thận du, tam âm giao, bàng quang du. Thời gian điều trị cũng kéo dài trong 2 tuần.

Các bài thuốc Đông y điều trị bệnh viêm bàng quang

Đông y điều trị viêm bàng quang
Râu bắp là một trong những nguyên liệu có tác dụng chữa viêm bàng quang rất hiệu quả

Đối với những bệnh nhân chỉ bị viêm bàng quang nhẹ, có thể sử dụng thuốc Đông y để cải thiện triệu chứng. Các vị thuốc thanh nhiệt giải độc, trừ thấp thường được dùng để điều trị bệnh lý này, đặc biệt là bồ công anh, kim ngân hoa, hay các loại cây quen thuộc như sài đất, diếp cá,hoàng bá… Theo khoa học, những cây thuốc này cũng có tác dụng tiêu diệt nhóm vi khuẩn Gram âm gây viêm bàng quang.

Ngoài ra tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng mà người bệnh cần có sự lựa chọn dùng thuốc cho phù hợp. Trong đó nếu nguyên nhân từ huyết ứ, người bệnh nên dùng một số vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt lương huyết như rau má, đậu đen, hoặc là chi tử… Ngoài ra một số vị thuốc lợi niệu thường được dùng chữa viêm bàng quang như bông mã đề, cây cối xay, mía dò, thài lài tía…cũng giúp lọc nước tiểu, giúp hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả.

Bệnh nhân điều trị viêm bàng quang cấp tính cần ưu tiên thanh nhiệt trừ thấp lợi niệu, nếu chữa bệnh mạn tính cần lưu ý tư âm dưỡng thận thanh nhiệt. Sau đây là những bài thuốc thường được sử dụng chữa viêm bàng quang:

 Bài thuốc 1:

Chuẩn bị

  • Chuẩn bị khoảng 60g cây diếp cá tươi để nguyên rễ
  • 30g cây kim tiền thảo 
  • 15g hạt mã đề 

Cách thực hiện

  • Đầu tiên người bệnh chuẩn bị sơ chế các dược liệu, đặc biệt là rễ diếp cá cần được rửa sạch
  • Đem các cây thuốc sắc cùng với 500ml nước, nấu thuốc trên lửa vừ đến khi thuốc sắc còn 250ml
  • Khi thuốc nấu xong, người bệnh nên chia thành 2 lần uống trong ngày và áp dụng liên tục trong 10 ngày.

Bài thuốc số 2: 

Các bài thuốc Đông y điều trị viêm bàng quang
Diếp cá được dùng trong nhiều bài thuốc Đông y điều trị viêm bàng quang

Chuẩn bị

  • 5g rễ cây đậu biếc 
  • 10g rễ cỏ tranh 
  • 5g rau diếp cá để nguyên rễ
  • 15g rau má 

Cách thực hiện:

  • Đem các vị thuốc đi rửa sạch với nước và để ráo
  • Đem các vị thuốc sắc cùng với 700ml nước , đun lửa vừa cho thuốc sắc lại
  • Đến khi hỗn hợp thuốc còn khoảng 250ml thì lọc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày.
  • Người bệnh cần phải áp dụng bài thuốc uống liên tục trong 1 tuần liền.

Bài thuốc số 4:

Chuẩn bị

  • 15g rễ cây ngọc lan hoa trắng 
  • 20g râu ngô 
  • 10g rau diếp cá 

Cách thực hiện

  • Nguyên dược liệu trước khi được sử dụng cần được làm sạch sẽ.
  • Đem tất cả các vị thuốc trên cho vào ấm, sắc cùng với 400ml nước 
  • Đợi đến khi hỗn hợp thuốc sắc lại còn ⅔ ấm thì chia thành 2 lần uống trong ngày. 
  • Với bài thuốc này cần dùng liên tục trong 7 ngày liền.

Bài thuốc số 5: 

  • 45g cây ngải cứu luôn rễ
  • 10g mật ong 
  • 15g cỏ seo gà 
  • 15g rễ cỏ tranh 

Cách thực hiện

  • Đem cây ngải cứu, rễ cỏ tranh rửa sạch và ngâm nước muối 20 phút.
  • Đem tất cả các nguyên dược liệu còn lại cho vào nồi đổ nước đun sôi trong 15 – 20 phút
  • Đến khi thuốc sắc còn khoảng ⅔ ấm thì lọc lấy nước này để uống
  • Phần thuốc này có vị đắng nhẹ, để dễ uống người bệnh có thể hòa mật ong uống nóng. 
  • Mỗi ngày uống 1 phần thuốc và chia thành 2 lần uống trước bữa ăn. 

Bài thuốc số 6

Chuẩn bị

  • 16g mã đề 
  • 12g hoàng liên 
  • 12g hoàng bá 
  • 12g rễ cỏ tranh
  • 12 phục linh 
  • 8g mộc thông 
  • 8g hoạt thạch 
  • 8g trư linh 
  • 8g bán hạ chế

Cách thực hiện

  • Những dược liệu trên cần được sơ chế kỹ trước khi sử dụng
  • Đem dược liệu đã rửa sạch cho vào ấm sắc cùng với 700ml nước
  • Sắc uống mỗi ngày một thang, kiên trì áp dụng trong 5 – 7 ngày.

Bài thuốc số 7:

Chuẩn bị

  • 100g râu ngô 
  • 100g rau má
  • 100g mã đề
  • 50g ý dĩ
  • 40g sài đất 

Cách thực hiện

  • Đem các dược liệu đi phủi sạch và rửa qua nhiều lần nước để sạch đất cát
  • Tất cả dược liệu đem cho vào ấm, sau đó sắc cùng với 500ml nước 
  • Đến khi thuốc sắc còn khoảng 300ml thì lọc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày dùng liên tục trong tuần.

Trong dân gian có nhiều bài thuốc dùng điều trị viêm bàng quang, thông thường một số loại thảo dược được sử dụng như bồ công anh, thục địa, thạch hộc hoặc sa sâm, kim ngân hoa,  tri mẫu, hoàng bá… sẽ được kết hợp với nhau tùy thuộc vào tính chất của từng loại bệnh.

Các bài thuốc đông y điều trị bệnh viêm bàng quang có hiệu quả không?

Dùng thuốc Đông y điều trị viêm bàng quang hiệu quả không?
Nên kết hợp uống nhiều nước để làm sạch hệ thống tiết niệu và phòng bệnh tái phát

Các cách chữa viêm bàng quang dân gian từ loại cây thảo dược Đông y đến nay vẫn chưa được y học hiện đại công nhận trong quy trình điều trị. Tuy nhiên, Đông y áp dụng các phương thức điều trị này từ lâu đời, được nhiều bệnh nhân công nhận mang lại hiệu quả nhất định, lại tiết kiệm chi phí nên phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau. 

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, thuốc Đông y chỉ có tác dụng hỗ trợ đào thải các độc tố ứ trong cơ thể, giúp thanh lọc và làm sạch nước tiểu, kích thích lưu thông khí huyết, từ đó giúp khắc phục được hiện trạng của bệnh. Trước đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh cần phải chủ động thăm khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó sẽ có hướng điều trị bệnh triệt để hơn.

Với những bệnh nhân chỉ vừa mới có những dấu hiệu viêm bàng quang, có thể điều trị đơn thuần bằng thuốc đông y hoặc các loại thảo dược y học cổ truyền. Với những trường hợp bệnh nặng hơn, tình trạng bài tiết tắt nghẽn nghiêm trọng, sốt cao, đi tiểu ra máu thì bệnh nhân cần kết hợp điều trị với kháng sinh. Người bệnh cũng cần có biện pháp dự phòng trước những trường hợp viêm tái phát.

Cho đến nay, phương pháp Đông y vẫn được nhiều bệnh nhân áp dụng vì những ưu điểm về tính an toàn. Tuy nhiên nếu bệnh nhân nhận thấy thuốc đã dùng lâu ngày nhưng không có hiệu quả, tình trạng bệnh ngày càng tiến triển xấu thì nên thăm khám và kiểm tra chuyên khoa Thận – Tiết niệu. Theo nguyên tắc điều trị chung của y học hiện đại , bệnh viêm bàng quang sẽ được điều trị đơn giản bằng các thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, giúp loại trừ yếu tố gây bệnh và kết hợp điều trị dự phòng tái phát.

Điều trị viêm bàng quang theo Đông y với từng thể

Trong Đông y, viêm bàng quang được phân thành từng thể bao gồm thể nhiệt lâm, huyết lâm và lao lâm, để điều trị bệnh sẽ tùy vào từng thể mà có bài thuốc điều trị khác nhau. Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc sau:

Đối với thể nhiệt lâm

Với những bệnh nhân bị viêm bàng quang do thể nhiệt lâm, trong điều trị cần ưu tiên thanh nhiệt lợi thấp. Mục đích điều trị là để hạ sốt với các dược liệu chính bao gồm oạt thạch, cam thảo, cù mạch, mộc thông, biển súc hay xa tiền tử. Trong y học hiện đại thì các bài thuốc này cũng có tác dụng giúp kháng khuẩn tụ cầu vàng, các chủng khuẩn gây bệnh như Proteus, Enterobacter như Chi tử, Đại hoàng, Cam thảo.

Bài thuốc đặc trị

  • 12g hoạt thạch 
  • 12g cù mạch 
  • 12g biển súc 
  • 8g mộc thông 
  • 12g chi tử 
  • 8g đại hoàng 
  • 12g xa tiền tử 
  • 8g cam thảo bắc

Để nấu thuốc, trước tiên người bệnh cần đem vệ sinh các dược liệu thật sạch. Sau đó đem các dược liệu này cho vào ấm sắc cùng với 1l nước. Đun sôi đến khi thuốc còn lại hơn một nửa ấm thì lọc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng thuốc 2 lần trước bữa ăn.

Đối với thể huyết lâm 

Đối với bài thuốc chữa viêm bàng quang do thể huyết lâm, bệnh nhân cần được điều trị theo hướng thanh nhiệt giải độc lương huyết chỉ huyết. Sử dụng dược liệu là hoạt thạch, Sinh địa để hạ sốt, kết hợp điều trị lợi tiểu bằng mộc thông, Đạm trúc diệp. Cầm máu bằng chi tử, ngẫu tiết, bồ hoàng, tiểu kế cùng với trắc bá diệp.

Bài thuốc sử dụng:

  • 40g sinh địa 
  • 20g tiểu kế 20g
  • 12g hoạt thạch 
  • 12g mộc thông
  • 20g bồ hoàng sao
  • 12g đạm trúc diệp 
  • 30g ngẫu tiết 
  • 20g đương quy 
  • 12g chi tử 
  • 20g trắc bá 

Với những vị thuốc trên, sau khi rửa sạch qua nước nhiều lần thì người bệnh đem cho vào ấm sắc cùng với 1L nước. Đun đến khi hỗn hợp nước sắc cùng dược liệu đến khi thuốc còn khoảng ⅔ ấm thì tắt bếp, lọc lấy phần nước uống. Dùng thuốc mỗi ngày 1 lần, đến khi triệu chứng cải thiện thì dừng hẳn.

Đối với thể lao lâm

Thể lao lâm gây viêm bàng quang là một thể nguy hiểm, vì thế cần có sự theo dõi đặc biệt từ thầy thuốc. Để điều trị, bệnh nhân sẽ điều trị theo hướng tư âm, thanh nhiệt, trừ thấp nhằm mục đích kháng viêm và hạ sốt, kèm theo tác dụng lợi tiểu từ các vị thuốc quen thuộc như phục linh, hoặc là trạch tả, đơn bì, tri mẫu, hoàng bá.

Bài thuốc sử dụng:

  • 40g thục địa 
  • 16g hoài sơn 
  • 20g đơn bì 
  • 8g trạch tả 
  • 16g sơn thù 
  • 12g phục linh 
  • 20g hoàng bá 
  • 20g tri mẫu 
  • 20g kim ngân 
  • 20g liên kiều 20g.

Người bệnh đem các nguyên dược liệu trên sắc cùng với lượng nước từ 800ml – 1l, sau đó đợi trong khoảng 30ph – 1h đồng hồ sau có thể lọc lấy phần nước uống. Mỗi ngày có thể sử dụng thuốc 1 lần sau khi ăn. Áp dụng liên tục trong vòng 10 – 15 ngày.

Phòng tránh biến chứng của viêm bàng quang

Kết hợp với điều trị viêm bàng quang, người bệnh cần phải chủ động trong khâu phòng ngừa bệnh. Viêm bàng quang cấp nếu không được điều trị triệt để, rất dễ dẫn đến biến chứng mạn tính và làm tăng nguy cơ tổn thương đến những cơ quan khác. Để phòng tránh biến chứng viêm bàng quang thì người bệnh nên tuân thủ một số nguyên tắc,, bao gồm:

  • Người  bệnh cần phải uống nhiều nước.
  • Tuyệt đối không nhịn tiểu, đi tiểu ngay khi thấy buồn tiểu
  • Người bệnh nhân lau  từ trước ra sau sau khi đi tiểu.
  • Không sử dụng các loại sản phẩm tẩy rửa sâu,  thụt rửa âm đạo 
  • Phụ nữ không dùng dung dịch vệ sinh dạng xịt, các thuốc diệt tinh trùng.
  • Tuyệt đối không nên quan hệ tình dục nếu đang bị viêm bàng quang
  • Hạn chế thói quen tắm bồn tắm và thay vào đó nên tắm vòi sen
  • Dùng giấy lau vùng kín từ trước ra sau, giữ vệ sinh cơ thể đúng cách.
  • Thường xuyên giặt quần lót và phơi khô dưới nắng để diệt vi khuẩn.
  • Uống nhiều nước và bổ sung nhiều loại trái cây, rau xanh để hạn chế táo bón.

 Đối với những trường hợp viêm bàng quang cấp thông thường, bệnh thường khỏi sau khi điều trị với kháng sinh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên đa số những bệnh nhân không chăm sóc đúng sau điều trị vẫn xảy ra tình trạng tái bệnh, do vi khuẩn vẫn có khả năng ngược dòng lên niệu quản. Bệnh cũng có thể tái phát. Tình trạng viêm bàng quang tái phát 4 lần trở lên trong 1 năm sẽ rất nguy hiểm. Nếu để lại sẹo xơ ở bàng quang thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến khả năng bài tiết và sinh sản ở nữ giới.

Các bài thuốc đông y điều trị bệnh viêm bàng quang được đề cập trong bài viết được dân gian áp dụng phổ biến. Tuy nhiên thuốc Đông y chỉ thật sự hiệu quả với những trường hợp bệnh nhân mới phát bệnh, triệu chứng viêm bàng quang chưa nghiêm trọng. Nếu nhận thấy kết quả điều trị không được như mong đợi, tốt nhất người bệnh cần tìm đến các cơ sở chuyên khoa khác để thăm khám và chữa bệnh triệt để hơn.

Bài viết liên quan:

Ngày đăng 07:54 - 15/01/2023 - Cập nhật lúc: 13:08 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Ung thư bàng quang giai đoạn cuối: Dấu hiệu, điều cần biết

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối hay ung thư bàng quang giai đoạn 4 là mức độ nặng nhất…

8 bệnh viện khám chữa viêm bàng quang tốt nhất hiện nay

Khám viêm bàng quang ở đâu là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quang tâm. Bệnh gây ra nhiều…

Viêm bàng quang Viêm bàng quang là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Viêm bàng quang là một trong những bệnh lý về hệ tiết niệu phổ biến hiện nay. Bệnh không chỉ…

bệnh bàng quang thần kinh Bệnh bàng quang thần kinh là gì? Biểu hiện, cách điều trị

Bệnh bàng quang thần kinh đề cập đến tình trạng rối loạn chức năng bàng quang có liên quan tới…

Các bài thuốc đông y điều trị bệnh viêm bàng quang

Bệnh viêm bàng quang trong dân gian có nhiều cách chữa trị, trong đó cách điều trị bằng những bài…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Từng sử dụng rất nhiều biện pháp loại bỏ sỏi nhưng không thành công, ông chú U50 đã loại bỏ hoàn toàn viên sỏi 20mm chỉ sau 1 liệu trình- KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT. Xem Ngay!
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua