Dị ứng nghệ và cách chữa nhanh chóng ngay tại nhà

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tình trạng dị ứng nghệ thường xảy ra khi sử dụng thảo dược này để chăm sóc da mặt. Tuy nhiên ở một số người có cơ địa nhạy cảm, việc sử dụng nghệ bằng đường uống cũng có thể gây ra phản ứng quá mẫn.

dị ứng nghệ
Dị ứng nghệ & các dấu hiệu nhận biết

Dị ứng nghệ & Dấu hiệu nhận biết

Nghệ là dược liệu tự nhiên được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian. Ngoài ra, thảo dược này còn được tận dụng để cải thiện các tổn thương trên da, giúp làm đều sắc tố, làm mờ những đốm nâu và thâm sạm.

Nghệ chứa các thành phần lành tính và hiếm khi gây ra tình trạng kích ứng hoặc quá mẫn. Tuy nhiên nếu dùng nghệ không đúng cách hoặc sử dụng một số lượng lớn, bạn có thể bị ứng thảo dược này.

Tình trạng dị ứng thường xảy ra khi sử dụng nghệ trực tiếp lên da. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, sử dụng nghệ bằng đường uống cũng có thể gây ra tình trạng quá mẫn.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]
dị ứng nghệ
Ngứa, nổi mề đay và sẩn đỏ là những triệu chứng phổ biến do dị ứng nghệ gây ra

Triệu chứng dị ứng nghệ trên da:

  • Nổi mề đay
  • Phát ban
  • Ngứa da
  • Nổi mụn nước
  • Xuất hiện sẩn ngứa
  • Da đỏ

Triệu chứng dị ứng nghệ toàn thân:

  • Phù nề
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Nôn mửa
  • Ngứa mắt
  • Chảy nước mặt
  • Chảy nước mũi
  • Nghẹt mũi

Hầu hết các triệu chứng do mẫn cảm với nghệ gây ra đều thuyên giảm sau 2 – 3 giờ. Với những trường hợp có dấu hiệu sốc phản vệ (phù mạch, sưng họng, khó thở, ngất xỉu, tụt huyết áp, sụp mí,…), cần đến ngay bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời.

Đối tượng nào có nguy cơ dị ứng nghệ?

Nghệ có nguy cơ dị ứng cao ở một số đối tượng sau:

  • Người có cơ địa và làn da nhạy cảm
  • Người mắc bệnh nổi mề đay mãn tính vô căn, viêm da dị ứng mãn tính, chàm,…
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi (do cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh nên có nguy cơ dị ứng cao với nghệ và các loại dược liệu khác).
  • Có người thân cận huyết từng dị ứng nghệ.
  • Người mắc bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô.

Các biện pháp khắc phục dị ứng nghệ ngay tại nhà

So với trường hợp dị ứng đậu phộng, dị ứng củ nghệ thường có mức độ nhẹ và ít khi chuyển biến thành sốc phản vệ.

Trong trường hợp từng có phản ứng dị ứng với nghệ, việc sử dụng nghệ lần thứ hai có thể khiến triệu chứng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng này, cần chủ động đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Ở một số ít bệnh nhân, tình trạng dị ứng có thể gây khó thở, suy tuần hoàn và tụt huyết áp nghiêm trọng. Vì vậy khi xuất hiện những triệu chứng nặng nề sau khi dùng nghệ, bạn nên thông báo với bác sĩ hoặc chủ động đến bệnh viện để tránh những tình huống rủi ro có thể phát sinh.

dị ứng nghệ
Dùng kem dưỡng ẩm thoa lên vùng da bị dị ứng nhằm giảm cảm giác đỏ và ngứa ngáy

Nếu tình trạng dị ứng không quá nặng, bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà để làm giảm các triệu chứng trên da và cơ thể:

  • Rửa sạch vùng da tiếp xúc với nghệ bằng nước sạch. Sau đó sử dụng đá viên chườm nhẹ lên da nhằm giảm hiện tượng đỏ và ngứa da.
  • Với những trường hợp bị dị ứng nghệ đường uống, bạn nên uống nhiều nước để loại bỏ nghệ ra khỏi cơ thể. Nếu dị ứng nhẹ, triệu chứng ở đường tiêu hóa và toàn thân sẽ thuyên giảm sau 2 – 3 ngày.
  • Tránh gãi lên vùng da nổi mề đay và sẩn ngứa do dị ứng. Hoạt động này có thể khiến da bị tổn thương nghiêm trọng và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Dùng kem dưỡng ẩm nhẹ dịu thoa lên vùng da bị kích ứng nhằm làm dịu tế bào và giảm các triệu chứng dị ứng.
  • Có thể ngâm mình trong bồn nước ấm để giảm ngứa ngáy do dị ứng gây ra.

Nếu tình trạng không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà, bạn nên liên hệ với bác sĩ để nhận được tư vấn cụ thể.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị dị ứng và giảm ngứa để cải thiện. Sử dụng thuốc bừa bãi là một trong những nguyên nhân khiến triệu chứng chuyển biến xấu, đồng thời làm tăng nguy cơ phát sinh các tác dụng ngoại ý của thuốc.

Phòng ngừa dị ứng nghệ

Dị ứng nghệ lần thứ hai trở đi thường có xu hướng nghiêm trọng hơn so với lần đầu tiên. Vì vậy sau khi triệu chứng do dị ứng thuyên giảm, bạn cần chủ động ngăn ngừa tình trạng này.

dị ứng nghệ
Đọc kỹ bảng thành phần của các thực phẩm chế biến sắc nhằm hạn chế dị ứng nghệ

Một số biện pháp làm giảm nguy cơ quá mẫn với nghệ:

  • Không sử dụng nghệ và bất cứ sản phẩm nào chiết xuất từ nghệ (gia vị, kem dưỡng, viên uống bổ sung,…).
  • Nghệ có màu vàng đặc trưng và được sử dụng để tạo màu trong chế biến món ăn. Vì vậy bạn nên dặn dò nhân viên quán ăn/ nhà hàng tránh sử dụng nghệ để hạn chế tối đa nguy cơ dị ứng.
  • Dùng vật dụng cá nhân riêng. Tình trạng sử dụng chung với người khác có thể khiến bạn tiếp xúc gián tiếp với nghệ và phát sinh các triệu chứng dị ứng.
  • Đọc kĩ bảng thành phần trước khi chọn mua thực phẩm chế biến sẵn (do một số món ăn có thể được thêm nghệ để tăng hương vị và màu sắc).

Tình trạng dị ứng lặp lại nhiều lần có thể khiến da nổi mề đay và sẩn ngứa mãn tính. Vì vậy sau khi điều trị, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ nếu có thắc mắc về vấn đề dị ứng nghệ.

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 08:33 - 11/06/2022 - Cập nhật lúc: 09:46 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Thuốc dị ứng Cezil – Liều dùng và tác dụng phụ cần biết

Thuốc dị ứng Cezil chứa thành phần Cetirizine Hydrochloride, có tác dụng kiểm soát và hỗ trợ điều trị các…

Dị ứng sau sinh – Hiện tượng thường gặp và cách xử lý

Dị ứng sau sinh là hiện tượng da liễu khá phổ biến. Nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng…

Môi tự dưng bị sưng lên là triệu chứng bất thường không thể bỏ qua Môi tự nhiên sưng lên là bệnh gì? Nguy hiểm chớ bỏ qua

Môi tự nhiên sưng lên là bệnh gì là thắc mắc chung của rất nhiều người vì tình trạng môi…

Cách trị dị ứng da mặt bằng sữa chua lấy lại làn da mịn màng

Việc áp dụng cách trị dị ứng da mặt bằng sữa chua là một trong những cách mà có khá…

Thuốc Lorastad có công dụng gì? Cách dùng và thận trọng

Thuốc Lorastad hay thuốc Lorastad 10mg là loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định điều trị các bệnh lý…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tin tưởng sử dụng bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc, diễn viên Khánh Linh đã khỏi bệnh sau 1 liệu trình.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua