Dị ứng hải sản – Nguyên nhân và cách xử lý nhanh

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng hải sản là một tình trạng phổ biến, có khả năng diễn ra cao và thường gặp ở nhiều người. Thế nhưng nguyên nhân do đâu mà nhiều người mặc dù thích ăn hải sản nhưng lại không thể ăn được do dị ứng?

Dị ứng hải sản chiếm tỷ lệ cao nhất hiện nay trong các trường hợp dị ứng thực phẩm
Dị ứng hải sản chiếm tỷ lệ cao nhất hiện nay trong các trường hợp dị ứng thực phẩm

 

Các đối tượng dễ bị dị ứng hải sản

Một trong những loại dị ứng chiếm tỷ lệ cao nhất hiện nay trong các trường hợp dị ứng thực phẩm chính là dị ứng hải sản. Các loại hải sản gây ra tình trạng dị ứng thường gặp là tôm, cua, ghẹ, sò, sìa, mực, ốc, nghêu và các loại cá (cá ngừ, cá mú, cá kiếm…).

Các đối tượng dễ bị dị ứng do ăn hải sản là những người thiếu chất kháng histamin tự do. Thường gặp ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người mắc một trong các bệnh dị ứng như phát ban đỏ dị ứng, viêm da cơ địa, chàm, hen suyễn. Ngoài ra, những người có cơ địa dị ứng trong cùng một gia đình cũng là đối tượng có nguy cơ bị dị ứng cao.

Nguyên nhân của hiện tượng dị ứng hải sản

Có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng hải sản
Có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng hải sản

 

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng phổ biến hải sản, tuy nhiên thường gặp là:

Do histamin tự do được phóng thích

Như đã nói, dị ứng do ăn hải sản hay xảy ra ở những người thiếu chất kháng histamin tự do. Vì vậy khi hấp thụ những hải sản chứa nhiều histamin như tôm, bạch tuộc… các histamin này được phóng thích gây ra tình trạng dị ứng. Tùy thuộc vào hàm lượng chất dị ứng này được nạp vào cơ thể mà nạn nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng ít hay nhiều, nghiêm trọng hay nhẹ.

Đôi khi, tình trạng dị ứng không xảy ra ở một vài người có cơ địa mẫn cảm mà xảy ra ở tất cả mọi người ăn phải. Nguyên nhân là do loại hải sản ăn phải có nồng độ histamin cao gây ra hiện tượng ngộ độc histamin. Ở trường hợp này, các phản ứng phụ thuộc vào độ mẫn cảm của từng người chứ không phụ thuộc vào số lượng ăn ít hay nhiều. Chẳng hạn, có người xuất hiện triệu chứng sau vài phút nhưng có người sau vài giờ ăn mới có phản ứng.

Do phản ứng của hệ thống miễn dịch

Hải sản là thực phẩm chứa nhiều protein bổ dưỡng đồng thời cũng có những protein lại. Khi ăn vào cơ thể, chúng trở thành những kháng nguyên thực sự. Chúng kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể dẫn đến đáp ứng miễn dịch và gây ra dị ứng.

Do nhóm quyết định kháng nguyên

Một số người dị ứng do ăn phải những protein có trong hải sản đóng vai trò bán kháng nguyên. Loại kháng nguyên này kết hợp với nhóm quyết định kháng nguyên có sẵn trong cơ thể gây ra tình trạng dị ứng.

Các triệu chứng thường gặp

Tùy thuộc vào cơ địa từng người và số lượng protein “lạ”, histamin nạp vào cơ thể mà sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau. Cụ thể:

Trường hợp nhẹ

Những người bị dị ứng nhẹ sẽ thường gặp phải các trường hợp như:

  • Nổi các mảng hồng hoặc trắng không đều trên da, có cảm giác ngứa, da gồ gề.
  • Người nôn nao, bồn chồn, khó chịu có cảm giác muốn nôn.
  • Xuất hiện tình trạng ngứa toàn thân, đau bụng, tiêu chảy.

Các triệu chứng này thường dần vơi đi, cơ thể trở về trạng thái bình thường sau vài giờ.

Trường hợp nặng

Người dị ứng hải sản thường có cảm giác đau rát thượng vị, buồn nôn, tiêu chảy
Người dị ứng hải sản thường có cảm giác đau rát thượng vị, buồn nôn, tiêu chảy

 

Với những người dị ứng hải sản nặng ngoài hiện tượng nổi mề đay, mẩn ngứa còn bị phù mặt, đau rát vùng thượng vị, buồn nôn, khó thở, đau quặn bụng gây tiêu chảy nhiều lần. Ngoài ra còn có một số biểu hiện cụ thể khác như:

  • Về thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, ngất và thậm chí là hôn mê.
  • Về hô hấp: Hắt hơi, ngạt thở, co thắt thanh quản, khó thở kiểu hen, chảy nước mũi.
  • Về niêm mạc: Niêm mạc mắt, mũi, miệng xuất hiện tình trạng phù nề.

Bên cạnh đó, ở một số người dị ứng cực kì nặng còn xuất hiện tình trạng xuất phản vệ, trụy tim mạch. Khi bị sốc phản vệ, người bệnh có thể bị nghẹn thở, huyết áp giảm do họng sưng to khiến không khí không được lưu thông. Đặc biệt, trụy tim mạch kèm theo sốc phản vệ với các triệu chứng như nổi vân tím, da tái lạnh, mạch nhanh nhỏ có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cách xử lý nhanh dị ứng, ngộ độc hải sản

Tùy vào tình trạng dị ứng của nạn nhân mà có cách xử lý khác nhau cụ thể:

Với trường hợp nhẹ

Uống trà gừng để trung hòa độc tố, xoa dịu cơn đau
Uống trà gừng để trung hòa độc tố, xoa dịu cơn đau

Khi biết dị ứng hay ngộ độc hải sản, trước hết người bệnh cần được loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt. Cách chữa dị ứng hải sản nhanh nhất là kích thích nôn. Có thể sử dụng biện pháp sơ cứu bằng cách cho người bệnh uống nhiều nước.

Cũng cần kết hợp với phương pháp dân gian như cho uống nước cam, nước chanh, mật ong, trà gừng, lá tía tô… để giúp trung hòa độc tính. Những cách trị dị ứng hải sản tại nhà có thể kể đến như:

  • Dùng 50g lá tía tô sắc cùng 3 bát nước đến khi cô lại 1 bát thì cho người bệnh uống.
  • Với trường hợp ngộ độc tôm, cá, sò, ốc thì dùng 50g tía tô, 50 diếp cá thực hiện như trên để giảm dần triệu chứng bệnh.
  • Có thể dùng lá ổi, lá sim, vỏ măng cụt… sao vàng và sắc đặc để cho uống.

Với trường hợp người bệnh nôn, tiêu chảy

Khi người bệnh có biểu hiện về tiêu hóa như tiêu chảy, nôn liên tục thì nên dùng dung dịch oresol để bù nước và điện giải. Tuyệt đối không dùng thuốc dạ dày hay cầm tiêu chảy vì cơ thể đang bài trừ, thải độc tố ra ngoài. Các loại thuốc này khiến chất độc không được tống xuất ra ngoài khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Trường hợp dị ứng do histamin

Có thể sử dụng chống dị ứng nhóm kháng histamin
Có thể sử dụng chống dị ứng nhóm kháng histamin

Vậy người bệnh nên uống thuốc gì trong trường hợp ngộ độc histamin? Với những bệnh nhân dị ứng hải sản do cơ thể thiếu chất kháng histamin tự do thì nên sử dụng các loại thuốc chống dị ứng nhóm kháng histamin. Có thể kể đến như phenergan, loratadin, cetirizin…

Chỉ được uống khi đã từng thăm khám và có chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc chống dị ứng bừa bãi, nhất là phụ nữ mang thai khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, nếu có triệu chứng nổi mề đay, ngứa thì có thể bôi kem chống ngứa có methol, phenol, kem dịu da…

Trường hợp nặng

Nếu sau 5 – 15 phút sau khi ăn, bệnh nhân có dấu hiệu sốc phản vệ như nghẹt thở, da nhợt nhạt, toát mồ hôi, tay chân lạnh thì nên gọi xe cấp cứu ngay hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Trong khi chờ xe, cần đặt bệnh nhân ở tư thế chân cao hơn đầu, tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo.

Những lưu ý cho người dị ứng 

Để tránh xảy ra tình trạng dị ứng, người bệnh cần:

  • Tránh ăn uống, tiếp xúc với các loại thực phẩm có nguồn gốc từ hải sản.
  • Không dùng bát đĩa, chén đũa… đã đựng hải sản nhưng chưa được rửa sạch. Không dùng chung bát đĩa đựng hải sản của người khác,
  • Nếu ăn bên ngoài, cần xem kỹ thực đơn, nguyên liệu chế biến để tránh ăn phải hải sản.
  • Luôn mang theo thuốc chữa dị ứng đơn giản mà bác sĩ đã chỉ định bên người.
  • Tránh xa khu vực nấu nướng hải sản vì có những trường hợp người bệnh hít phải mùi cũng có thể bị dị ứng.
  • Với người sốt phát ban, không nên tắm, lau người bằng nước ấm mà nên đắp khăn lạnh lên chỗ ban mọc.
  • Không uống bia rượu, không dùng thực phẩm giàu đạm, thực phẩm tanh, giàu chất béo khi vừa bị dị ứng.

Ăn hải sản như thế nào để hạn chế dị ứng, ngộ độc?

Không ăn trái cây sau khi ăn hải sản
Không ăn trái cây sau khi ăn hải sản

Với người không có cơ địa dị ứng hoặc dị ứng do histamin, có thể hạn chế tình trạng dị ứng, ngộ độc bằng cách:

  • Không ăn các loại hải sản đã chết hoặc không được chế biến đúng cách, hợp vệ sinh. Những thức ăn này thường dễ bị nhiễm khuẩn nên chứa nhiều histamin.
  • Hạn chế dị ứng bằng cách nấu chín thực phẩm.
  • Không ăn trái cây sau khi ăn hải sản vì ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi, protein có trong hải sản. Không chỉ vậy, lượng tanin có trong trái cây kết hợp với các chất này có thể kích thích đường tiêu hóa.

Dị ứng hải sản không phải chỉ là một bệnh lý thông thường. Nếu dị ứng nặng, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, trụy tim. Vì vậy, đừng bao giờ chủ quan và thờ ơ với tình trạng dị ứng của mình và người thân trong gia đình.

Hãy liên hệ ngay với Trung tâm Thuốc dân tộc để được các bác sĩ hàng đầu của chúng tôi chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm

 

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 10:01 - 09/05/2022 - Cập nhật lúc: 10:00 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm khỏi hẳn mề đay sai 1 liệu trình tại Thuốc dân tộc
Bị mề đay mẩn ngứa từ nhỏ, bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi - Hà Nội) đã tìm được giải pháp khỏi hẳn bệnh chỉ sau 1 tháng áp dụng và gần nửa năm chưa tái phát.
Dị ứng bao cao su – Nhận biết và xử lý sớm tình trạng khó nói

Dị ứng bao cao su không phải là tình trạng phổ biến. Tuy nhiên, một số đối tượng có thể…

Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân do đâu? Có nguy hiểm không?

Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân thường do bệnh tổ đỉa, viêm da cơ địa, dị ứng thực…

Người bị dị ứng hải sản nên biết mình cần kiêng gì, ăn gì Dị ứng hải sản cần kiêng gì và nên làm gì?

Việc xác định được người bị dị ứng hải sản cần kiêng gì và nên làm gì là vô cùng…

Dị ứng cá ngừ: Cách nhận biết và xử lý

Dị ứng cá ngừ là một trong những triệu chứng dị ứng cá biển rất thường gặp. Khi cá ngừ…

5 địa chỉ khám – xét nghiệm dị ứng tốt nhất hiện nay ở TP HCM

Khi bị dị ứng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua