VTV2 giới thiệu bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang điều trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng

Mặt nổi mụn như rôm là do dị ứng hay bệnh gì? Cách xử lý

Dị ứng sưng phù mặt có nguy hiểm không? Phải làm sao?

Dị ứng thức ăn – Dấu hiệu và cách chữa trị

Bị dị ứng thời tiết nên tắm bằng những loại lá này

Bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em – Triệu chứng và cách trị

Dị ứng thời tiết có tự khỏi được không?

Dị ứng da – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Dị ứng sữa mẹ – Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa quanh bụng: Nguyên nhân và cách điều trị

Dị ứng sưng phù mặt có nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Sau một đêm ngủ dậy, đột nhiên mặt bị sưng phù. Sau 1-2 ngày vẫn không khỏi. Đừng lơ là, có thể bạn đang bị dị ứng sưng phù mặt. Và có thể nó báo hiệu cho bạn căn bệnh nguy hiểm mà bản thân không nghĩ đến.

Đừng chủ quan khi đột nhiên bị sưng phù mặt
Đừng chủ quan khi đột nhiên bị sưng phù mặt

Những nguyên nhân hàng đầu gây dị ứng sưng phù mặt

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân gây dị ứng sưng phù mặt, bạn cần biết nó được hình thành do đâu. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, dị ứng sưng phù mặt hình thành do sự tích tụ độc tố, chất lỏng trong cơ thể quá nhiều. Đôi khi rất khó xác định một người có bị dị ứng sưng phù mặt hay không vì nhìn bằng mắt thường rất khó xác định được.

Vùng da bị sưng phù sẽ nhạt màu, ấn vào sẽ bị lõm xuống. Các dấu hiệu kèm theo tình trạng này thường là lượng nước tiểu ít đi, khó thở. Đặc biệt là cân nặng tăng hằng ngày từ 1-2 kg.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do: sốc phản vệ; tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hooc môn; hấp thụ quá nhiều cortisol- một loại hooc môn chống căng thẳng; viêm kết mạc, viêm xoang, viêm mô tế bào; quai bị; phù mạch; có thai; chấn thương; nhiễm trùng hoặc khối u gây nên.

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng dị ứng sưng phù mặt còn là dấu hiệu cảnh báo những bất thường trong cơ thể. Việc tiêu thụ quá nhiều muối 1 ngày (quá 5gr) sẽ khiến cơ thể tích tụ chất lỏng, gây tình trạng sưng phù. Ngủ sai tư thế và giấc ngủ không thoải mái khiến máu lưu thông kém cũng gây nên tình trạng sưng phù mặt.

Ăn quá nhiều muối cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sưng phù mặt
Ăn quá nhiều muối cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sưng phù mặt

Nếu tình trạng sưng phù mặt đi kèm với sự xuất hiện các nốt mụn đỏ, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu nhiều ngày thì tốt nhất bạn nên đi khám vì có thể bạn đang mắc bệnh dị ứng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cẩn thận với các bệnh về thận khi mặt đột nhiên bị dị ứng sưng phù, nhiều ngày không khỏi và hay đi tiểu nhiều.

Bị dị ứng sưng phù mặt hãy cẩn thận với hội chứng Cushing

Hội chứng Cushing được biết đến với biểu hiện sưng phù nề mặt và chân tay yếu ớt.
Thêm vào đó, da người bệnh mỏng, dễ đỏ ửng và mụn nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra hội chứng Cushing là do lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm có nguồn gốc từ corticoid. Những thuốc điển hình có nguồn gốc từ corticoid là Dexa, thuốc tàu, cao đơn hoàn tán, thuốc tể…

Hậu quả của hội chứng này, ngoài việc khiến cho mặt người bệnh sưng phù nề, mất tự tin trong giao tiếp còn khiến họ bị mệt mỏi kéo dài, tăng huyết áp (thậm chí gây đái tháo đường), viêm loét dạ dày, loãng xương và yếu cơ…

Người mắc bệnh Cushing với biểu hiện sưng phù nề mặt và chân tay yếu ớt.
Người mắc bệnh Cushing với biểu hiện sưng phù nề mặt và chân tay yếu ớt.

Đa phần người mắc hội chứng Cushing có thể được chữa khỏi nếu điều trị sớm và kiên trì điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Cách chữa hội chứng này là phục hồi chức năng của tuyến thượng thận. Tuy nhiên thời gian phục hồi có thể mất vài tháng đến vài năm tùy vào thời gian dùng thuốc có chứa corticoid trước đó của bệnh nhân.

Do đó, khi thấy mình bị dị ứng sưng phù mặt kéo dài nhiều ngày không khỏi, bạn nên kiểm tra lại việc sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau mình đã dùng trong thời gian qua để biết mình có đang mắc phải hội chứng Cushing hay không. Đừng lơ là với việc bị sưng phù mặt, đó là dấu hiệu ban đầu cảnh báo những bất ổn trong cơ thể, thậm chí là bệnh nguy hiểm mà bạn không ngờ tới nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày.

Làm sao hết dị ứng sưng phù mặt?

Nếu nguyên nhân gây sưng phù mặt xuất phát từ thói quen sinh hoạt không khoa học thì bạn nên hạn chế dùng thức ăn nhiều muối. Khi ngủ hãy nằm với gối cao và điều chỉnh đầu giường cao hơn đuôi giường để đảm bảo lưu thông máu tốt nhất. Cùng với đó, bạn có thể chườm đá và tránh xa những thứ nóng để cải thiện tình trạng sưng phù.

Một số trường hợp bị dị ứng dẫn đến sưng phù mặt được chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu. Thuốc sẽ giúp cơ thể loại bỏ những chất lỏng dư thừa. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc kháng sinh histamin để giảm đau và sưng. Nếu không thấy đỡ hơn sau vài ngày, hãy ngưng sử dụng và liên hệ với bác sĩ.

Việc sử dụng thuốc giảm đau cũng nên cân nhắc kỹ. Bạn không nên uống các loại thuốc giảm đau không kê toa như aspirin hay steroid. Những loại thuốc này làm mất khả năng đông máu tự nhiên của cơ thể, làm cho tình trạng sưng trở nên nặng và kéo dài.

Việc sử dụng thuốc giảm đau cũng nên cân nhắc kỹ
Việc sử dụng thuốc giảm đau cũng nên cân nhắc kỹ

Khi mặt bị dị ứng sưng phù nhưng không bị ngứa hay nổi mẩn đỏ, bạn có thể dùng nước trộn rau mùi tây với sữa chua và thoa lên mặt. Bên cạnh đó, gừng hay bột nghệ cũng có tác dụng giảm dị ứng sưng phù ở mặt.

Bạn đừng nhầm lẫn rằng mặt bị sưng phù là do tích tụ nước. Thực tế, đây là những chất độc hại tích tụ trong các mô. Do đó, bạn không cần hạn chế uống nước. Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Nếu mặt bị sưng phù từ từ và không đi kèm với các triệu chứng khác, bạn có thể chữa tại nhà bằng các phương pháp trên. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài nhiều ngày không khỏi và đi kèm với đó là cảm giác ngứa ngáy và nhiều bất ổn khác trong cơ thể thì tốt nhất là bạn nên liên lạc với bác sĩ. Có thể bạn đang gặp rắc rối về sức khỏe và tình trạng dị ứng sưng phù mặt là dấu hiệu cảnh báo bạn điều đó.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để không bị sưng phù mặt, bạn cần có một thói quen sống khoa học. Hãy áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh. Nên bổ sung nhiều rau củ, hạn chế rượu bia, thức uống có đường và thực phẩm chế biến sẵn. Thêm vào đó, bạn cũng nên tích cực hoạt động để tránh tích tụ chất lỏng trong cơ thể. Mỗi ngày bạn nên đi bộ hoặc chạy bộ 30 phút.

Chị Đỗ Thị Ngọc từng ám ảnh vì mề đay và khỏi hẳn bệnh sau 2 tháng dùng thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang. Hãy cùng tham khảo kinh nghiệm khỏi bệnh của chị Ngọc.
Viêm da dị ứng ở tay, chân

Viêm Da Dị Ứng Ở Tay, Chân: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Viêm da dị ứng ở tay, chân là một dạng tổn thương tại vùng da tay, da chân do dị…

Có nên cho con bú khi bị dị ứng là thắc mắc chung của nhiều mẹ

Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú – Lời khuyên từ bác sĩ

Dị ứng là hiện tượng thường gặp có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào đặc biệt là…

Dị ứng mỹ phẩm có tự hết hay không phụ thuộc vào mức độ dị ứng

Bị dị ứng mỹ phẩm có tự hết không và cần lưu ý gì?

Dị ứng mỹ phẩm có tự hết hay không là mối quan tâm của nhiều chị em bị dị ứng…

Dị ứng kem đánh răng – Biểu hiện và cách xử lý tại chỗ

Dị ứng kem đánh răng là tình trạng không quá phổ biến. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể dẫn…

Dị ứng thời tiết gây nổi mụn

Dị ứng thời tiết gây nổi mụn – Hãy áp dụng những cách này

Nổi mụn do dị ứng thời tiết xuất hiện vào thời điểm da nhạy cảm và dễ bị kích ứng.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *