Dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ và cách khắc phục

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng đôi khi tình trạng này cũng ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt là khi thời tiết nóng và ẩm ướt.

dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ
Dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ thường không nghiêm trọng và có thể áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà

Khi thời tiết nóng lỗ chân lông bị tắc nghẽn giữ mồ hôi lại bên dưới da. Điều này có thể hình thành nên các nốt mẩn đỏ và khiến người bệnh cảm thấy bị châm chích hoặc ngứa dữ dội. Nổi mẩn đỏ do dị ứng thời tiết nóng thường có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Các trường hợp nghiêm trọng cần nhận được sự chăm sóc y tế, tuy nhiên cách tốt nhất để giảm các triệu chứng là làm mát da và ngăn tiết mồ hôi.

Dưới đây là một số biện pháp có thể khắc phục tình trạng nổi mẩn ngứa khi trời lạnh mà người bệnh có thể tham khảo.

Các biện pháp khắc phục nổi mẩn đỏ do dị ứng thời tiết nóng 

Có nhiều biện pháp khắc phục tình trạng nổi mẩn ngứa do thời tiết nóng. Điều quan trọng là không làm trầy xước da. Do đó, hạn chế gãi, vì điều này có thể dẫn đến kích ứng và gây nhiễm trùng. Một số biện pháp khắc phục tình trạng dị ứng thời tiết nóng bao gồm:

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

1. Tắm hoặc làm mát da

Tình trạng nổi mẩn đỏ do thời tiết nóng có thể được khắc phục sau khi da được làm mát. Tắm hoặc vệ sinh da nhẹ nhàng có thể làm thoáng lỗ chân lông. Điều này là rất quan trọng, vì lỗ chân lông bị tắc sẽ góp phần hình thành các nốt mẩn đỏ.

Sau khi tắm xong, hãy chắc chắn rằng bạn làm khô da đúng cách. Da ẩm ướt có thể bị kích ứng và làm tình trạng nổi mẩn đỏ thêm nghiêm trọng.

2. Làm mát không khí

Trong khi bị nổi mẩn đỏ, bạn nên hạn chế việc đổ mồ hôi quá nhiều và tránh không khí ẩm. Làm mát không khí rất quan trọng trong việc hạn chế nổi mẩn đỏ khi thời tiết nóng điều này giúp da da luôn mát và khô thoáng. Ở trong phòng máy lạnh hoặc sử dụng quạt gió để tránh việc đổ mồ hôi quá mức.

3. Mặc quần áo phù hợp

Khi da của bạn bị nổi mẩn đỏ, tránh mặc quần áo gây kích ứng da hoặc khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn. Sử dụng quần áo hút ẩm, nhẹ và mỏng có thể hạn chế tình trạng kích ứng da và giúp điều trị các nốt mẩn ngứa.

Khi chơi thể thao, mặc quần áo làm bằng loại vải thích hợp được thiết kế riêng cho các hoạt động thể dục và thể thao. Điều này có thể hạn chế tình trạng mồ hôi làm ẩm ướt da gây mẩn đỏ.

4. Chườm lạnh

Chườm lạnh rất tốt cho việc làm dịu da khi bị kích thích. Ngâm một chiếc khăn mỏng trong nước lạnh hoặc đá bọc trong vải và chườm lên vùng da nổi mẩn đỏ. Điều này có thể làm giảm đau và kích ứng liên quan đến việc nổi mẩn ngứa khi thời tiết nóng.

5. Tắm bằng bột yến mạch

Bột yến mạch có hiệu quả cao trong việc giảm ngứa và viêm. Do đó sử dụng bột yến mạch có thể là một biện pháp khắc phục tình trạng nổi mẩn đỏ do thời tiết nóng hoặc các bệnh viêm da khác.

dị ứng thời tiết nóng gây nổi mẩn đỏ
Bột yến mạch có thể làm dịu da, điều trị các cơn ngứa, nổi mẩn đỏ do dị ứng thời tiết nóng

Người bệnh có thể cho một hoặc hai chén bột yến mạch xay mịn trong bồn nước ấm và ngâm trong 20 phút. Hãy chắc chắn rằng nước không quá nóng, vì nước nóng sẽ làm khô da và gây kích ứng da.

Bạn cũng có thể tạo một hỗn hợp với bột yến mạch và nước và đắp lên da như mặt nạ. Hoặc bạn cũng có thể cho yến mạch vào một mảnh vải mỏng, cột lại cẩn thận. Sau đó dùng bọc này để vệ sinh da khi tắm.

6. Baking soda

Baking soda (Sodium bicarbonate) có thể làm dịu cơn ngứa trên da. Các hoạt chất có trong Baking soda có thể khắc phục tình trạng nổi mẩn đỏ do trời nóng và hạn chế tình trạng ngứa da do các bệnh viêm da khác mang lại.

Bạn có thể thêm 3 đến 5 muỗng Baking soda vào bồn nước ấm và ngâm mình trong khoảng 20 phút. Không nên sử dụng nước quá nóng để ngâm mình bởi vì nước nóng sẽ làm khô da và gây ngứa.

7. Nha đam

Nha đam là một chất chống viêm và sát trùng có thể làm mát da và ngăn ngừa các vấn đề nhiễm trùng. Điều này có thể làm dịu các vết sưng, mẩn đỏ và đau. Sử dụng gel lô hội tươi hoặc nha đam tinh chế lên vết mẩn đỏ để giảm bớt sự khó chịu, làm mát, chống ngứa và ngăn chặn việc hình thành các tổn thương trên da.

8. Sử dụng thuốc kháng Histamine

Thuốc kháng Histamine không kê đơn (dạng bôi và dạng uống) có thể làm giảm ngứa liên quan đến việc nổi mẩn ngứa khi trời nóng. Có thể sử dụng thuốc cho trẻ em và cả người lớn. Tuy nhiên, nếu bạn cho trẻ em dùng thuốc kháng Histamine, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa hoặc dược sĩ về loại nào là tốt nhất.

9. Thuốc mỡ chống ngứa

Các dạng nổi đỏ khi trời nóng nghiêm trọng hơn có thể cần bôi thuốc mỡ lên da để giảm bớt sự khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng.

dị ứng thời tiết nóng
Thoa thuốc mỡ chống ngứa không kê đơn để điều trị dị ứng thời tiết nóng

Các loại thuốc mỡ điều trị dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ có thể bao gồm:

  • Calamine lotion có thành phần chính của sản phẩm là Oxit kẽm. Sản phẩm có thể hỗ trợ điều trị các cơn ngứa khi nổi mẩn đỏ do thời tiết nóng.
  • Lanolin khan, có thể giúp hạn chế tắc nghẽn tuyến mồ hôi và ngăn chặn các tổn thương trên da.
  • Steroid thoa tại chỗ trong trường hợp nổi mẩn nặng.
  • Kem Hydrocortisone có thể được sử dụng để chống ngứa. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng kem trong thời gian quy định để tránh làm mỏng da.

Khi nào đi khám bác sĩ?

Mặc dù có một số biện pháp khắc phục tại nhà điều trị nổi mẩn đỏ do thời tiết nóng có hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo hướng dẫn của bác sĩ nếu có bất kỳ biến chứng nào xảy ra. Đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Sốt hoặc sốt lặp lại nhiều lần
  • Viêm họng hoặc đau họng
  • Đau cơ
  • Xuất hiến bất kỳ triệu chứng giống như cúm hoặc cảm lạnh nào khác
  • Bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu các nốt mẩn đỏ không biến mất trong vòng một tuần sau khi bắt đầu điều trị.
  • Nếu vết mẩn đỏ có dấu hiệu bị nhiễm trùng như: Có mủ, rò rỉ dịch màu trắng hoặc hơi vàng.

Biện pháp phòng ngừa

Vì dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ xảy ra khi cơ thể bạn quá nóng và đổ nhiều mồ hôi. Do đó bạn có thể ngăn ngừa nổi mẩn do nóng bằng cách làm mát cơ thể. Để ngăn ngừa nổi mẩn, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau vào những ngày nóng:

  • Ở trong khu vực máy lạnh hoặc nơi mát mẻ
  • Uống nhiều nước, từ 1,5 – 2 lít mỗi ngày
  • Không nên mặc quá nhiều quần áo
  • Tránh các hoạt động thể chất quá mức
  • Tắm nước mát hoặc làm mát cơ thể thường xuyên
  • Hạn chế sử dụng các loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt gà, động vật có vỏ,…
  • Nghỉ ngơi nhiều và hạn chế căng thẳng, stress trong việc và cuộc sống

Khi thời tiết thay đổi đặc biệt là khi nắng nóng dễ gây dị ứng và kích ứng da. Do đó để điều trị và ngăn ngừa các bệnh dị ứng nói chung bạn nên thực hiện những thói quen tốt và bảo vệ cơ thể. Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn khi có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào.

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 08:57 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 18:17 - 05/06/2023
Chia sẻ:
Dị ứng kem chống nắng do nhiều nguyên nhân gây ra Dấu hiệu dị ứng kem chống nắng và cách xử lý, phòng ngừa

Dị ứng kem chống nắng không còn là hiện tượng xa lạ do số người sử dụng ngày một nhiều…

Dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ và cách khắc phục

Dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng đôi…

thuốc clorpheniramin 4mg Thuốc Clorpheniramin 4mg có tác dụng gì, giá bán và cách dùng

Thuốc Clorpheniramin 4mg thuộc nhóm thuốc kháng Histamine có tác dụng khắc phục các triệu chứng ngứa ngáy hay phát…

Các Loại Thuốc Chống Dị Ứng được Sử dụng phổ biến hiện nay

Thuốc chống dị ứng là những loại thuốc có tác dụng chống lại các dị nguyên là tác nhân gây…

thuốc zyrtec Thuốc Zyrtec – Giá bán, cách sử dụng điều trị dị ứng

Zyrtec là một loại thuốc kháng Histamine được sử dụng tương đối phổ biến trong các trường hợp bị dị…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tin tưởng sử dụng bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc, diễn viên Khánh Linh đã khỏi bệnh sau 1 liệu trình.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua