Dị ứng thịt bò – Biểu hiện nhận biết và cách xử lý tại chỗ

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng thịt bò là tình trạng xuất hiện các hiện tượng như ngứa, nổi mẩn đỏ, buồn nôn, khó thở, khoang miệng khó chịu khi ăn phải thịt bò. Không chỉ vậy, một số trường hợp dị ứng còn gây ra sốc phản vệ dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, mất ý thức, hôn mê sâu và thậm chí là tử vong.

Dị ứng thịt bò là hiện tượng cơ thể phản ứng với các protein lạ có trong thịt bò
Dị ứng thịt bò là hiện tượng cơ thể phản ứng với các protein lạ có trong thịt bò

Dấu hiệu nhận biết dị ứng thịt bò

Triệu chứng của dị ứng thực phẩm có thể là một hay nhiều biểu hiện. Tùy vào cơ địa mỗi người và lượng protein lạ nạp vào cơ thể mà có các dấu hiệu nhận biết như sau:

Với mức độ dị ứng nhẹ

Các dấu hiệu dị ứng thuộc trường hợp này thường là:

  • Da ngứa ngáy, khoang miệng khó chịu là dấu hiệu đầu tiên do chất histamin được giải phóng. Bạn vẫn có thể tiếp tục ăn được nếu cố gắng kiềm chế cơn ngứa.
  • Các mẩn đỏ có thể biến mất sau một vài ngày.

Với mức độ trung bình

Dị ứng thịt bò còn có thể gây ra một số triệu chứng như:

  • Tình trạng nổi mề đay, viêm da dị ứng làm da phồng lên ở vùng mắt và môi. Có thể lan rộng ra hoặc gây sưng cổ, tay hoặc chân.
  • Ngứa ở mắt, mũi dẫn đến chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi kèm theo các triệu chứng của hen suyễn như nặng ngực khó thở, thở khò khè, ho.
  • Nếu ăn nhiều thịt bò hoặc cơ thể phản ứng mạng thì có thể xuất hiện các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy…

Với mức độ dị ứng nặng

Sốc phản vệ là biểu hiện nghiêm trọng nhất của dị ứng thịt bò, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến hôn mê sâu thậm chí là tử vong. Các biểu hiện thường gặp:

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]
  • Sốc phản vệ thường gây ra các triệu chứng như phù mạch, ngứa vùng hầu họng, khó phát âm, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, mất ý thức…
  • Các trường hợp sốc phản vệ thường gặp ở những bệnh nhân đã mắc bệnh hen suyễn, nhất là những người bị hen suyễn mà không được kiểm soát tốt.
  • Đặc biệt, những người đã bị sốc phản vệ do dị ứng thịt bò nếu tiếp tục gặp phải tình trạng này thì nguy cơ tử vong là rất cao.

Nguyên nhân gây ra dị ứng thịt bò

Các tế bào bạch cầu vỡ nhiều và đồng loạt làm giải phóng các chất trung gian histamin là nguyên nhân chính gây ra dị ứng
Các tế bào bạch cầu vỡ nhiều và đồng loạt làm giải phóng các chất trung gian histamin là nguyên nhân chính gây ra dị ứng

Thịt bò nằm trong nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng như cá, các loại hải sản, quả óc chó, trứng… Thịt bò được cho là món ăn bổ dưỡng và vô cùng cần thiết cho sức khỏe con người. Thế nhưng với một số người, thịt bò chính là nguyên nhân gây nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của họ.

Được biết, nguyên nhân chính gây dị ứng là do thịt bò chứa hàm lượng protein cực kì cao. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong 100g thịt bò có tới 28g protein cùng các vitamin và khoáng chất. Trong 28g protein này sẽ có những protein lạ, chúng xâm nhập vào đường ruột khiến cơ thể không thể hấp thụ mà còn khiến cơ thể sinh ra phản ứng dị ứng miễn dịch  nhằm tiêu diệt chất lạ đó.

Hiện tượng dị ứng xảy ra khi các protein lạ vào được vận chuyển lên máu và kết hợp với một loại kháng thể có sẵn ở bề mặt tế bào bạch cầu. Sự kết hợp này khiến các tế bào bạch cầu vỡ nhiều và đồng loạt làm giải phóng các chất trung gian histamin. Đây chính là thủ phạm gây ra  dị ứng với các triệu chứng như ngứa dữ dội, da xuất hiện các mẩn đỏ, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt…

Các đối tượng có nguy cơ bị dị ứng thịt bò

Trẻ em là những đối tượng dễ bị dị ứng thịt bò hơn hết
Trẻ em là những đối tượng dễ bị dị ứng thịt bò hơn hết

Mặc dù có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi, bất kỳ đối tượng nào nhưng dị ứng thịt bò có thể gặp ở:

  • Những gia đình có người dị ứng

Dị ứng thịt bò nói riêng và dị ứng thực phẩm nói chung thường có yếu tố di truyền. Mặc dù chưa thể khẳng định nhưng đa số những người có cha mẹ từng bị dị ứng thì nguy cơ dị ứng là rất cao.

  • Trẻ em

Đối tượng có nguy cơ bị dị ứng thịt bò cao nhất hiện nay chính là trẻ em. Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định đồng thời sức đề kháng khá yếu nên rất dễ bị dị ứng do các chất đạm trong thịt bò không được hấp thu hết.

  • Những người có bệnh lý trong người

Hiện tượng dị ứng thịt bò thường xảy ra ở người mắc viêm da cơ địa, bệnh mề đay, viêm da dị ứng… Nguyên nhân là do thịt bò làm các bệnh này phát triển mạnh gây ngứa da, mề đay, mẩn đỏ.

Cách xử lý nhanh chóng khi bị dị ứng

Căn cứ vào trình trạng, mức độ bệnh mà có những cách xử lý phù hợp. Cụ thể:

Biện pháp xử lý với trường hợp dị ứng nhẹ

Trà gừng vị cay, tính ấm giúp giảm thiểu đáng kể các triệu chứng dị ứng
Trà gừng vị cay, tính ấm giúp giảm thiểu đáng kể các triệu chứng dị ứng

Với các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, mề đay, ngứa nhẹ mà không xuất hiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu thì bạn có thể thực hiện bằng cách:

  • Chườm nóng

Có thể sử dụng một số thảo dược lành tính như kinh giới, cúc tần, lá khế, hương nhu, ngải cứu để chườm ở các vị trí ngứa. Bạn dùng một trong các loại lá này mang rửa sạch, đem rang nóng rồi bọc vào chiếc khăn sạch để chườm lên da để giúp các máu lưu thông thuận tiện, giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

  • Uống trà gừng

Trà gừng vị cay, tính ấm có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ làm giảm các triệu chứng dị ứng. Không chỉ vậy, trà gừng còn có thể làm ấm bụng, xoa dịu cơn đau do dị ứng thịt bò gây ra.

  • Dùng mật ong

Mật ong chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên rất tốt cho cơ thể. Không chỉ vậy, mật ong còn có khả năng kháng khuẩn chống viêm rất tốt. Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Australia chỉ ra rằng, so với các loại thuốc kháng sinh Mupirocin, mật ong còn có tác dụng điều trị mầm bệnh đa kháng cao hơn rất nhiều.

Để giảm thiểu các triệu chứng dị ứng đồng thời giúp cơ thể hồi phục tốt hơn, bạn có thể uống một 1 ly mật ong pha nước ấm từ 2 – 3 ngày.

Biện pháp xử lý với trường hợp dị ứng nặng

Các trường hợp dị ứng nặng sẽ được chỉ định dùng thuốc
Các trường hợp dị ứng nặng sẽ được chỉ định dùng thuốc

Với các triệu chứng ở mức độ trung bình và nặng như nôn mửa, tiêu chảy, da sưng phồng, hoa mắt, chóng mặt… Bạn xử lý như sau:

  • Nếu người bệnh chỉ nôn mửa, tiêu chảy: Nên dùng dung dịch oresol để bù nước và điện giải. Lúc này không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy hoặc thuốc dạ dày để làm giảm các triệu chứng. Việc sử dụng các loại thuốc này sẽ khiến độc tố không được bài trừ làm tình trạng dị ứng thêm nghiêm trọng hơn.
  • Nếu người bệnh khó thở, mệt mỏi ngất xỉu hoặc sốc phản vệ thì nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như: thuốc kháng histamin, thuốc Corticoid (dành cho chứng co thắt phế quản gây khó thở) hoặc Epinephrin (thuốc ổn định huyết áp, ngăn chặn sốc phản vệ).
  • Nếu bệnh nhân sốc phản vệ: Nên gọi xe cấp cứu ngay lập tức, trong lúc chờ xe thì đặt bệnh nhân ở tư thế chân cao hơn đầu. Đồng thời, cần tiến hành hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng

Phòng ngừa dị ứng thịt bò là cần thiết vì nếu một khi tình trạng dị ứng xảy ra sẽ khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Có thể phòng ngừa bằng cách:

  • Loại bỏ thịt bò và các sản phẩm có nguyên liệu từ thịt bò khỏi khẩu phần ăn. Ngoài ra, cũng nên tránh tiếp xúc với thịt bò qua da hay hít chúng.
  • Cần nắm được các dấu hiệu lâm sàng của bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Khi các phản ứng có xu hướng gia tăng và nặng hơn thì nên thăm khám và điều trị ở cơ sở y tế chuyên khoa.
  • Nếu phải đi ăn ngoài thì tốt nhất nên chọn những món đơn giản như gà, cá nước không nước sốt. Phải luôn kiểm tra thành phần của món ăn khi gọi để ngăn ngừa dị ứng.

Có thể nói, tùy vào lượng protein lại dung nạp vào cơ thể và cơ địa của mỗi người mà ở các dấu hiệu nhận biết có khác biệt nhất định. Mặc dù dị ứng thịt bò là hiện tượng phổ biến hiện nay, tuy nhiên nếu có các triệu chứng bệnh ở mức độ trung bình và nặng, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.

Có thể bạn quan tâm

 

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 07:58 - 03/03/2023 - Cập nhật lúc: 13:02 - 04/03/2023
Chia sẻ:
Dấu hiệu dị ứng son môi và cách khắc phục

Có rất nhiều người mắc bệnh dị ứng son môi khiến môi bị ngứa ngáy, mọc mủ, sưng tấy, lở…

Dị ứng da – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Dị ứng da là tình trạng bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Theo thống kê của ngành Da…

5 địa chỉ khám – xét nghiệm dị ứng tốt nhất hiện nay ở TP HCM

Khi bị dị ứng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó…

Dị ứng khẩu trang y tế do đâu, làm sao hết?

Tình trạng dị ứng khẩu trang y tế gây ngứa ngáy, nổi mụn khiến nhiều người lo lắng, hoang mang.…

Dị ứng sữa tắm – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Dị ứng sữa tắm là hiện tượng thường xảy ra ở những người có làn da nhạy cảm hoặc sử…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tin tưởng sử dụng bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc, diễn viên Khánh Linh đã khỏi bệnh sau 1 liệu trình.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua